Ở Hội An có một tiệm bánh mì nổi tiếng khắp 5 châu, không nói ngoa.
Bạn đọc thử google mấy chữ 'Madame Khanh+banh mi queen' thử nó ra bao nhiêu là links, thằng viết thì được trên 1.6 triệu kết quả trong 0.49 giây đồng hồ seiko. Trong khi đó google bánh mì Ba Lẹ chỉ ra 75,000 đáp, Lee's Sandwiches ra 584,000 trong 0.53 seconds. Thua bà này xa, quá xa. Lee's là franchise nhiều chục triệu mỹ kim có trước tiệm bà Khánh này lâu; Ba Lẹ đã có từ rất xưa và kết quả google tính cho nhiều địa phương kể cả quán tại Việt Nam trùng tên . Thua bà già này hết.
79 tuổi, 1 điểm bán duy nhất, trong cái hóc bò tó, tiệm bánh mì chỉ bằng cái ga-ra 1 đồng bào làm móng tay bên Cali (quê hương Lee's sandwiches), tự làm bánh mì với dâu bán lấy tiền VNĐ. Ai bảo "Việt Cộng (người Việt Nam) không có đủ 'trình độ' " (!)
Trong hiện tượng này tiềm ẩn 1 bí quyết làm ăn, tiếp thị, xã hội học mà bạn đọc nào có óc kinh doanh cần phải tìm hiểu nghiên cứu, viết xuống và áp dụng nghen. Mail thằng viết nó nói cho nghe ý kiến của nó (là Tây đui, tức là Tui đây), có tính thù lao nghen. Vì nó đã đến xem tại chổ. Ah, du lịch có mục đích mà. Có ít hình qua đó bạn đọc có thể đoán được tí, chú ý đi.
Rời Cù Lao Chàm lối chừng 4:00 chiều tụi này trở lại bến tàu Cửa Đại. Từ bến tàu đến phố cổ Hội An chỉ chừng 4 cây số, 3 cây số là từ bờ biển đi qua ruộng vào phố.
Một số lớn du khách ngoại quốc Âu và Á đến nghỉ dưỡng tại Hội An dài ngày, và chung quanh khu vực có rất nhiều chổ vãng lai. Ngoài bờ biển thì có resorts cao cấp - và cao giá - trong chu vi thành phố Hội An cũng có nhà nghỉ nhỏ hơn và có homestay là hình thức trọ nhà thường dân. Cái được của Hội An (và Đà Nẵng nói chung) là du khách có nhiều người trở lại. Đó là thành công lớn nhất của 1 nơi du lịch, là thành phố hay 1 cái hotel. Chung quanh đây du khách Âu Mỹ thích nhất là được đi xe đạp - có nghĩa là không gian và giao thông thân thiện vời hoạt động đó. Và cảnh quan:
Sông Thu Bồn chảy qua thành phố Hội An. Thế kỷ thứ 15 đã là 1 cảng quốc tế. Nhiều cây cầu tối tân hoành tráng trong bán đão Đông Dương được người Nhật giúp xây dựng mới đây, nhưng cách đây trên 300 năm họ đã đến xây cây cầu đầu tiên tại chổ này rồi đó nghe (hình cây cầu đó ở cuối trang). Bề dày lịch sử của 1 không gian mới nhìn thì không mấy gì đặc biệt.
Sau khi đi Cù Lao Chàm về anh bạn cần ghé vào thành phố Hội An vì người
con có dặn ghé mua bánh mì ở quán 1 cái bà Khánh, nghe nói nổi tiếng mà
chưa được ăn. Thằng viết đã có đến phố cổ Hôi An trong nhiều dịp trước nhưng chỉ háo hức tới nơi vào giấc chiều để chụp hình, chưa có thấy đời thường ở vùng ngoại vi.
Các vị du khách Tây ở đây rất đông, đủ thứ Tây mà 1 số không ít là người Nga, vì xứ da trắng gần nước mình nhất là Nga, ở Vladivostok chỉ cách nước Nhật 1 cái eo biển. Dĩ nhiên nước kia là Úc, nhưng mà Úc nó có biển đẹp nhiệt đới nhiều không như thằng Nga ở xứ quanh năm băng tuyết, suốt mấy thế kỷ khùng luôn nay khám phá ra 1 vùng biển nóng rất gần, nơi mà vật giá rẻ và con người hiền hòa dễ bị dụ hay bắt nạt (nó nghĩ thế, khách Nga nó bần lắm). Trong sách du lịch của nó, 1 là Việt Nam 2 là Thái Lan. Từ ngày Gorbachev cởi mở nó làm ra nhiều tiền, cũng như Tàu, nay bung ra đi chơi xài cho đã, số lớn là dân lao động bựa. Người mình có tính vọng ngoại nhất là đối với da trắng, thấy tóc vàng mũi cao là gọi Tây hết, hế-lô hế-la toét miệng. Thằng Nga du lịch nó tương đương với thằng Tàu ra khỏi nước, nó hạ cấp lắm, mới thành trung lưu được hơn 1 thế hệ thôi, chứ không phải như thằng Pháp, Anh, Đức hay Mỹ Úc, đừng có lầm mà gọi Tây hết.
Ngoài ra đám gà điên bài Hoa và muốn "thoát Trung" cũng phải biết là khách du lịch Trung Quốc là số khách lớn nhất đến Việt Nam hơn tất cả các quốc tịch khác, và đến mọi điểm ở VN nghe. Bài Hoa là 1/3 thương nghiệp du lịch cạp đất mà ăn đó, rước Mỹ qua bù đi. Một số ồn ào bê bối cũng nhiều, vì nó mới có tiền, nhưng 1 số lớn là có liên hệ, cảm tình hay máu mủ, quê quán xưa nay trở lại thăm, họ cũng không bựa lắm đâu. Và cũng để ý biết ai là người Taiwan hay Hồng Kong hay Singapore nữa. Bài ngoại là dốt, dốt tệ.
Ngoài ra đám gà điên bài Hoa và muốn "thoát Trung" cũng phải biết là khách du lịch Trung Quốc là số khách lớn nhất đến Việt Nam hơn tất cả các quốc tịch khác, và đến mọi điểm ở VN nghe. Bài Hoa là 1/3 thương nghiệp du lịch cạp đất mà ăn đó, rước Mỹ qua bù đi. Một số ồn ào bê bối cũng nhiều, vì nó mới có tiền, nhưng 1 số lớn là có liên hệ, cảm tình hay máu mủ, quê quán xưa nay trở lại thăm, họ cũng không bựa lắm đâu. Và cũng để ý biết ai là người Taiwan hay Hồng Kong hay Singapore nữa. Bài ngoại là dốt, dốt tệ.
Thành phố đã đi ngủ trưa - trốn cái nóng vật người, chừng 35 độ C.
Đường là Trần Cao Vân.
Cây leo này gọi là Râu hoàng đế, bộ phận nhìn như rể phủ xuống như 1 chiếc mành (sáo).
Không cần chú ý cũng thấy là 2 danh từ bánh mì trên và dưới viết khác nhau. Không cần sửa chữ nào hết, cứ để như vậy. Người mình hay ngoại quốc nó sẽ thắc mắc: bí quyết tiếp thị marketing đó! vô tình hay cố ý. Người ta có chú ý, có thắc mắc là 1 điểm tốt rồi, người ta sẽ dể nhớ, không nhớ là cái gì đã làm chú ý mà chỉ nhớ cái tên.
三明治 = Tam Minh Trị
Việt thức tam minh trị nữ vương! |
Tam minh trị là 'sandwich'. Nữ hoàng bánh mì sandwich kiểu Việt Nam! Tai hại cái tên Vietnem, anh TQ, Taiwan hay Hong Kong này đáp xuống Đà Nẽng đầu tiên, chết cứng với cách phát âm này.
Trong khoa marketing có phần nói về branding. Marketing tiếng Việt dịch ra rất đúng là tiếp thị, là chuỗi động tác giúp đưa một sản phẩm từ chổ sản xuât đến tay người tiêu dùng. Khởi đầu là nghiên cứu công dụng và ích lợi, tiện dụng của sản phẩm khả dĩ gây được 1 "áp lực" mua - một sự thu hút - và kết thúc ở khâu bao bì và chuyển đến tay người tiêu dùng - người mua.
Việc đầu tiên là phải làm sao cho sản phẩm đó có 1 ích lợi, ích lợi thực tế, đã sẳn có nhu cầu hiện hữu hay chưa. Nếu nhu cầu (yêu cầu) chưa hiện hữu thì phải tạo ra và phổ biến - thí dụ là trươc khi smartphone chưa được chế tạo, người chế tạo và sản xuât phải tạo nó ra trong đầu óc người tiêu dùng thế kỷ thứ 21, từ không có đến có - trươc đây không ai nghĩ ra là mình "cần" 1 cái smartphone bây giờ nhu cầu đó đối với 1 số con nít chằng hạn nếu không được đáp ứng có thể đem đến 1 áp lực ghê gớm có thể gây 1 thảm họa nhỏ trong 1 gia đình.
Như vậy sản phẩm đó phải có 1 cái tên, thực tế là 1 ý niệm, rõ, gọn, kêu và dễ nhớ nhất. Đó là branding. Nếu sản phẩm cạnh tranh đã có trên thị trường rồi thì nó (sản phẩm của mình) phải mang 1 cái tên riêng mới, rõ, gọn, kêu và dễ nhớ, đi chung với khái niệm là sản phẩm này khác các sản phẩm khác (tốt hơn, tiện hơn, ngon hơn, rẽ hơn v.v... hơn) ở chổ nào, gắn liền với cái tên mới. Đó là thương hiệu. Nổ lực làm sao cho thương hiệu đó đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng và lâu phai nhòa là branding. Branding có nhiều chỉ đạo chính, đơn giản có và tinh vi có. Branding thành công nhất là làm sao cho 1 người tiêu dùng biết đến tên trươc khi biết đến sản phẩm. Và siêu hơn nữa là có tên được biết được nghe đến mà sản phẩm thì... gì cũng được hay chưa có. Bạn đọc có biết Hello Kitty là cái sản phẩm gì không: không có sản phẩm gì cả! Chỉ là 1 thương hiệu, mà không có dùng để bán cái gì cả, hay là bán bất cứ gì. Chủ nhân của nó không có 1 hạ tầng vĩ đại như Sony, Toyota, Boeing hay Nestle mà chỉ có cái tên cầu chứng. Rât thành công và không rẻ đâu. Branding là 1 thủ thuật sanh ra 1 sản phẩm vô hình nhưng rất giá trị, rất có mãnh lực (có người mang luôn tên mình cầu chứng làm 1 thương hiệu, không rõ sản phẩm gì, như Donald Trump).
Ok thôi, chuyện dài branding còn lòng thòng, chúng ta đi đến chổ là branding cần 1 biểu tượng, biều tượng đó thường là chính cái tên thu gon hay nguyên thủy, gọi là logo, và như trường hợp bà nữ hoàng này là 1 hình ảnh tượng trưng, như hình ảnh con chuột Mickey hay ông Đái Tá Sanders, gọi là 1 mascot. Mascot của thương hiệu bánh mì này chính là bà. Có biến hóa 1 tí thành 1 Nữ Hoàng, như trường hợp ông Sanders là 1 đại tá giả (Colonel Sanders, biểu tượng của Kentucky Fried Chicken).
Ok, marketing thì phải 1 bộ sách mới hết, nhưng mà đây nói cái hay vô tình hay hữu ý của người làm chủ thương hiệu này (chưa chắc là bà Nguyễn thị Lộc) đã đưa bà này ra phía trước (forefront), tiếp xúc bằng da bằng thịt với người tiêu dùng, mua bánh mì mỗi khi.
Đó, đó là 1 trong nhiều điểm đã đem lại thành công cho thương hiệu này. Dĩ nhiên còn nhiều chi tiết nho nhỏ khác, có chi tiết không thấy chỉ đoán nhưng lại là ghi khắc sâu đậm (gọi là subliminal) trong tiềm thức người tiêu dùng.
Quảng cáo là phần bổ túc của branding, là làm sao cho thương hiệu được phổ biến càng rộng rãi và bằng cách dễ nhât rẻ nhât đến tai mắt người tiêu dùng khả dĩ (potential consumers) đông nhất.
Người tiêu dùng khả dĩ nay có khi ở xa và không hay chưa được khâu marketing đưa sản phẩm đến tận tay ngay (phân phối đi đâu nhiều ít và thời điểm cũng nằm trong chiến lược marketing), nhưng mà khi có nghìn năm 1 thủa cơ hội thì nghĩ đến brand này liền (thì dụ người con trai anh bạn, nghe bố nói đi Hội An là nghĩ đến bánh mì bà Khánh, hay anh Tây Ba Lô ở tận bên Pháp xem Tripadvisor).
Tóm lại trong chuyện bài blog này, do branding và quảng cáo (2 trong các khâu marketing) mà người con anh bạn có nhu cầu và "áp lực", và bảo bố hôm nay phải đến đây mua 1 ít ổ bánh mì thịt đem về Đà Nẵng cách đây 30 km để... thử. Vì chưa biết chắc chắn ngon hay dỡ!
(Thực tế báo cáo cùng quý bạn đọc: không ngon gì đặc biệt hơn chổ khác, đại khái thôi)
Nguyễn thị Lộc, 79 tuồi với con dâu |
Chừng nào em 79 tuổi chỉ còn mong buổi sáng ngủ dậy không quên viên thuốc chống lú Aricept, và tìm ra được cái hàm răng.
Chùa Cầu Hội An còn gọi là cầu Nhật Bổn (ảnh năm 2011)
Kết luận: Nhật nó khoái xây cầu (Mỹ thì nó chỉ khoái dội bom cầu. Nghĩ lại, ở Miền Nam không nhớ có cái gì Mỹ xây để lại cả, trừ 2 cây Cầu Đồng Nai và Tân Cảng). Nó không có làm gì cho mình cả, thế mà mình lại sính nó hơn ai hết, đó là 1 bí ần marketing sâu xa.
Phụ trang hình - Đêm Hội An |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét