Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2024

Chim Trời Phú Yên 2

 [ 1 ]   [ 2 ]

Gần nơi ghi được hình chim nhạn biển. Mõm đá nhỏ này tên là Hòn Yến. Dân địa phương nói trước đây (?) có én [1] nay đã đi hết rồi. Chuyện có thể, 1 hòn đảo gần đât liền tự nhiên mât hết tổ yến. Lý do 1 là nó có thể đã sơ tán qua Mỹ, Úc hết [2], hai là vì có loài đông vật xâm thực trôi vào sinh sôi làm nó phải bỏ đi. Chuột và nhất là rắn (rắn lại khoái chuột luôn!) là 2 thủ phạm chính. Chính vì muốn tránh 2 hung thần này mà chim én hay tìm làm tổ ở hải đảo xa gần tuy rằng chúng săn mồi bay là côn trùng trên các nơi rộng rãi có cây cối hay cỏ cao và ao hồ trong đất liền.

Gành* Yến, Hòn Yến và Mũi Yến Phú Yên cùng là 1 chổ nhưng người dân họ khó tính!
Thoạt nhìn thây bóng đen này chắc ai cũng nghĩ đến con còng cọc vì đây là ngoài biển. Nhất là cò thường thấy là màu trắng, như những đàn có trong ruộng.
Đây là loại cò (còn gọi là vạc) hiếm hoi chọn môi trường biến. Và loại này cũng có con lông trắng cùng 1 chủng. Cò vạc lớn nhỏ khi bay cổ co vào vai giữa 2 cánh, trong khi hạc hay sếu khi bay cổ vươn thẳng ra trước.
Thường ở vị trí môi trường này con chim đen, kích cở như vầy, đứng lẻ loi săn mồi như vầy là con còng cọc, là 1 loài khác hẳn cò hạc. Mỏ sẽ ngoắc câu ở mũi, cổ ngắn hơn, và nhất là thường xòe cánh để phơi vì lông nó thắm nước.

Sắc thái con mắt cực kỳ tập trung chú ý và toàn thân căng thẳng như 1 cuộn lò-xo nhân cách hóa được sinh vật trong loạt ảnh này. Nhân cách hóa tạo 1 cá tính cho con vật mà ai nấy đều nghĩ là 1 con vật vô tri như muôn vàn con vật khác. Một con kiến sẽ không gợi được sự chú ý này. 
Loài chim có trình độ thông minh cao, điều tiết thích hợp môi trường nhanh
cũng như giải quyết đươc nhiều tình huống khá tài tình.
Con cò này hẳn là đang biểu hiện 1 cá tính như 1 con người có lý trí.

Không gian của con cò: Hòn Yến ở Mũi Yến, tiền cảnh là Gành Yến. Dân địa phương khó tánh gọi như vậy tuy cả ba chỉ bằng vài cái sân banh. Hòn Yên là 1 khối đá nham thạch kết cấu hoàn toàn giống ở Gành Đá đĩa, không cao quá 80 mét. Khí thủy triều xuống có lối đi nổi lên, bì bõm qua được. Thủy triều lên thì các bãi đá này chìm. Màu đá đen như than là nham thạch, mảnh nhỏ và cát đen bốc lên thấy rất nhẹ và không óng ánh như than đá (than đá và nham thạch có 2 xuất xứ khác xa nhau).

Bãi này thì là hoàn toàn khác. Chổ màu khaki này trước đây không lâu, lúc các bạn phượt khám phá đầu tiên đến ghi ảnh, là bãi san hô thủy triều. Mốt thứ san hô loại bãi đá thủy triều lên xuống, muôn màu, rất đẹp. Văn hóa một số thanh niên tiên tiến để lại bãi đá san hô chết chỉ còn tảo màu đất bao phủ này, vẫn bị dẫm nát dưới chân chừng 100 người mỗi ngày. Các cô cậu còn đập, dỡ từng mãnh san hô (nay đã chết) mang về nhà Vinhome mới để... trưng! Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho thằng mán thằng mường nó leo. Tự hào thế hệ thanh niên HCM tương lai đất nước.


[1]. Én thật, (Hirundinidae wikipedia) không phải loài nhạn biển như hình bài trước. Én người ta lấy tổ ăn gọi là yến sào đó. Én làm tổ ngoài biển vì an toàn nhưng vào ăn ở đất liên dù có đảo khá xa.

[2]. Vùng Phú Yên gần và phía Nam tp Tuy Hòa là khu kháng chiến xưa như Vũng Rô, Bắc Khánh Hòa, không có nạn vượt biên sau năm 1975. Không tiện. Phía Bắc Tuy Hòa đến Sông Cầu thì các làng chài đi mạnh giỏi, nay đi vào sâu các làng mạc chổ nào nhà cửa bề thế là nhà vượt biên, chổ nào thấy mồ mả tân trang hoa hòe cũng cùng nguồn kiều hối đó. Nói láo em làm con chó. Ra phố California hỏi thăm thì biết.


* ^ Gành:

Gành (danh từ) là bờ biển mà nơi giáp nước là đá, nói cách khác là nơi núi gặp biển. Gành thường là 1 lõm bờ biển không lớn, và không phải là 1 mũi ra biển. Đó là đồng thuận chung nếu bạn đến hỏi ngư dân từ Quảng Trị đến Hà Tiên. Họ không biết ghềnh là gì nếu phát âm rõ như viết. Trong các từ điển xưa như của các thừa sai Ki Tô giáo đã hê thống hóa chữ nôm và chữ quốc ngữ, chữ nôm viết ghếnh là: không khớp (tỉnh từ), như viên gạch không khớp hàng gạch, gập ghềnh khó đi... Đối với người miền núi, tiếng ghềnh khi dùng là để chỉ khúc sông lổm chổm đá lớn nhỏ nơi nước chày mạnh. Khúc sông đó không bao giờ gọi là gành mà đúng. Ghềnh gặp được trên núi. Ghềnh với thác đi chung một vần.
Năm nào kia tiến sĩ lớp 6 vào tiếp thu đã hí hững đổi tên vịnh Gành Rái vừa giải phóng ra thành vịnh Ghềnh Rái! Con chó nó cần phải đái vào gốc cây để đánh dấu miếng lãnh thổ của nó.

 




🌴🌴🌴
Hiệu Ba Cây Dừa


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét