Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2024

Lễ hội Đổi Nước, U-Minh

Thời điểm: 17.11.2023. Rằm tháng 10
Đia điểm: huyên lỵ Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. 
Xem Phần 1 trong tiêu đề này

Để nói lễ Đổi nước đối với dân tộc địa phương miệt dưới này nó quan trọng như thế nào thì người viết này xin kể như sau. 
Giữa sông nhìn về thượng nguồn hướng Vị Thanh
Trên con sông rộng này trong thời nội chiến, chính xác tại tọa độ này, vào sáng sớm ngày rằm tháng 10 như ngày hôm nay, giờ này, có năm sẽ có một chiếc cán gáo đến từ tiểu khu Chương Thiện (Vị Thanh ngày nay) bay là là từ phía chân trời kia trên ngay giữa giòng sông này, mang một miếng cờ trắng dưới càng, tiếp tục bay dọc giòng sông về phía Tắc Cậu, Rạch Sỏi hạ lưu nơi đây. Vào buổi trưa ngày thứ ba nó sẽ trở lại bay một đường bay như thế này giữa sông.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2024

Ghe ngo

Thời điểm: 17.11.2023. Rằm tháng 10 mỗi năm
Đia điểm: huyên lỵ Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

Ghe ngo từ tên Khmer Tuk Ngo. Ghe chỉ dùng vào một mục đích, đó là để đua trong ngày lễ Đổi Nước. Chỉ có chùa mới đóng ghe ngo và mỗi chùa chỉ có một. Chỉ có chùa mới được cất giữ ghe vì ghe không chỉ là một phương tiện mà vì ghe có thần. Ghe ngo là linh khí. Ngày lễ đàn bà mang thai không đươc lại gần ghe ngo..
Mũi ghe trê chiếc này có hình thức một bàn thờ, khi đua thì rước lên bờ
Dân gian truyền [1] rằng khi xưa ở vùng sông nước sư sải từ trong các chùa dùng ghe đi khất thực. Vì nắng gió mưa mùa khi chiều về họ phải rất vất vả để chèo nhanh về chùa trú ngụ. Dân tình thấy vậy thì đóng ghe có thể vận hành nhanh, rước họ về mỗi ngày cho kịp tối. Nhiều ghe nẫy ra tập tục đua nhau chèo về chùa. Tục lệ đua ghe nghe truyền khẩu từ đó mà ra. Đua ghe ngo là trong dịp lễ Đổi nước tại các vùng có dân tộc Khmer tại cực Nam miền Tây gọi là Transbassac. Đây nói về lễ Đổi nước tại lưu vực sông Cái Lớn, U-Minh Thượng.[1a]
Sông Mekong tại trước cửa ngõ thành phố Phnom Penh chia ra thành 3 nhánh, 2 nhánh chảy về xuôi là Mekong và Bassac, 1 chảy lên Tây-Bắc lấy tên là sông Tonle Sap, gặp vùng trũng tạo thành hồ Tonle Sap gọi là Biển Hồ mà không còn đi về đâu. Mỗi năm vào tháng 10 âm lịch, không nhất thiết là rằm, giòng nước chảy qua trước thủ đô Phnom Penh thay đổi chiều, nước hồ chảy ngược ra sông Mekong trôi về biển. Đó là mùa đổi nước [1b]. Lễ còn có tên ít gọi nay mới biết, là Bok Om Tuk. Tuk ngo là tên thể loại ghe này.

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2024

Cap Varella

Mũi Đại Lãnh, Hòn Vọng Phu

Năm 1905 toàn quyền Paul Doumer sau khi về Pháp có viết một hồi ký trong đó có đoạn như sau:

"Đây là mũi Varella, ngọn núi cao sậm to lớn, độc đáo với khối đá lớn và dài trên đỉnh, chỉa lên trời: ngón tay của Thượng Đế, mà con người có thể thấy được từ cách xa hai mươi dặm. Đây là mũi cưc Đông của bán đảo Đông Dương, là nơi các tàu thuyền từ Trung Hoa và Nhật Bản vào đáp. Ban ngày mõm Varella có thể thấy đươc rõ mồn một; ngón tay này là một dấu mốc không thể nhầm lẫn. May mắn là nó không thường bị mây mù che khuất. Dĩ nhiên, thời đó không có ngọn hải đăng nào giúp nhận ra mũi Varella về đêm. Cái mà tôi đã cho nghiên cứu và xây dựng sau này vẫn chưa hoàn thành khi tôi rời Đông Dương vào đầu năm 1902. Các nghiên cứu và công việc không thể tiến hành dễ dàng và nhanh chóng giữa vùng rừng núi hoang vu và đầy chướng khí của Varella..."  Lời dịch của tác giả Blog.*

P. Doumer nói về vùng biển nào của đất nước tôi và bạn?

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

Chim Trời Phú Yên 2

 [ 1 ]   [ 2 ]

Gần nơi ghi được hình chim nhạn biển. Mõm đá nhỏ này tên là Hòn Yến. Dân địa phương nói trước đây (?) có én [1] nay đã đi hết rồi. Chuyện có thể, một hòn đảo gần đât liền tự nhiên mât hết tổ yến. Lý do 1 là nó có thể đã sơ tán qua Mỹ, Úc hết [2], hai là vì có loài đông vật xâm thực trôi vào sinh sôi làm nó phải bỏ đi. Chuột và nhất là rắn (rắn lại khoái chuột luôn!) là 2 thủ phạm chính. Chính vì muốn tránh 2 hung thần này mà chim én hay tìm làm tổ ở hải đảo xa gần tuy rằng chúng săn mồi bay là côn trùng trên các nơi rộng rãi có cây cối hay cỏ cao và ao hồ trong đất liền.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2024

Chim Trời - Phú Yên

 Tháng 8 Năm 2024

 

Ở một chân trời xa xôi kia có 200 nóc gia bên bờ đại dương. Làng chài nằm ngoài 
những nẻo đường người đi mọi ngày, tuy có ngỏ hương lộ ra vào tươm tất.
Ờ đây nước liền với trời, sóng thủy tinh rì rào vỗ cát trắng. Gió dài ru giấc người ngủ quên, 
trên thôn  gà gáy trưa đáp tiếng già gọi trẻ. 


Ở đây thời gian là bóng mây trôi trên làn nước biếc, là tốc độ chiếc ghe con trên chân trời xa.
Trời trao một bãi cát hình cung, dây cung dài 3 cây số, giữa Tuy Hòa và Quy Nhơn.