Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2022

Mộc Châu, Sơn La

Điểm đến: Cầu kính Bạch Long, Môc Châu Sơn La

Trong mọi lữ du đường đi là điểm đến, không phải chỉ là gạch nối điểm A đến điểm B mà ta phải làm sao cho mau nhất, khỏe nhất và rẻ nhất. Muốn mau khỏe và rẻ thì tốt nhất là ở nhà xem tivi hay youtube. Đường lên miền Tây Bắc không phải là 1 tuyến đường thường dùng đi lại giữa những nơi dân cư hay kinh tế lớn của nước ta, lại xuyên nhiều địa hình núi non giữa cảnh quan thú vị hiếm hoi nhất nhì miền Bắc, trải nghiệm khó quên nhất là nếu truoc khi đi mình đã có tìm hiểu sơ qua địa lý nhân văn lịch sử.

Bản đồ định vị: khu vực đi đến là huyện Mộc Châu, huyện ranh giới với tỉnh Hòa Bình đi về Điện Biên trên đường QL6. Quốc lộ này đi ngoài thành phố Hòa Bình là trục đường tự nhiên nhất đi về tình Điện biên từ châu thồ sông Hồng. Cầu kính nằm ngay đĩnh mũi tên trong hình. Khoảng cách là 200 km, đi thong thả từ trung tâm tp Hà Nội 4 tiếng hơn thì đến. Cụ thể nếu khởi hành lúc 8:00 giờ thì trưa 12:00 đến huyện lỵ Mộc Châu nằm trên truc lộ QL-6 là nơi bàn đạp ("tiền trạm", nơi có phòng ngủ) để đi tham quan cầu kính Bạch Long, cách dó chừng 12 km. Tham quan này cần 1 ngày trọn nếu ngủ 2 đêm, hay 1/2 ngày đến tối bắt đầu ngay từ khi vừa đến tiền trạm và nhận phòng xong, nếu chỉ ngủ lại 1 đêm ở Mộc Châu. 

Đến từ Ninh Bình và Thanh Hóa cũng còn 2 trục đường, tương đương về khoảng cách và địa hình. Địa hình là bậc thang 2 tầng, 1 lên phần gọi là miền Trung du Hòa Bình, bậc 2 qua đèo Thung Khe lên 1 vùng dồi núi khá cao, trùng điệp để đến đoạn đường dốc loang quanh không ngừng bắt đầu từ Mai Châu Hòa Bình. Đoạn này cho đến tình Điện Biên qua đèo Pha Đin rồi qua tỉnh Lai Châu là đồng địa thế núi non miền Tây Bắc, nằm gọn trên dãy Hoàng Liên Sơn, núi đá cao tương tự dãy Trường Sơn Tây Nguyên nhưng thay vì là hoa cương thí là đá vôi. Đó là con lộ QL-6 đến tình Điện Biên theo 1 hành lang tự nhiên là lưu vực sông Đà, hướng đi chung chung là Đông-Nam Tây-Bắc.

Hình dưới là địa hình miền trung du Hòa Bình. Địa chất của rặng núi già Hoàng Liên Sơn là 1 lớp trầm tích xưa kia từ dưới lòng đại dương, là đá vôi trầm tích cùng thể loại như mặt bằng Ninh Bình, Thanh Hóa hay xa hơn nữa là Hạ Long. Núi là lòng đại dương được nâng lên do sự di chuyển mãng  lục địa Trung Hoa chạm vào khối luc địa Đông Nam Á  từ Myanmar đẩy lên, gọi là Red River fault (1).  mà dấu tích rõ ràng nhất là thung lũng sông Hồng từ Hà Nội chạy qua Vân Nam như theo 1 đường nứt Đông-Nam Tây-Bắc thẳng và ngoạn mục.

Sử sách Việt Nam xưa ít đề cập đến địa dư hoặc hoàn toàn thiếu hẳn những thông tin này, nhưng xét lại thời đại thì mình hiểu rằng các triều Lê lui về Hồ Quý Ly, nhà Trần đã phải dùng khu vực phía Tây kinh đô Thăng Long này như bàn đạp để đi qua Ai Lao - xâm chiếm hay có những động thái địa chính trị khác. Hành lang này đi qua cao nguyên Thượng Lào theo lưu vực sông Đà mà từ thời Pháp đến nay trục đường là quốc lộ số 6.
Trung du Hòa Bình là quê hương dân tộc Mường với di tích khảo cổ Văn hóa Hòa Bình  thời đồ đá người Pháp khai quật đầu tiên. Nay có sự đồng thuận trong giới khoa học là chính là người Việt cổ, sống ngoài vùng hay đã thoát ly khỏi ảnh hưởng của sự cai trị bởi văn minh Trung Hoa vào đầu công nguyên. Họ có ngôn ngữ dân tộc riêng nhưng it dùng vả ngoại hình không thể phân biệt được với ngươi kinh. Xứ Mường là tên gọi dân dã người dân vùng xuôi sông Đà gọi cao nguyên Hòa Bình. 
"Ai về sau dãy núi Kim Bôi nhắn dùm..."
Mai Châu là huyện cuối cùng của tình Hòa Bình đi lên Tây Bắc. Lên đèo Thung Khe sẽ đến Mộc Châu, tình Sơn La. "Xứ Thái" cổ truyền dân dã bắt đầu từ đây lên.
Đèo Thung Khe là 1 trong 4 đường đèo gọi là tứ đại của Việt Nam, tuy là mới làm lại hiện đại hơn xưa rất nhiều nên lái xe không cực nhọc lắm. "Xưa" là đời thuộc Pháp cho đến gần đây trươc năm 2000. Người Pháp phóng con đường này lên tới Điện Biên Phủ, rồi lên Lai Châu biên giới Trung Hoa, mục đích cai trị miền Tây Bắc với tài nguyên rừng và thuốc phiện, dân cư hoàn toàn là thổ dân, Thái, Hmong, Hà nhì v.v... Xin xem thêm post về Miền Tây Bắc năm 2016 [link] để hiểu thêm về bề dày lịch sử của phần này miền Bắc nước ta.
Bạn đọc ý thức là khu vực này đã đến rất gần biên giới với nước Lào, hướng Nam hay Tây Nam, cụ thề đường chim bay mà nói thì từ 30 đến 15 km. 
Đỉnh đèo Thung Khe, còn nằm trong huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Khu vực này cho đến rất gần đây đầu thiên niên kỷ 2000 còn là 1 vùng xa khó đến, chỉ từ khi đường xá và nhất là đèo Thung Khe được hiện đại hóa, mở rộng và phương tiện dồi dào lên (sở hữu xe cá nhân, xây dựng hay công cọng) mới phát triển.
Cảnh quan nhìn từ đỉnh đèo, tiêu biểu cho hầu hết địa hình đoạn đường từ đây đến Lai Châu, cao độ trung bình từ 600m đến 1000m. Xin xem các posts truoc về Điện Biên năm 2016. Kể từ điểm này lên phía cực Tây Bắc, về đường lộ mà nói là thực sự lên vùng núi đồi Hoàng Liên Sơn, Xứ Thái [2].
Trên Hoàng Liên Sơn không có cao nguyên nếu là nói các vủng bình nguyên khá rộng mà chỉ có những thung lũng, lòng chảo tương đối nhỏ giữa các đồi núi, điển hình quanh thành phố Sơn La, thung lũng Nà Sản, Tuần Giáo, lòng chảo Điện Biên Phủ và 1 vùng bình nguyên nhỏ quanh Nghĩa Lộ.
Qua tỉnh Sơn La nhưng còn rất xa thủ phủ Sơn La trên đường số 6.
Huyện lỵ Mộc Châu sau khi lên đèo, năm ngay bên quốc lộ. Tuyệt đại đa số cư dân là người kinh vùng xuôi mới lên làm kinh tế và nông nghiệp - chè và trái cây rau quả cần thời tiết mát như ở Đà Lạt. (Vùng xa này với kinh tế trồng chè đã triển khai canh tác mạnh ngay sau sau hiệp định Geneva 1954).
Huyện lỵ chỉ là 1 cái thị trấn nhưng xem khá tươm tất và trù phú.
Các dịch vụ du lịch ở đây đều có đủ. Chủ nhân doanh nghiệp đều là người kinh từ miền xuôi lên.
'Mường Thanh' là tên gọi cố hữu của lòng chảo Điện Biên Phủ vào thời chiến dịch lich sử năm 1954. Nay chỉ là 1 phường trong tp thủ phủ Điện Biên. Từ 'Mường' này không phải chỉ dân tộc Mường vùng Hoa Bình mà là ám chỉ những lãnh địa hành chánh khi xưa. Gốc là tiếng Thái và đúng ra phải là 'Muồng'.
Ông này loại 4 sao, tự nhận là chuỗi khách sạn cao cấp lớn nhất Việt Nam mà có mặt ở đây là vì gần đây Mộc Châu mới bắt đầu nổi tiếng như 1 điểm đến du lịch. Và đầu tư... đất du lịch dĩ nhiên.
Du lịch tại đây, ngoài khu giải trí cầu Kính mà mình nhắm đến, là 1 loại du lịch gọi là "nông nghiệp" chủ yếu cảnh quan cao nguyên khí  hậu mát với cây ăn trái xứ mát và vườn chè đã có từ lâu hơn. 
Bên kia biên giới thành thị gần nhất là Sam Neua - Sầm Nứa - và hôm thằng viết đến thì có 1 đoàn 4 xe buýt người Lào từ đó qua đến ở. Từ Luang Prabang qua đến đây cũng chỉ trong ngày. Không biết sau khi rời Mộc Châu họ có đi tiếp vào Việt Nam hay không, nhưng từ đây họ có lưa chọn ra biển ở Thanh Hóa, đi du lịch Ninh Bình hay xuống Hà Nội, khoảng cách và thời gian như nhau và khá gần.

Chung quanh thị trấn hành chánh là nhiều trang trại trồng các loại cây trái và rau quà ôn đới, là những điểm được quảng cáo là "du lịch nông nghiệp". Ngoài ra tại nơi gọi là hồ Bản Áng có khu giải trí cắm trại và resort đươc người Hà Nội biết đến nhiều những năm gần đây, gọi là du lịch sinh thái, it nhiều mang phong cách Đà Lạt. 

 Các vườn chè Mộc Châu

Đó là giới thiệu tông quát về khu vực Mộc Châu. Cũng nên lưu ý bạn đọc là Mai Châu và Mộc Châu tuy được giới thiệu chung 1 vần trong du lịch ngắn ngày Tây Bắc, nhưng là 2 nơi khác hẳn nhau và tuy giáp ranh nhưng bản sắc, địa hình và đường đến lại là rất khác nhau. Mai Châu thuộc trung du Hòa Bình và Mộc Châu sau khi lên đèo Thung Khe là vùng núi đồi tỉnh Sơn La. (Trước đây những năm 1980-90 ai nấy và nhất là chúng em - sĩ quan VNCH đi cải tạo - chỉ nghe đến Sơn La là phát rét!)

Xin mời vào xem khu du lịch cầu kính Bạch Long, cách khách sạn Mường Thanh 15 km cuối 1 con đường rẽ từ quốc lộ, đẹp, khang trang và yên bình. Chúng em đến vào giấc trưa và thời tiết nắng đẹp tối ưu tuy là cuối tháng 8 (hôm sau lại mưa phùn và giăng mây suốt ngày!) Các bạn nên chọn đến vào mùa khô, trên này quanh năm đều mát.


Mời xem tiếp: Cầu Kính Bạch Long.




Chú thích:

[1] https://en.wikipedia.org/wiki/Red_River_Fault
[2] Lưu ý ngộ nhận: dân tộc Thái miền Tây Bắc Việt Nam gồm nhiều bộ tộc không quan hệ với cư dân nước Thái Lan hiện đại, mà chung bản sắc và quan hệ với cư dân vùng đồi núi Thương Lào ngày nay - nói bao quát là "người Lào" miền Bắc. Tuy thế họ cũng có hiện diện như 1 thiểu số nhỏ ở miền Bắc Thailand.
Những từ 'mường' trong các địa danh ở địa phận Tây Bắc lại không liên quan gì với dân tộc Mường ở khu vực Hòa Bình mà chỉ những lãnh địa riêng lẻ ở TB, tương tự như từ 'châu' cổ truyền dùng ở đấy. 'Châu' này thì cùng gốc Hán như từ châu Việt Nam, là vùng đất, chính trị hành chánh. 'Sip Song Chau Tai' (xin xem wikipedia và những tác giả đại học khác nước ngoài) là tên Mười Hai châu Thái, lãnh địa cổ truyền ở vùng TB nước ta.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét