Mũi Đại Lãnh, Hòn Vọng Phu
Năm 1905 toàn quyền Paul Doumer sau khi về Pháp có viết một hồi ký trong đó có đoạn như sau:
"Đây là mũi Varella, ngọn núi cao sậm to lớn, độc đáo với khối đá lớn và dài trên đỉnh, chỉa lên trời: ngón tay của Thượng Đế, mà con người có thể thấy được từ cách xa hai mươi dặm. Đây là mũi cưc Đông của bán đảo Đông Dương, là nơi các tàu thuyền từ Trung Hoa và Nhật Bản vào đáp. Ban ngày mõm Varella có thể thấy đươc rõ mồn một; ngón tay này là một dấu mốc không thể nhầm lẫn. May mắn là nó không thường bị mây mù che khuất. Dĩ nhiên, thời đó không có ngọn hải đăng nào giúp nhận ra mũi Varella về đêm. Cái mà tôi đã cho nghiên cứu và xây dựng sau này vẫn chưa hoàn thành khi tôi rời Đông Dương vào đầu năm 1902. Các nghiên cứu và công việc không thể tiến hành dễ dàng và nhanh chóng giữa vùng rừng núi hoang vu và đầy chướng khí của Varella..." Lời dịch của tác giả Blog.*
Lưu ý đây là góc nhìn xem như từ biển vào, từ Bắc về xuôi, từ giữa cây cầu bắc qua miệng hải khẩu của đầm Đà Nông, dưới chân dãy núi do P.Doumer đã tả từ ngoài khơi. Biển (và Mủi Đại Lĩnh) bên trái, đất bên phải (đầm Đà Nông).
Chiều xe mình đi là từ Tuy Hòa, phía Bắc, vào Nam tức là hướng về chân núi này, đi về Mũi Điện mà mình sẽ tới sau.
Viết tới đây mà không có bản đồ thì chắc sẽ khá rối. 3 tấm hình trên đây chụp ở đầm Đà Nông nhìn về phía Nam. Mũi tên đỏ trên bản đồ chỉ mũi Điện tức mũi Đại Lãnh tức Cap Varella. Con đường từ mũi tên đen vòng trái núi đi ven biển ra Vũng Rô về Tuy Hòa là nơi quốc lộ 29 tách khỏi QL-1 cố hữu. nơi đó QL-1 đâm vào khối núi, bắt đầu qua Đèo Cả, rồi đổ xuống đồng bằng duyên hải Phú Yên. Nay QL-1A, tách khỏi QL-1 trước vịnh Đại Lãnh là đưởng đi vào hầm Đèo Cả bỏ qua Đèo Cả cố hữu.
Ngôi sao đỏ là vị trí "ngón tay Trời" mà P.Doumer đề cập, là núi Đá Bia người đi biển có thể nhìn từ xa làm mốc hải hành. Là Hòn Vọng Phu Đèo Cả, Phú Yên.[1]
(QL-25 nay là Liên tỉnh lô 7B xưa nhé các bạn)
Đoạn đầu QL-29 tách QL-1 đi tới Vũng Rô xưa trước khi hòa bình là không có, mới phóng sau này theo 1 tỉnh lộ bỏ phế thời chế độ cũ (xây đâu vào khoảng 2010). Hình dưới đây cho thấy bóng tản đá dựng trên kia nhìn thấy đươc từ QL-29 đi ra Tuy Hòa. Vũng Rô dưới chân vực. Trước hòa bình không ai đi tới Mũi Điện được trừ Hải Quân VNCH, không ai nhắc tới Mũi Điện (ngay cả biết tên, chỉ trong sách giáo khoa có Cap Varella). Mũi Điện đươc biết qua tên Mũi Đại lãnh, Mũi Nạy, Mũi Varella trên hầu hêt bản đồ thế kỷ 20.
Vĩ tuyến 12 là vùng biên cương đời Lê Thánh Tông, vua vào bình định khắc chữ lên ngon núi gọi là Thạch Bi Sơn nên núi gọi là núi Đá Bia, nơi có hòn đá đươc gọi là Hòn Vọng Phu từ không biết lúc nào. Vùng này gọi chung là Đại Lĩnh, hình đưoc khắc lên Tuyên Đỉnh đặt trươc Thế Miếu, Đại Nội Huế (MM năm thứ 17). Hòn Vọng Phu này có thể thấy đươc từ tp Tuy Hòa nếu bạn lên nhìn từ Núi Nhạn, một gò đồi chừng 40 mét giũa trung tâm thành phố nới có tháp chàm tên là Tháp Nhạn.
Từ đồi Tháp nhạn (mũi tên vàng trên bản đồ) nhìn về phương hướng Nam Đông-Nam, góc chừng 150 độ trên la bàn. Cự ly 24 km. Hòn Vọng Phu ngay dưới bóng đen ngọn lá chỉa xuống
Và đây là một ít hình ảnh tại Mũi Điện. Mũi Điện nằm ngoài các tuyến đường chình Bắc Nam. Tên và địa điểm chỉ mời biết được nhiều năm sau này. Đi bẳng đường QL-29 ven biển men theo triền núi nối liền thị trấn Vũng Rô, trươc kia không có.
Đường số 29 đến Mũi Đại Lãnh từ địa phận Tuy Hòa, tức từ hướng Bắc đi về Khánh Hòa - Nha Trang.
Từ một khúc quanh đường QL-29 nhìn qua hải đăng
Tới đây sẽ có một bọn nham nhở được ngọn hải đăng gởi ý, ra đó tấn cho chúng mày một tượng Phật hay tượng Chúa, đặt cáp treo lên, soi đèn LED Made in China làm nơi "du lịch tâm linh" thì bỏ mẹ "di sản". [2]
Trong bản đồ đầu trang có mũi tên màu xanh chỉ Mũi Đôi phía ngoài vinh Vân Phong, là nơi có sự tranh cãi đâu là điểm đất liền cực Đông ("nơi đón ánh năng đầu tiên") Tranh cãi đã kết thúc, Mũi Đôi thuôc tỉnh Khánh Hòa là mũi đất cực Đông ở kinh độ Đông 129 độ 27 phút 50. (Trên bia màu gạch ở Mũi Điện trên, vẫn để là nơi mặt trời mọc đầu tiên).Lại nữa, các bản đồ hàng hải xưa phải ghi mũi Varella là Varella Thật, vì phía Nam có một mũi khác vào thế kỷ 18 thường hay bị thủy thủ phương Tây lầm, là Mũi Đá Vách, ghi tên Faux Varella, giữa Nha Trang với Phan Rang. Mũi Varella có tên trên các bản đồ rất xưa từ thế kỷ thứ 16, mang tên một người gốc Tây Ban Nha. Hải đăng và vị trí do Paul Doumer chỉ thị xây cất, khởi công vào khoảng năm 1900.
Phụ Chú:
[1] ^ Việt Nam có đến 3 địa danh có 3 phiến đá lớn trông đươc từ xa được mệnh danh Hòn Vong Phu không biết là từ lúc xa xưa nào . Đó là Hòn Vọng Phu tại tọa độ 21°51'24.7" B 106°44'53.1" Đ cách thành phố Lạng Sơn chừng 2 km chim bay. Hòn Vọng Phu tại một ngon núi thấp ngoại ô thành phố Thanh Hóa được nhiều người để ý đến nhât vì vị trí dễ tiếp cận. Toa độ là 19°47'56.0"B 105°44'51.6"Đ chính xác là tại Núi Nhồi, Thanh Hóa. Sau cùng là Hòn Vọng Phu tại Đèo Cả tỉnh Phú Yên trong du ký này. (thầy chú nhiều óc sáng tạo có tìm một hòn đá đẹp ở Đác Lak, một ở gần Quy Nhơn tự ý đặt là hòn Vọng Phu nhưng chỉ là bá láp. Hòn đá ở Đác Lak trên đất cổ truyền của người Thượng liên quan đến một truyền thuyết của người thiểu số, Hòn ở Quy Nhơn chả ai biết là ở đâu, của Vin Pearl hay Sun Group chăng?).Trước thời hòa bình Hòn Vọng Phu Đèo Cả chỉ thầy được từ chuyến xe đò hay xe lửa xuyên Việt đi về hướng Nam. QL-1 hay đường sắt ra Băc ngang đó tầm nhìn hạn chế không thấy được.
[2]^ Trong năm 2024 hai từ 'di sản' này là danh từ được xử dụng kỷ lục, mọi nơi, mọi cơ hội, mọi phương tiện, đến ngán, trong văn chương báo chí nước nhà. Cuộc chạy đua chóng mặt tìm kiếm, rồi biến di sản thành món hàng bán được đồng thời biến dạng tàn phá di sản, đang trở thành một môn thể thao quốc dân.
* ^ Nguyên văn đoạn hồi ký Paul Doumer (L'Indo-chine Francaise, Souvenirs. 1905):
Voici le cap Varella, haute montagne massive, sombre, singulière avec son énorme et long rocher au sommet, pointé vers le ciel : le doigt de Dieu, que les hommes peuvent voir à vingt lieues à la ronde. C'est le cap le plus à l'Ouest de la presqu'île indo-chinoise; c'est là que vont atterrir les navires arrivant de la Chine et du Japon. De jour, le cap est parfaitement reconnaissable; le doigt est un repère qui ne peut tromper. Il n'est heureusement pas caché souvent par les nuages. Bien entendu, il n'y avait aucun phare qui permît, la nuit, de reconnaître le Varella. Celui que j'ai fait, plus tard, étudier et construire n'était pas encore achevé lorsque j'ai quitté l'Indo-Chine, au commencement de l'année 1902. Études et travaux ne se pouvaient conduire facilement et rapidement dans le massif désert, aux forêts inviolées et malsaines du Varella. Paul Doumer L'Indo-chine francaise, Souvenirs. Ed. Plon
*
*
Đại Lĩnh trên Tuyên Đỉnh, Đại Nội, Huế
⬆⬆
🌴🌴🌴
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét