Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Thung Lũng Mai Châu

Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7 8.  9.  10. ...  

 
Thung lũng Mai Châu có phát triễn du lịch tốt và tương đối quy hoạch, là 1 trong 10 địa điễm du lịch được Business Insider xếp hạng hay nhất thế giới năm 2016 (cùng với Lisbon, Budapest, Bordeaux!...) Từ Hà Nội đi xe lên là 4 tiếng đồng hồ.
Tại đây bạn có thể đặt lodge như chúng em, hoặc chọn thuê chổ ngủ trong nhà sàn (longhouse, mỗi nhà chừng 10 chổ ngủ), hoặc theo mẫu mã "homestay" là nghỉ tại 1 nhà dân [Zuckerberg khi lên Sa Pa với vợ chưa cưới ngủ homestay thì chắc kiểu du lịch này cũng không tệ lắm :) ]

Chổ tụi em đặt do 1 công ty du lịch tại Hà Nội đề nghị thì như thế này.

Du khách ngoại quốc lúc này có chừng trên 30 người, Pháp Anh Đức v.v... 1 cặp người Nhật trẻ, nhưng không có người Việt. Chắc đối với quý vị Việt Kiều hay Việt Cộng du lịch kiểu này không sang trọng xứng đáng cho lắm. Dĩ nhiên là không có bể bơi và massage.








Vùng đồi núi quanh thị trấn Mai Châu là khu vực bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Hòa Bình nên dã cầm cũng đã đến nhiều.



Cao độ vùng thung lũng là chừng 500 mét trên mặt biển. Khí hậu dễ chịu nhưng mùa tháng 5 này khá nóng. Được cái là không có muỗi mòng, chỉ chút ít về đầu đêm.





Các điểm nghỉ dưỡng du lịch đều có phục vụ ăn uống đầy đủ và văn nghệ địa phương như tốp ca múa người Thái này, buổi tối cỡi xe gắn máy đi khắp thung lũng biểu diễn. Chắc hẳn là về đêm có nhiều đội hoạt động cùng lúc. Sân khấu tại đây là trươc 1 chân núi vôi  sau khu lodge, bên cạnh nhà ăn.


Xe đến lodge do người liên lạc từ Hà Nội gọi điện thoại hướng dẫn và móc nối với quản lý ra đường lộ để đón và dẫn đường vào nên sớm hơn dự kiến. Em thả bộ đi dạo vào các đường làng, hơi khác đường du khách "Tây" đi 1 chút vì mình nói tiếng. Hóa ra tại đây gần như 100% là người Thái. Tất cả đều dùng 2 thứ tiếng. Gặp vị này vừa đi học về.


Em có thói không bao giờ chụp hình ai mà không xin phép, nên có gọi lớn tiếng là "Ông chụp hình nhé!..", mà sau 1 hồi noi chuyện và chụp hình lại được "mời Ông vào nhà con chơi ạ!". Sau lưng là bố của cháu cũng tươi cười "mời bác lên nhà uống nước".
Cụ này là chú của cháu gái. Nhà sàn cũng không nhỏ, là chổ ở tập thể cho nhiều gia đình trong 1 gia đình lớn (ngược với nuclear family như Âu Mỹ). Mỗi gia đinh dùng 1 gian, nhưng giữa các gian không có ngăn. Đây quả nhiên là không phải 1 điểm du lịch, chỉ là dịp may hiếm có cho ai cố tìm tòi giao lưu với con người địa phương thôi.
Muốn nói chuyện nhiều phải làm 1 vài điếu thuôc lào, khổ, và uông 1 vài ly nước nấu với rễ cây gì người Thái lấy trên núi (họ không uống nước trà - người Bắc không nói trà, mà chè), màu đỏ, uống nguội, vị như nước hà thủ ô, hơi lạ miệng nhưng cũng ráng uống cho vui lòng.
Phải hiểu đây là 1 nơi ở tập thể, không phải của 1 gia đình.
Nhà không có bàn thờ - thánh thần phật hay tổ tiên - mà mình cũng chả dám hỏi, chỉ thấy 1 chén thắp nhang. Sàn bằng tre dập nhưng rất mỏng và hở gió. Cũng chằng dám chụp choạc tò mò chi nhiều sợ mách lòng.
Trên đòn tay là 1số bằng khen của cháu gái, là cháu đi học duy nhất trong gia đình các vị nông dân này - các thửa ruông màu xanh mơ màng ngoài kia là của các nông dân này, mỗi gia đình được 3 sào thì phải, trồng lúa nếp thái. Xem thế nhưng là chỉ dủ sống (subsistence farming), ngoài ra người lao động được phải đi làm công lặt vặt thêm. Nói chung đời sống không thiếu thốn, như thấy, nhưng là không dư dả. Ra về người viết xin gửi lại ít quà (6 tháng học phí cho cháu gái, vì nghe kể tiền học mỗi tháng đều là 1 gánh nặng cho tập thể gia đình - cho dù không là bao nhiêu so với vật giá đời sống ở thị thành chằng hạn).



Đường lên Điện Biên:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7 8.  9.  10. ...  

 

 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét