⏪Trở lại trang chính: Lễ hội Đổi Nước U-Minh
Bạn đọc phải hình dung thêm tiếng hiệu lệnh, tiếng hô nhịp đều đặn của vận đông viên, tiếng hoan hô cổ vũ của dân chúng làm nên một nền âm thanh rất chi là hào hứng lan truyền trên mặt sông. (Trên mặt nước tiếng người tiếng máy lan truyền một cách đặc biệt, ai đã sống qua cũng biết).
Vào ngày rằm cường triều là đúng ngọ, nước đứng lâu hơn 30 phút một chút. Nói chung có thể vừa yếu để đua chừng 10 phút trước và sau (theo suy luận riêng). Phải 6 tiếng sau mới có lại nước ròng, nước lại đứng yên chừng 30 phút+.
Các ghe đều là do người dân tộc Khmer điểu khiển, đều là của các chùa Miên. Không có ghe nào của tư nhân mà gọi đươc là ghe ngo (xin xem bài Phần 1)
Đếm mái dằm cho chính xác thì mỗi đội gồm 50 người thêm 2 người lái, 1 đằng mũi 1 đằng lái. Hình chụp các ghe từ bờ trái lẫn từ bờ phải nên thấy như ghe đổi chiều lên xuống giòng nước. Khi đua thì các ghe đều đua về xuối.
Ông boss làm động tác chèo bằng hai cánh tay, vận động viên theo đó mà chèo. hiệu lện bằng tiến chuông hay trống thì sẽ trùng với ghe bên cạnh.
Các bạn thấy rõ khúc gỗ giằng ghe lộ lên phía sau phần lái (không nói đuôi ghe, mà lái ghe) như Phần 1 trước có giải thích.
Người phụ điều khiển đứng cao chèo tay cho người bơi trong hàng lấy nhịp. Không có chuông không có trống, có nghe tiếng tu húyt nhưng không biết để làm gì.
Dạo này trên truyền thông hay có cổ vũ tuyên bố tập tục dân tộc này nọ là "di sản phi vật thể", học nhái Unesco. Bạ gì cũng di sản phi vật thể, như phở, bánh mì làm trò cười cho báo chí. Lễ hội Đổi nước và đua ghe ngo của một dân tộc đã có phải là từ hơn trăm năm ngay tại địa phương với không gian trời cho ấn tượng này, thì lại hạ xuống thành hội văn hóa thể thao du lịch. Tại sao?
🔝
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét