Tạo bố cục tốt là cách xử dụng quỹ địa ốc trong khung ảnh để sắp xếp các cá thể hiện vật, tư liệu nhìn thấy, ghi chép lên đó sao cho người xem đươc thỏa mãn.
- Góc nhìn tự nhiên
Trước tiên phải nói về khung ảnh và góc bao phủ của khung ảnh này.Tầm nhìn con người là một cửa sổ mở ra cảnh vật thiên nhiên. Cửa sổ này có giới hạn, đo được bằng góc độ. Góc thẳng đứng hạn chế bởi mí mắt phía trên và gò má phía dưới là chừng 100°. Góc bao phủ đường chân trời là 120° do trùng lắp 2 vùng nhìn của 2 mắt qua sống mũi. Đó là hạn chế của tấm ảnh soi lên võng mạc của đôi mắt, và đặc biệt các bạn lưu ý là nó không theo hình chữ nhật! Mà là hình trái xoan, hình vòng xoan ngoài trong hình 1. Hai là, quan trong hơn nữa, vùng ngoại vi là vùng ảnh (ánh sáng) nhòa vì khi soi vào võng mạc là nằm xa khỏi macula trung tâm võng mô. Mắt người thấy đươc rõ nhất, và chỉ chú ý đươc một vòng tròn với góc độ chừng 55° trươc mặt mình: vòng màu vàng, hình 1. Phần vòng trắng còn lại thì phản ứng tự nhiên của mình là không dùng, nếu thấy cần thì mắt hay cả phần đầu sẽ quay về hướng gợi chú ý và đặt nó vào vòng tròn trong. Mình thấy vòng ngoài (trắng), mình chỉ quan tâm chú ý vòng trong (vàng), nơi cảnh quan và vật thể hiện rõ nét.
Ống kính tiêu cự 50 mm sẽ cho khung vuông góc màu đỏ hiện lên phim (cảm ứng) máy ảnh [1]. Khung hình vuông góc là phản thiên nhiên thị giác nhưng đươc nghê thuật họa hình và nhiếp ảnh/điện ảnh chọn làm chuẩn, con người đã làm quen từ nghìn năm. Con người lại còn khám phá ra một phương trình toán học tạo đươc một tứ giác hài hòa tối ưu gọi là tứ giác vàng [2]. Khung hình nhiếp ảnh có thể căn cứ mẫu tứ giác vàng mà chọn những kích cở sao cho hài hòa, vừa ý, tùy ý. Đồng thuận về 2 cạnh khổ ảnh là tùy thể loại ảnh, nhưng nói chung ta có một khổ đứng gọi là chân dung (Eng.) portrait, và hai là khổ quan cảnh (Eng.) landscape (chân dung màu lục - và cảnh quan màu vàng, hình dưới).
Hình 2.
Chọn khổ hình đứng hay nằm là tùy nghi vì đó chỉ là ép buộc kỹ thuật, không là mỹ thuật. Vấn đề chính là ấn tượng như bài số 1 lý giải. Góc độ hay là tiêu cự là quan trong hơn, Hình số 2. tứ giác màu vàng là tiêu cự 55 mm, màu xanh trời là 150 mm, hình đứng màu lục là tiêu cự 55 mm, cầm máy ảnh dựng đứng.
Hình 3. bổ xung cho hình 2. Khung màu lam trong hình 2 trên tương ứng với hình quạt màu lam trong hình 3 (24 mm) dưới.
Hình quạt màu tím chính giữa có góc độ 46° là góc đươc gọi là tự nhiên, nhiếp ảnh gọi là Eng. normal angle. Con mắt người nhìn ra thế giới bên ngoài qua góc độ đó. Và góc độ đó là cố định nhé, con mắt không biết zoom gần xa! Có thể nói tiêu cự của mắt là 45-55 mm.
Đó là hình học của khung ảnh, cửa sổ vào hiện trường. Bố cục là cách xử dụng diện tích trong khung ảnh này để sắp xếp các cá thể hiện vật nhìn thấy, ghi chép đươc vào đó sao cho hài hòa, người xem thỏa mãn.
- Tóm lược: Hình ảnh cảnh vật ngoài đời là một hình xoan nằm. Vào phim ảnh là một hình chữ nhật, đứng gọi là khổ chân dung, nằm gọi là khổ cảnh. Khi tiêu cự của hình ngắm là chừng 50 mm, góc nhìn tương đương ngoài hiên trường là từ 45 đến 55° gọi là góc độ tự nhiên.
Phần trên lý giải cách đưa tầm nhìn tự nhiên của con người vào khung 4 góc vuông của nhiếp ảnh. Dưới đây mình nói về sắp xếp cảnh và vật vào khung đó.
Góc thấy đươc tự nhiên tối đa (từ cạnh 1 đến cạnh 2, hình nón màu xanh, ngoài) và góc chú ý thực thụ, màu vàng. Con người khi nhìn thẳng thấy được hiện trường trong hình nón màu xanh nhưng chỉ chú ý cảnh vật trong hình nón màu vàng, xem như tiêu cự 50 mm. Con người vì linh tính phản xạ nhìn thẳng theo đường chân trời song song với mặt đất, một phần là để giữ thăng bằng. Nếu có người hiện diện trong tầm nhìn thì đường chân trời đó vừa chạm đôi mắt người này. Đường chân trời này lại chia mặt phẳng B ở ngay nơi 1/3 trên giáp 2/3 dưới. [3]. Mặt phẳng B này do tự nhiên đó mà có thể có 3 phần (chiều đứng).
Từ thực tế hiện trường này người ta đã suy từ thói quen của mắt một quy tắc gọi là 'quy tắc phần 3'. Quy tắc này chia khung ảnh thành 9 phần dùng 2 đường thẳng đứng cách đều và 2 đường nằm cách đều. Quy tắc này dùng 4 đường thẳng này và 4 giao điểm đươc tạo ra làm nơi "tựa" các yếu tố đổ họa của tấm ảnh, như chân trời, vật thể, cá nhân v.v... quan trong trong ảnh, tránh đặt vào trung tâm hình học của khung hình. Đây là lý thuyết bố cục nền tảnq đã đi vào kinh điển, ngay cả nhà sản xuất máy ảnh cũng đã công nhận và thiết kế vào hình nhắm các máy kỹ thuật số.
Dựa trên 4 lằn ngắm đó mà sắp xếp sẽ cho một bố cục hài hòa cơ bản, bằng cách đặt các điểm nhấn trên hoặc gần các đường chia hay tại 4 giao điểm, tránh đặt vào giữa khung nếu không có chủ ý. Cặp mắt tuyệt đại đa số người xem khi đươc cầm tấm hình là đưa mắt ngay vào vủng đi qua của đường chia 1/3 trên, không vào trung tâm tấm hình dù trên giấy hay màn ảnh. Vì phản xạ biết ở đó có điều quan trọng nhất trong hình, như trong hình dưới là 2 đôi mắt. Quy tắc phần 3 ứng dụng vào chân dung rất rõ ràng.
Quy tắc này còn động viên ý niệm 1-phần-này trên 2-phần-kia cho nhiểu yếu tố khác, không phải chỉ hình học, thí dụ sáng tối, màu lạnh/nóng, vùng núi/vùng bằng, hoặc những tương phản khác như biển/trời, v.v...Tỷ lệ 1 đối 2 từ việc chia diện tích khung hình ra thành 3 vùng đứng hoặc nằm: thí dụ 1 phần sáng - 2 phần tối hay ngược lại. 1 phần nước 2 phần trời hay ngược lại, v.v...
Nếu trong hình có cá nhân là điểm nhấn, đôi mắt sẽ đặt trên đường nào?
Hình này có bố cục cũng dựa quy tắc phẩn 3: vùng trời chiếm 1/3, trung cảnh chiến 1/3, tiền cảnh chiếm 1/3. Lưu ý là bóng người nằm ngoài tránh vủng trung tâm, bóng cây đứng ngay lằn chia 1/3 với 2/3 chiều chân trời.
- Tóm lươc: Quy tắc nền tảng của bố cục gọi là quy tắc phần 3, chia chiều cao và chiều nằm ra 3 phần mỗi chiều. Phản xạ tức khắc của người xem là đưa mắt nhìn vào đường chia 1/3 trên. Chụp chân dung phải áp dụng quy tắc phần 3 vì đương chia 3 trên là nơi người xem nghĩ rằng sẽ thấy đôi mắt.
Ngoài việc giúp ấn định chổ đứng hình học của các yếu tố, nguyên tắc 1-3 con áp dụng cho nhiêu khái niệm khác. Thí dụ tổng diên tích màu nóng bằng 1/3 khung hình này, 2/3 là màu nguội, đông thời vùng sáng là 1/3 diện tích. Nếu đổi khung hình thì cũng nên đổi các tỷ lệ này, như trong hình dưới màu nguội (đen) chiếm 1/3.
Dùng quy tắc phần 3 còn có thể đổi cả cách nhìn một bức hình. Đặt con mắt của động vât này vào chổ đáng chú ý nhất (giao điểm 2 gạch) măc nhiên nhân cách hóa con cò này, cho thấy một sư căng thẳng tập trung chú ý của toàn thân trong lúc săn mồi, như thể một cá nhân người.
Phụ chú:
1.^ Ảnh đươc soi lên võng mạc 2 mắt kết hợp 2 vòng tròn thành 1 vòng hình xoan, nhưng là đảo ngược 180°. Thần kinh thị giác kết hợp và chuyển hướng hình này thành một hình xoan cho ta cái nhìn chiều thẳng đứng tự nhiên và chính xác trên dưới của cảnh quan thực tế ngoài thiên nhiên.
2.^ Hình chữ nhật vàng: từ cổ đại người ta đã nhận thấy hình chữ nhật có một tỷ lệ "vàng" a trên a+b cho ra một hình tứ giác hài hòa (được đồng thuận là hài hòa nhất).
ab = a+ba = φ.
3.^ Đường chân trời này cách người đứng cao tầm 1,65 m là chừng 3,6 km. Nếu ở trong một không gian chật hẹp chân trời sẽ không nhìn thấy nhưng vẫn hiện diện ở một lằn ảo trong hình. Chân trời này có thể nằm cao hay thấp hay tư nhiên (ở lằn 1/3 cao của khung) dù là ảo, và không bao giờ đươc nghiêng nếu tác giã không cố tình, có chủ ý. Đường chân trời luôn luôn phải là góc 90° của mặt nươc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét