Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Thùy lộ Sài Gòn cập nhật 2017

Gần như mỗi năm người viết đều trở lại  đường thủy Sài Gòn-Vũng Tàu 1 lần, cung đường như có 1 sức quyến rũ lạ lùng. Năm nay nhận thấy 1 thay đổi lớn, xin đóng góp những hình ảnh chắc chắn là mang tình chất lịch sử này, cùng với 1 vài góc nhìn từ mặt nước bạn đọc ít thấy (tuy số các bạn sinh sống tại Sài Gòn là ở rất gần kề).

Ngày 21 tháng 12, 2017: công trường xây dựng cầu Phước Khánh trên sông Lòng Tàu. Đây là ngay tại nơi bắt đầu sông (theo hướng xuôi giòng) tại ngã ba sông Nhà Bè - Soài Rạp - Lòng Tau, hạ lưu cầu Phú Mỹ chừng 6 cây số. Hình chụp theo thứ tự lần lượt , hướng trở về Sài Gòn từ Vũng Tàu.

Cầu Phước Khánh nối liền phần đất Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai với ốc đảo Cần Giờ, mục đích chính chắc là mở thêm 1 hành lang tránh Sài Gòn về Miên Tây rút ngắn qua ngã Gò Công. Trục đường cao tốc quy hoạch là cao tốc Long Thành-Bến Lức. Bạn đọc căn cứ theo 2 địa danh đó có thể định vị được liền tuyến đường cao tốc này.
Chân cầu phía Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Cầu này khi hoàn thành sẽ là cầu giây văng cao nhất trong nước. Lý do dễ hiểu thấy trong hình: là kích thước thương thuyền phải qua lại dưới gầm cầu.
Hai trụ chính giữa sông sẽ là cột giây văng. Nhìn lui từ sau lái tàu. Phải là hưu ngạn, Cần Giờ, trái là tả ngạn, Đồng Nai. Cầu dự trù hoàn tất năm 2019. Cục điện thủy lộ Sài Gòn từ đây thay đỗi vĩnh viễn cho các thế hệ sau bạn đọc và thằng viết này. Đã 340 năm từ ngày Trần Thượng Xuyên ngược giòng Đồng Nai về mở mang vùng Cù Lao Phố, giòng nước này mới thấy thay đổi lớn chỉ trong vòng 20 năm nay.
Nhìn lui từ tàu cao tốc Vũng Tàu-Sài Gòn, bên phải là phần đất Cần Giờ. Các bạn đã nhận thấy qua các hình ảnh xây cầu các trụ và giây cao thế chằng chịt. Đó là đường giây cao thế 500 KV Nam Bắc, sang Sông Sài Gòn tại đây. Tổng chiều dài từ ngoài Bắc vào là 1,500 km. 7 lần vượt sông khác trước đó là, từ Bắc vào: sông Đà, sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn, sông Hương.
 Chân trời của thành phố cũng đã thay đỗi rõ rệt từ dạo em post nhũng hình trước.
Hình như tàu cánh ngầm không còn hoạt động, công nghệ này có lẽ cũng đã có tuồi. Em đi loại tàu cao tốc này. Chuyến đi cũng chừng 1 tiếng rưỡi.
Rời Vũng Tàu:
Trên Sông Lòng Tàu nhìn lui, thấy các núi thuộc dãy núi Phước Tuy
Trông thấy chiếc này, phong cách loại du thuyền đường sông, nghe nói mới có các gói du lịch lên xuống thủy lộ đặc biệt này. Sinh thái của Rừng Sác và nói chung thủy lộ vùng ngập mặn hiếm có trên thế giới này là đặc biệt, người từ xa phải kiếm tour mà đi xem, thằng viết chỉ cần mua cái vé tàu đò là đi miết!
Em cũng có thấy mấy hôm trươc 1 chiêc tương tự trên Sông Tiền ở Hồng Ngự, đến từ Kampuchea. Loại tàu này chạy nhiều trên các giòng sông Nam Mỹ nhất là sông Amazon chở du khách tìm phiêu lưu và cư dân địa phương.


Em sẽ bổ túc thêm hình ành chụp được từ trên sông.






🌌  🌄  🌅  🌈

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét