Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

Biển lấn

Ba ngôi nhà thờ cổ trên vùng đất bị biển lấn, Hải Hậu Nam Định. Các bạn có thể tham khảo 1 bài về tình hình này trước trong link dưới.
Châu thổ Hồng Hà là thấp cũng như châu thổ Sông Cửu Long và đang bị ảnh hưỡng mặt biển dâng cao trong tình hình khí hậu toàn cầu hâm nóng, băng cực Bắc và Nam mỗi năm tan dần. Tình hình này là không thể đảo ngược ít nhất là trong vòng vài thế kỷ tới. Cái lo âu là sẽ dâng đến mức nào mới ngưng hay thối lui. Các châu thổ phì nhiêu của 2 sông lớn này rất đông dân cư như bạn đọc thấy trong các posts này, dân sinh và kinh tế sẽ thay đổi rất lớn lao trong thời gian tới, không thể làm ngơ như con đà điểu vùi đầu vào cát được, chuyện phải đến và sẽ đến chắc chắn.
Các ngôi nhà thờ đã hiện hữu từ mấy trăm năm nay đang đổ nát mau chóng chỉ trong vài năm mới đây trong post này là bằng chứng và nhắc nhở khẩn cấp nhất. Các chuyên gia và khoa học gia ngoại quốc (Nhật, Mỹ...) có đến xem và làm phóng sự về chính nơi này. Thằng viết vì đó mà đã chú ý và đã tìm xem bài và ảnh về nơi này, đặc biệt của số anh em phượt trên các diễn đàn và 1 người bạn đã đến xem 2 năm trước đó (so với ảnh của người bạn thì chỉ hơn 1 năm truoc còn có thấy nhiều ngôi nhà thờ chưa đổ hẳn hay còn di tích nhiều hơn là lúc này).


Đoạn cuối đi tìm các ngôi nhà thờ thế kỷ 16, 17 trên các bãi đang bị biến lấn chúng tôi đi trên đường nóc con đê dài này trong xã Hải Lý (xe Toyota minivan, nếu có xe ngược có thể né tránh 1 bên đường được) Con đê này có thể nhìn thấy trên không ảnh vệ tinh Google, rất dài, có lẽ trên dưới 100 km chạy dọc biển thay cho bờ cát.
Nếu các nhà thờ đổ trong post này còn di tích nào thì lên xuống đoạn này - Hải Thịnh, Hải Lý - thì sẽ gặp, cách đường đê chừng 200 mét ngoài bãi cát. Lúc chúng tôi (chú tài và thằng viết) đi tìm thì không có 1 phương tiện dẫn đường gì ngoại trừ 1 bản đồ Google đã nhờ máy in tại hotel ở Hà Nội in ra cầm tay. Đi trên đê thỉnh thoảng gặp nhà bên đê ghé xuống xác nhận là đi đúng hướng.



Cuối cùng cũng tới. Nếu bạn đọc có duyên may mắn thì co thể thuê được 1 chú tài trì chí và kiên nhẫn như thằng viết lần đi khám phá ngày hôm đó.




Các nhà thờ này trước đây có tên như nhà thờ Maria Magdalena này, nay chỉ còn mang một con số - Nhà thờ đổ Sô 3. Truoc đây không lâu nằm giữa nóc gia từng xóm từng làng bao bọc chung quanh, giữa vùng đất ruộng. Mỗi cơn bảo với mức nước cao hơn trong cơn bão trước tàn phá dần, lấn đất ruộng và đất làng, nay ra như thế này. Và điểm ngại là trong một thời gian mau kỷ lục nếu so với trăm năm nghìn năm lịch sử làng xã châu thổ sông Hồng Hà. Các nhà thờ này xây vào thời giáo hội Đàng Ngoài mới thành lập, là vào hậu bán thế kỷ thứ 16.


Cho đến tháng đầu năm 2015 các hình ảnh thấy được ngôi tháp này thì chỉ còn ngọn tháp vuôn trên 1 vùng cát phẳng.



Dân chúng đã rước tượng ành bàn thờ vào và xây lại nhà thờ mới phía trong đê biển.


Chung quanh nhà thờ này khi trước có hằng trăm nóc gia, nay đã dọn vào sau đê ngăn biển.








Ngôi nhà thờ đổ Số 2 chỉ cách đó chừng 500 mét về phía Nam.




Phía dưới xa kia là ngôi nhà thờ đổ số 1, cũng chỉ cách chừng 500 thước nhưng vì có ao nước giữa đường thằng viết không muốn xuống xem. Mật độ nhà thờ cố thể ước là mỗi cây số vuôn có 1 nhà thờ là duy nhất trên toàn cõi Việt Nam mà người viết đi qua, nay trong các huyện ven biển phía trong cũng là như vậy. Lịch sữ giáo hội Công giáo ở địa phận này là đặc biệt nhất, nếu là 1 nơi hành hương cho người Công giáo mọi nơi cũng nên.


























Nhìn những viên gạch nền tảng - nghĩa đen và nghĩa bóng - của giáo hội Đàng Ngooài đặt xuống cách đây 500 năm đang biến dần vào biển cả, là người hiếm hoi được chiêm ngưỡng vào lúc này nếu là bạn đọc có cảm thấy một nỗi mất mác nào không.






Hình du ký ghi nhận vào ngày 6 tháng 9 năm 2012. Bạn đọc lưu ý như thế này: các ngôi nhà thờ đổ (và mặt bằng tại đó) sau khi hiện hữu một thời gian vô định nhưng rất lâu, hằng nhiều thế kỷ, nay bạn đang xem những tấm hình cuối cùng mà sẽ không còn ai, còn dịp nào khác để chụp lại. 
Những nhà thờ đó, những nơi đó nay đã biến mất rồi.









Thứ Tư, 5 tháng 9, 2012

Nhà thờ duyên hải

Chương trình hôm nay là đến thăm 1 số nhà thờ trong huyện Xuân Trường Nam Định, càng nhiều càng tốt trước 1 thời điểm, rồi dành lượng thời gian còn lại đi kiếm thăm và chụp hình lưu niệm các nhà thờ đổ trước khi các di tích này - và mặt bằng tại đó - vĩnh viễn bị vùi lấp.

Sau khi đất nước thông nhất người viết đã có được thông tin và hình ảnh về những nhà thờ vùng châu thổ sông Hồng và được biết trong vùng này mật độ nhà thờ rất cao. Cao như thế nào khi người viết đến  thấy thì mới hiểu được, không thể nào hình dung trước.
Vùng Nam Định có lịch sử tôn giáo rất phong phú trong thời cận kim từ thế kỷ thứ 16, 17. Ai muốn hiểu "người Bắc" phải một lần đến trải nghiệm. Đó là lý do thằng viết tự tìm đường đến ngay trái tim của vùng. Là đây.
Đi vòng vòng (lạc đường) trong huyện Xuân Trường, xã Hải Hậu, những con đường quê không có trên bản đồ nào cho đến ngày đó. Xe là 1 minvan Toyota chỉ có tài và người viết.

Chú tài và thằng viết kế hoạch là ra chổ trống định vị gác chuông 1 nhà thờ rồi theo hướng đó mà mò đến. Thế nhưng các con đường làng không dẫn đến thẳng mà lại đưa 2 anh em đi qua nhiều ngã rẽ bất ngờ để lạc vào 1 khu dân cư khác.
Bạn là người Việt Nam, phải một lần đi vào con đường quê bên đê ruộng một buỗi trưa hè khi tan trường làng. Thế giới này sẽ đưa bạn về 1 miền vô cùng an bình hạnh phúc trong tâm tư tiềm thức của bạn. Nơi mà bạn cũng như người viết sẽ không muốn trở lui ra.
Độ dày của các nhà thờ tại đây có 1 không hai ở Việt Nam, khi ra đồng trống nhìn tám hướng có thể thấy 8 nóc chuông - nghĩa đen. Ngay cả trên thế giới theo nhiều người biết cũng là khá hiếm hoi.
Bản đồ giấy bằng trang vở học trò trong tay với tên 1 số nhà thờ nổi tiếng, chúng tôi phải dừng xe hỏi tại mỗi ngã rẻ nhưng rút cuộc cũng không định hướng được hơn tí nào. 
Cứ đi như thế và tình cờ sau 1 khúc quanh thì xe lại trổ ra 1 khoảng trống trước cổng ngôi nhà thờ đầu tiên. Nào ngờ đây là ngôi nhà thờ quan trọng bậc nhất trong các tình châu thổ sông Hồng Hà: nhà thờ chính tòa giáo phận Bùi Chu!
Nhà thờ chính tòa Giáo Phận Bùi Chu. Xã là Xuân Ngọc huyện là Xuân Trường. Xây năm 1884.
Các nhà thờ nhìn thấy là nhà thờ của từng họ đạo. Giáo phận Bùi Chu nằm trong địa phận tỉnh Nam Định giáp Biển Đông, có 13 hạt, mỗi hạt có từ 10 đến gần 20 họ đạo. Tính ra thì bạn đọc có thể tổng kết được bao nhiêu nóc chuông trong vùng này mà thôi, vùng chủ yếu là nông thôn ven biển. Hiện nay giáo phận có chừng trên 300.000 giáo dân.
Các cột là gỗ lim.
Phong cách kiến trúc nhà thờ Bùi Chu là baroque như những nhà thờ thấy được ở nước có văn minh xuất xứ là Tây Ban Nha và các nước cựu thuôc địa công giáo Nam Trung Mỹ.
Nhà thờ Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, Nam Định, còn gọi là đền thờ Phú Nhai, là một tiểu vương cung thánh đường được phong năm 2008. Vương cung thánh dường là 1 đẳng cấp, 1 thánh danh phải được giáo chủ giáo hội công giáo là đức giao hoàng phong, cho những nhà thờ nào đạt 1 số tiêu chí, như có lịch sữ thánh thiện, đẹp, lớn hay 1 số thành tích nào đáng kể. Basilica là vương cung thánh đường, tiểu vương cung là minor basilica là 1 cấp dưới.
Viêt Nam có 4 vương cung thánh đường. Một là nhà thờ Kẻ Sở ở thị trấn Thiện Khe huyện Thanh Liêm tình Hà Nam, tôn phong năm 2010. Hai là nhà thờ Phú Nhai, ba là nhà thờ La Vang sắc phong VCTĐ năm 1961, 4 là nhà thờ Đức Bà tại Quận 1 Sài Gòn.
Chú thích trong hình sai: Huyện là Xuân Trường.
Nhà thờ còn gọi là đền thờ (shrine) Phú Nhai được phục dựng theo phong cách neo gothic, ảnh hưởng văn hóa công giáo Pháp. Vòm nhọn, chuộn chiều cao và do chiều cao là ánh sáng nhiều.

Hình dưới là một nhà thờ họ nhỏ không nhớ tên. Cái đặc biệt của tình hình này là, các nhà thờ to đẹp này nằm giữa đồng quê! Nông thôn, dã ngoại. Nhà quê! Không phải ở những chốn đô thị phồn hoa, đông đúc và giàu có.
Và nhắc lại đặc điểm là mật độ rất cao, dường như mỗi cây số vuông xóm làng là có 1 nhà thờ lớn hay nhỏ (không nói cây số vuông diện tích canh nông, diện tích ruộng). Một số  chì là nhà thờ họ, chapels, trong giáo xứ nhưng không là giáo xứ, không có cha sở tại (cha "trụ trì"), chỉ để giáo dân đến đọc kinh.
Một số lớn nhà thờ là được phục dựng sau chiến tranh. Trong chiến tranh hầu hết nhà thờ đều không có linh mục. Khỏi cần hỏi tại sao.
Kiến trúc này gọi là Iberian baroque, nét kiến trúc xuât phát từ bán đảo Iberia (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) là quê của những vị thừa sai đầu tiên đến Đàng Ngoài vào thế kỷ 16.
Mộ phần của những vị tử đạo là con dân của họ đạo này trong khuôn viên nhà thờ họ. Nhìn niên biểu thì phải hiểu là nạn nhân của Văn Thân Cần Vương chứ không phải Nguyễn Triều. Người tử vì đạo được phong thánh là từ dưới triều Nguyễn trước Pháp thuộc.




---