Du ký tháng 5, 2015 - #8
Tiếp tục hành trình Kỳ Anh, Hà Tịnh đi Hải Phòng trong 1 ngày. Chúng tôi xuất phát từ Kỳ Anh lúc sáng sơm sau khi ăn sáng tại khách sạn, đến dây đã đi qua 1/2 phần Bắc của tình Hà Tịnh vùng ven biển (các bạn có thể xem hình ảnh vùng phía Tây ven biên giới trong các posts vể đường HCM). Đến ranh giới Hà Tịnh-Nghệ An, vượt con sông là đến thành phố Vinh - thành phố thủ phủ của Nghệ An ở cực Nam tỉnh Nghệ An.
Qua Cầu Bến Thủy là vào thành phố Vinh Nghệ An.
4 Xin cộng xin tiền mãi lộ nữa làm 5.
Thành phố Vinh tương đối lớn, dân số gần 1/2 triệu người so với thành phố Hà Tĩnh chỉ 100.000
Để so sánh thì dân số Đà Nẵng là 1 triệu và Nha Trang là 400.000. Như vậy dọc bờ biển Đông Vinh là 1 đô thị đáng kể sau Hải Phòng, cùng với Đà Nẵng va Nha Trang phía Nam. Vinh đã là 1 trung tâm kinh tế văn hóa và quân sự hàng đầu từ lâu trong lịch sử, đã có dấu sinh hoạt văn hóa từ thời lập quốc với trống đồng Văn Lang được khai quật ở cực Nam nhất.
Vinh hiện nay khá khang trang và gọn sạch. Cũng như Nha Trang quy hoạch ban đầu nhờ người Pháp nhưng Nha Trang bị các bãi biển chi phối và vùng núi đồi bao bọc. Vinh thì bốn bề là bằng nên phát triển có vẽ được thoải mái hơn.
Bộ tư lệnh Quân khu 4 đặt ở Vinh.
Trên con đường tiếp vận quân sự vào Nam trong chiến tranh, Vinh ở Cửa Hội và Đồng Hới ở Cửa Nhật Lệ có vị thế giống nhau, là nơi trì hoãn và tập kết số lượng quân nhân và quân dụng võ khí - kho và trại - truoc khi sang sông (bằng phà vì cầu bị dội bom) hay lên thuyền vào Nam nên Vinh và Đồng Hới là 2 nơi bị đánh bom thường trực, tên 2 thành phố được nhắc nhở thường xuyên trên đài Sài Gòn, cùng với tên thành phố Hải Phòng. Dĩ nhiên bom đạn đổ xuống 2 nơi này là khá lớn lao. Một số lớn phi vụ đánh bom của không lực VNCH từ sân bay Đà Nẵng đã tập trung tại đây trong đó có phi vụ mà phi công Phạm Phú Quốc bị tử nạn.
Vinh là chánh tòa giáo phận Vinh. Giáo sĩ Bồ Đào Nha đã đến Cửa Lò vào những năm đầu thế kỷ thứ 17 (1629). Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã đến giảng đạo tại đây.
Một nhà thờ nhỏ, không phải nhà thờ chánh tòa địa phận.
Thấy thì nhỏ dãi nhưng vì trời quá nóng nên cũng bớt thèm muốn.
Tô miến lương Nghệ An vưa ăn vừa lau mồ hôi dưới nhiệt độ trên 42 đô C, vẫn ngon không thể nào quên. Ai đến Vinh ráng tìm đến khu vực này trong hình (đứng tại đó nhìn thấy nóc nhà thờ trong hình) mà thử 1 lần trong đời.
Đi Cửa Lò từ Vinh thì ra Cửa Hội, chừng 7 cây số rồi theo con đường biển chừng 5 cây số nữa về hướng Bắc. Từ Cửa Lò trở ra QL 1A để đi về Bắc lại chừng 6 cây số. Bạn đọc đến Vinh thì nên thăm qua Cửa Lò, nhưng mà nhớ là khi hỏi đường thì phải nói rõ muốn đi đâu, vì như tụi này hỏi thì bị chỉ đi Cửa Hội, vì ai cũng nghĩ là mình biết là đi Cửa Hội là (để) đi Cửa Lò!
Không tìm hiểu địa hình trươc nên không biết là đến Cửa Hội thì nhích 1 chút nữa là sẽ đến Cửa Lò.
Trên bãi Cửa Hội nhín về hướng Bắc chừng 6 km là bãi Cửa Lò.
Cửa Lò là 1 thị xã trông khá phồn thịnh. Là bãi tắm đáng kể được người Hà Nội ưa chuộng (dân Hà Nội ráng đi qua - bỏ qua - các bãi biển Thanh Hóa).
Xây dựng tân tiến và không bị gò bó về mặt bằng như Nha Trang hay Đà Nẵng.
Xứ Nghệ là quê hương Sô Viết Nghệ Tỉnh, và cũng là quê hương Khởi nghĩa Quỳnh Lưu.
Đi cho biết đó biết đây.
Thấy cái đải kỷ niệm lạ lạ chụp cái mang về truy cập tìm hiểu thêm.
Qua khỏi xứ Nghệ là Hải Phòng thẳng tiến. Lúc này là giấc trưa, trong bụng có bửa miến lương phố Vinh bây giờ chỉ nghĩ đến Hải Phòng, không buồn ghé Hoa Thanh Quê xứ Thanh vì đã qua mấy lần, có lần có nghỉ đêm. Hoa Thanh Quế là quê Thanh Hóa, người Hà Nội đặt. Người Hà Nôi không mấy gì ưu ái ngưới xứ Thanh - nói nhẹ là vậy. Bọn em có lưu lại và cũng hiểu 1 phần tại sao.
Kề ra thì người Hà Nội cũng khá ớn người Hải Phòng. Những cách biệt và có khi là kỳ thị địa phương mà trong Nam từ Quảng Trị trở xuống mình không bao giờ thấy.
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét