Thứ Tư, 12 tháng 4, 2023

Từ trên chuyến tàu Bắc-Nam

 Hình ảnh từ trên chuyến xe lửa Nha Trang - Sài Gòn- tháng 4 năm 2023.

Trại điện gió Trung NamPhước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là vùng giáp giới với tỉnh Khánh Hòa, sau khi từ Nha Trang qua Suối Dầu có mộ ông Yersin 20 phút. Phan Rang Ninh Thuận có khí hậu nắng và gió khô quanh năm ngày nay đã nhiều phần thay màu do 1 số hồ nước thủy lợi phía trong núi. Không phải cảnh quan người hậu bán thế kỷ 20 nghỉ đến khi nhớ đến đường hỏa xa đi Sài Gòn hay Đà Lạt.

Trại gió kéo dài trên suốt 1 đoạn hơn 6 km bên đường sắt Bắc-Nam, nhìn vào hướng núi.   

Cùng chung địa điểm là điện măt trời Trung Nam Bình Thuận. Trong hình không rõ hết nhưng nhìn từ toa tàu lửa thì rất rộng. Hình dưới cho thấy trong suốt chân trời trong hậu cành là che phủ tấm pin mặt trời.

Nông thôn Bình Thuận gần ga Sông Mao.
Cây cọ trông thấy trong tiền cảnh cây lá, là cây tiêu biểu cho khu rừng mênh mông trước 1975 bao phủ hết địa phận này từ khi Quốc lộ 1 vào địa phận Bình Thuận, qua hết tình Bình Tuy cho đến đia phận Xuyên Mộc. Rừng tên là Rừng Lá, rừng già nguyên sinh mà cây gỗ quý chính là gỗ đỏ, cẩm lai, gỗ dầu, sến v.v... Cẩm lai, qua mỗi ha rừng đôi khi gặp được 4-5 gốc. Và dĩ nhiên tầng thấp là cây lá này với tre mây dày đặc. Loại lá chầm nón Miền Nam (nón Huế). Ai đã từng biết Rừng Lá khi xưa - tức là dân Miên Nam vào ra Miền Trung bằng tàu hòa hoặc xe đò - cây lớn và lồ ồ mọc ra tới bờ lề của Quốc lộ 1 đi ngang Phan Thiết bắt đầu từ Phan Rí Chàm về đến các rừng cao su Long Khánh sẽ không thể tưởng tượng được nay là cảnh vật này.
Rừng này là chiến khu lớn từ thời kháng Pháp cho đến 1975, liền với biển dễ nhận tiếp tế bằng đường thủy từ Miền Bắc sau Hiệp Định Geneve, trọng điểm là tỉnh Bình Tuy - nay là Hàm Tân-La Gi - và vùng gọi là Xuyên Mộc, nay thuộc Bà Rịa Vủng Tàu, mà dựa vào phía Tây có địa phương Bình Giả nổi tiếng năm 1964. 
Không còn một vết tích rừng nào! Thay vào là những vùng đất nông nghiệp kể ra là khá nghèo nàn so với nông thôn Miền Nam. Từ trên tàu hỏa không hề thấy 1 mẫu ruộng. Chỉ còn lác đác những cánh rừng cao su rất nhỏ xơ xác, và nông trại thanh long. Lần theo QL1 xưa chiều dài trên100 km là rừng, từ Phan Thiết vào Xuân Lộc là rừng nguyên sinh trùng diệp nhìn từ máy bay. Nay đã hoàn toàn biến mất! Đây là khu vực lớn hiếm hoi ở Viêt Nam - diện tích lớn hơn 2 tỉnh Miền Đông - mà phong thổ gần như không có sông ngòi, đốn sạch rừng đi thì khà năng là thành sa mặc nếu thiếu dân cư khai thác chăm sóc. Rừng hạ nhiệt độ, giữ nước mưa, giữ đất khỏi bay thành bụi, ảnh hưởng làm mát khí hậu địa phương, nay đã vĩnh viễn không còn cùng cọp, voi, nai mễn, muôn loài chim bọ sát côn trùng.
Thanh long là loại trái cây không giá trị cao - thật sự là trái cây hạ cấp, rất dở - chỉ sống nhờ thị trường Trung Quốc bấp bênh nhưng là hợp với phong thổ khô nắng tại khu vực này của Miền Đông.

Những hàng giây điện các bạn thấy là để ban đêm đốt đèn cho bướm đến vì hoa trái thanh long nở về đêm. Máy bay di qua ban đêm nếu các bạn định vị được sẽ nhìn xuống thấy những vùng đèn sáng trưng giữa nông thôn chìm trong bóng đêm đen, như những sân vận động thật lớn rất đẹp mắt và lạ lẫm (và rất khó thâu hình!).

Gần cuối chuyến tàu là cầu qua sông Đồng Nai, dường như là cây cầu đáng kể duy nhứt từ khi rời Tháp Chàm. Cù lao Phố:

Cầu Bình Lợi ngày nay, cầu giao thông xe đường bộ, khánh thành tháng 9-2013. 

Cây cầu chúng ta đang đi trên này là bô lão của các cây cầu Sài Gòn-Gia Định. Xây cùng lúc với cầu Paul Doumer hỗng chừng.

 

🚄🚌🚌🚌🚌🚌🚌


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét