Tháng 8 Năm 2024
Ở một chân trời xa xôi kia có 200 nóc gia bên bờ đại dương. Làng chài nằm ngoài
những nẻo đường người đi mọi ngày, tuy có ngỏ hương lộ ra vào tươm tất.
Ờ đây nước liền với trời, sóng thủy tinh rì rào vỗ cát trắng. Gió dài ru giấc người ngủ quên,
trên thôn gà gáy trưa đáp tiếng già gọi trẻ.
Ở đây đếm thời gian là bóng mây trên làn nước biếc, là tốc độ chiếc ghe con trên chân trời xa.
Giữa trưa trên bãi kiếm bóng người chào hỏi không ra. Buỗi trưa thiên nhiên trả về cho loài chim biển.
Đây là con nhạn. Văn hóa bình dân Việt Nam không mang tánh khoa học, danh pháp các loài cầm thú dựa trên địa phương và dân dã rất mơ hồ. Ra khỏi địa phương cùng 1 danh từ chỉ 1 loài khác, cũng 1 loài có khi mang tên khác, nhưng ai trách? Có ít địa phương gọi loài chim én là nhạn, khi thấy loài chim biển này thì gọi là nhạn trắng. Thât ra nhiều nơi trên thế giới dân biển cũng có nơi gọi nhầm là hải yến. [ Sea swallow ].[ Sterna hirundo, wikipedia]. Hirundo là tiếng La-Tinh chỉ con én (hay yến) vì đuôi 2 nhánh nhọn và lối bay nhanh y như én.)
Mới thấy mấy con này đuổi bắt đàn dã tràng, trong hình lại nhận ra có con còng giương mắt đứng ngó! Chắc vì quá to khỏi phải lo là mồi cho chúng được. Nhạn biển bay cao và phóng xuống nước bắt cá nhỏ, bàn chân là chân vịt. Ở Miền Trung cho đến Kiên Giang thường hay theo ghe cá cùng các loài chim khác như hải âu, cồng cọc v.v... Chim cũng ăn ốc hến trên đất ngập mặn ven biển. Hình dưới có nhiều con còng lớn đứng giữa đàn nhạn.
Bay rất nhanh và lối bay lượn như chim én, theo đàn, đặc biệt lông đuôi chia 2 y hệt chim én.
Không gian loài chim nhạn hiện nay, năm 2024. Chưa có chai nhựa bao rác và cặp đôi chụp ảnh tự sướng với 2 tay xòe chữ V mà ta gọi là 'check-in' chả biệt tại sao và xuất phát từ đâu. Và kiếm ăn đặc sản chim hoang dã.
🌴🌴🌴Hiệu Ba Cây Dừa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét