Chủ Nhật, 10 tháng 12, 2017

Quần đảo Hải Tặc, Kiên Giang

 Trong du ký này:    ⏪    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  12.  13.  14. 15. 16. 17....    ⏩


Quần đảo Hải Tặc nằm trên vùng biển giữa thị xã Hà Tiên và đảo Phú Quốc, cách Hà Tiên chừng 8 hải lý và Phú Quốc 15 hải lý. Đã được một thằng khùng nào đặt tên lại trên Wikipedia là quần đảo Hà Tiên. Wikipedia là từ điễn mở, ai muốn khai mào 1 đề tài nào thì cứ tự tiện mở 1 mục, không bao giờ có thẩm quyền tối hậu như nhiều người lầm tưởng. Phần Wiki tiếng Anh cũng dịch tầm bậy tầm bạ ra là Pirate Islands thay vì Pirates Archipelago, là từ nguyên gốc tên gọi cố hữu do thùy thủ đoàn người Pháp đặt nên từ xa xưa, Archipel des Pirates.

Quần đảo ít ai đến ngoại trừ du khách địa phương vì chính Hà Tiên đã là nằm ngoài các tuyến đường qua lại, chỉ đến được từ Rạch Giá bằng một độc đạo* và không có phi trường. Thị xã Hà Tiên là thành phố tiền tiêu của phần đất Tây Nam nước ta.  Quần đảo như viếng trong post này không nằm trên đường tàu Hà Tiên-Phú Quốc, tàu phà đi lại không đi ngang qua. Và cũng xin nói ngay là hiện nay đảo chính trong nhóm đảo Hải Tặc cấm du khách mang hộ chiếu nước ngoài đến (nói chung tàu đò đi biển hiện nay buộc phải có căn cước mới được mua vé)
* Cũng có 1 con đường hạ tầng đến từ Châu Đốc nhưng chỉ là 1 kết nối nhỏ cho cư dân 2 tình thành này.


Trở lại Hà Tiên thân thiện, chỉ mới chia tay vào tháng 11 năm 2016.

Bến tàu Hà Tiên nhìn từ hữu ngạn (khách san River)

 Hình dưới là bờ kè hữu ngạn nhìn từ bến tàu Hà tiên.

Hôm nay là ngày 10 tháng 12 năm 2017, khởi đầu chuyến tham quan quần đảo là tại đây, bến tàu Hà Tiên, tả ngạn cửa biễn Hà Tiên (sông Giang Thạnh nối dài từ Kinh Vĩnh Tế). Từ bến tàu này xuât phát các tàu đi Phú Quốc kể cả cao tốc và phà lớn chở xe hơi, tàu đi các đảo thuộc quần đảo Hải Tặc và quần đảo Bà Lụa phía Kiên Lương. Chiếc màu đỏ phía sau là tàu catamaran cao tốc đi Phú Quốc. Chiêc phía trước đi đảo Hòn Tre Lớn, quần đảo Hải Tặc. Chiêc tàu cao tốc em đi có hơi khác tí. Giá vé đi về là 79 k. Chỉ có 2 chiếc đi qđ Hải Tặc và mỗi chiêc chỉ đi về 1 lần, sáng 8 giờ, về lúc 3 giờ chiều. Thông tin và mua vé tàu thì các bạn chỉ cần lại hoặc điện thoại đến 1 trong các văn phòng dịch vụ du lịch. Vé sẽ mang đến nhà hoặc khách sạn, cần chứng minh căn cước là nhận vé và thanh toán.( Có nghĩa là bạn đọc có thể mua trươc và từ xa, Lần người viết đi xe đò từ Châu Đốc đến, trên chuyến xe đã có dịch vụ lấy thông tin và liên lạc đặt vé các chuyến tàu đi Phú Quốc và các đảo ngay trên xe, ngay khi khách đang trên đường đến thị xả Hà Tiên, tưc nhiên là chuyến xe sớm).
Thí dụ bạn đọc đi xe đêm từ Bến xe Miền Tây, sẽ đến Hà Tiên vào bừng sáng hôm sau. Bạn có thể mua trươc vé tàu cao tốc Hà Tiên-Phú Quốc, xe đò đêm đến Hà Tiên thì bạn đi ngay đến bến tàu, lấy vé đã đặt trươc tại quày và lên tàu, chỉ 1 tiếng rưỡi sau là đến được Phú quốc.

Rời bến vào sáng 10-12-2017
Khách sạn River mà dân đây gọi là khách sạn 9 tầng. Khách sạn River thuộc 1 tập đoàn thương mại có thuê đứt toàn đảo Hòn Tre Vinh trên đó có 1 bộ phận du lịch của tập đoàn và 1 resort khá đăt tiền, có tàu ca nô phục vụ riêng đậu ở khách sạn. Riêng đảo đó, rất nhỏ 70 ha chỉ vừa đi bộ ngang dọc, thì cho phép người nước ngoài lên.
Hình trên để minh họa, từ tháng 11, 2016

Rời mõm đồi cuối cùng ra biển, thuộc trái núi Pháo Đài nơi khi trươc có 1 pháo đài được vua Minh Mạng củng cố để bảo vệ cửa biển Hà Tiên. Đây là mặt ngoài của khu đồi, nhà cửa và khách sạn Pháo Đài trên núi phía sau núi, không nhìn thấy từ góc ảnh này.
Trái núi cao bên phải của hình dưới đám mây là núi Tô Châu, dưới chân núi phía trái là nơi thị xã Hà Tiên và bến tàu mình mới rời. Phần xây dựng có thể đoán thấy bên trái là thuộc Khu Đô Thị Mới, toàn là nhà cửa mới.
Nhìn lui về phía lái tàu khi tàu trực chỉ quần đảo Hải Tặc. Núi cao bên phải của hình là núi Tô Châu, tả ngạn thị xã Hà Tiên, sau xa hơn phía cực phải, mờ, là nhóm núi Kiên Lương-Ba Hòn. Hà Tiên ở ngay giữa hình, chổ lỏm. Các núi về phía cực trái là bên Kampuchea rồi.
Gần đến quần đảo thì chân trời sẽ thấp xuống và khó thấy đất liền nhưng vẫn còn đoán được tuy hơi mờ.
Chuyến tàu ngày  trời rất tốt biển rất êm nhưng vẫn vắng khách. Một số là du lịch - phượt thủ trẻ đi theo đoàn, nhóm nhỏ - 1 số là người dân địa phương trong bờ hay trên đảo di chuyễn vào ra xã đảo tên là xã Tiên Hải. Và 1 tên phượt cao niên, lẽ loi, lạc loài, dáng dấp trông như 1 người Nhật hay Hàn quốc: là em, thằng viết.
Hướng vào đảo chính xả Tiên Hải, đại khái địa hình các đảo lân cận cũng như thấy trong hình, với cao độ lớn nhất tại Hòn Tre Lớn chừng 100 mét nơi có đồn Hài Quân. Dân cư ngụ theo ven bờ biển, nay có 1 con đường xi măng chạy theo suốt chu vi đảo. Không có xe hơi, chỉ có 1 it xe điện kiểu xe golf đón đưa du khách ít ỏi đi lại bến tàu và tham quan chu vi đảo. Mỗi vòng không nghỉ chỉ chừng 30 phút.
Cầu tàu tại đảo Hòn Tre Lớn xã Tiên Hải. Chiêc tàu cao tốc em đi. Hình chụp lúc nắng chiều khi tàu sắp về Hà Tiên.
Trước đây không lâu (chừng 2015) em đọc diễn đàn phượt, thì không có tàu cho du khách đi về đảo, ai biết về địa phận này thì quá giang các loại tàu đò gỗ kiểu chiêc ghe hàng trong tiền cảnh hình trên.

Em dùng bản không ảnh này giúp bạn đọc định vị, mũi tên hồng là cầu tàu, mũi tên vàng đánh dấu vị trí bia chủ quyền 1958 và là gần nơi em ghé quán ăn trưa. Đường xi măng chạy vòng đảo theo chân đồi chỉ chừng hơn 1 tiếng là đi hết, tuy có nhiều xe điện đón đưa khách mọi lúc hay theo cú gọi điện thoại.
Đảo nhỏ bên góc trái là đảo được tập đoàn khách sạn River Hà Tiên thuê đứt, là đất tư nhân có resort của tập đoàn, có tàu riêng đưa đón từ Hà Tiên. Giá cao, không có gì chơi ngoài xem san hô và nghỉ dưỡng. Đảo này tên là Hòn Tre Vinh là đảo quản cáo ở bờ kè Hà Tiên như là đảo Hải Tặc, người nước ngoài lên được.

Các tụ điểm du lịch là như điển hình trong tấm này, không có khu thương mại tập trung nào, chỉ có vị trí hành chánh là nhà dân nhiều hơn tí.
Đường vong quanh đảo. Trên đảo không có xe hơi, xe tải. Đường sẽ bền lâu! Trên đảo có nhà trọ cho ai muốn ở lại qua đêm. Điện có, 4G có sóng, nước giếng có, muỗi có tí ti thôi.
Điển hình những nơi ven biển không có cư dân. Như các bạn thấy là hơi bị đẹp, đẹp như lý tưởng của cái đẹp biền đảo hoang sơ. Không có khách sạn, không có resorts, không có du khách ồn ào, không có chợ búa, đền đài "tâm linh" nhảm.
 Chân trời là bờ biển Kep Kampuchea.
Thằng viết đi bộ 1 mình, chỉ chừng 20 phút đã đi được 1/4 chu vi đảo.
Ghé 1 quán có võng treo bên khúc đường này gần bia chủ quyền, và được chủ quán mời vào tránh nắng. Mua nước uống nhưng phần ăn (chỉ 1 thằng đi bụi lẽ loi) thì được miễn phí! Lý do chủ quán nói là chỉ là ăn cùng bửa cơm mà họ đang làm cho buỗi tiệc mời gia đình bà con từ đất liền ra thăm!
Nằm trên chiêc võng dưới làn gió nhẹ giữa biển trời bao la bát ngát, ngẫm rằng cốt lõi đời người đâu cần gì nhiều để gọi là được hanh phúc. Càng vứt bỏ đươc bao nhiêu những dư thừa càng gần kề hạnh phúc bấy nhiêu. Và trong chung hoàn cảnh đơn sơ chừng nào tình người với người càng đẹp đẽ chừng ấy.

🌈🌄🌅⛅🌆

Và sau đây kính thưa quý vị, là "điểm nhấn" của cuộc viếng thăm đảo Hải Tặc của em. Là một trong chỉ đôi mục tiêu mà phải băng qua đoạn đường 10 nghin dặm nữa vòng trái đất để về thăm quê nhà cuối năm 2017 này.


Năm 1939 toàn quyền Đồng Dương Jules Brévié đề xuất 1 đường ranh từ biên giới Nam Kỳ ra biển gọi là Đường ranh Brévié , theo đó đảo nào nằm về phía Bắc đường này thuộc về Cao Miên (bảo hộ) và đảo nào nằm về phía Nam thuộc về Nam Kỳ (thuộc Pháp).
Đường này đặt chốt là thị xả Hà Tiên hiện nay và xẻ Vịnh Thái Lan theo hướng 140 độ (quay ngươc kim đồng hồ, Tây Nam). Đó là 1 đường ranh hành chánh giữa 2 phần đất do Pháp cai trị nhưng từ khi Pháp trao trà độc lập cho Kampuchea và Việt Nam đường Brevie đã được dùng làm căn bản cho các tranh chấp biển đảo, bởi hoàng thân Sihanouk và Viêt Nam Cộng Hòa. Và cho đến nay Kampuchea và Việt Nam vẫn đồng ý xử dụng trong các đàm phán về chủ quyền biển đảo trong Vịnh Thái Lan.

Là vì, vâng thưa quý vị, chủ quyền nhiều đảo còn đang trong kỳ tranh cãi (dù không tranh chấp gắt gao, giữa K và ta chỉ trong thời kỳ Khmer Đỏ là có 1 đụng độ vũ trang lớn trên đảo Phú quốc, ngoài ra chưa bao giờ có dùng vũ lực trong việc này).

Đường Brévié chạy sát - mém tí phía Bắc! - quần đảo Hải Tặc.

(Ông Brévié cũng là 1 nhân vật đáng ghi nhớ hơn mà có lẽ ít người biết. Ông là người đã dùng phương tiện riêng mua tàu hàng hải chở binh lính ra đóng lên quần đào Hoàng Sa năm 1938 khi đô đốc Pháp Victor Petit chỉ huy thủy quân Pháp tại Đông Dương vì xung khắc cá nhân đã từ chối không chịu ra chiếm cứ quần đảo này. Đó là năm Nhật đang bành trướng mạnh về Đông Nam Á Châu).

Có lẽ vì tình hình nhạy cảm của một khu vực biên giới - và bia chủ quyền dưới đây - mà người nước ngoài bị hạn chế đến quần đảo này.

Bạn đọc sẽ thấy là chính cái bia chủ quyền này nó có vấn đề nho nhỏ của nó. Hình dưới được người nào chụp vào một thời điểm không mấy là xa xưa, bia chủ quyền còn trên 1 mãnh đất nhỏ hoang phế bên bờ nước, phía trong là con đường nhìn thấy trên không ảnh . Vì lý do nào đó có nhiều vết đạn phá hoại, 1 viên trúng ngay tên gọi quần đảo. Lằn đạn này phải đến từ 1 ghe tàu từ trên mặt nước, vì ngay chổ đứng khả dĩ chụp đươc hình này là nơi sóng vỗ vào bờ.
Nguồn ảnh: Internet
Một tấm hình chụp sau đó không biết vào thời điểm nào cho thấy các mãnh vỡ đã được tô lại.
Nguồn ảnh: Internet
Và hình hôm nay ngày 10 tháng 12-2017, bia đã đươc trùng tu
 Quanh cột chủ quyền một thềm xi măng nhỏ đã được xây dựng, trân trọng và bền vững - dài lâu?
Bia liệt kê các hòn chính thuộc quần đảo Hải Tặc. Người xem không khỏi nhận thấy hàng chữ "Kiên Giang" là lệch tâm và có lẽ thiều mất một nhóm chữ về phía phải.

Người Miền Tây miệt dưới Sông Hậu không phát được âm Rờ, thường phát là Gờ. Với âm Pê thì không có vấn đề. Cho nên tên quần đảo này họ được nghe đọc là Archipel des pi-ga-tes! Cho nên hôm nay trên đảo Hòn Tre Lớn ta mới có bia chủ quyền hơi bị... lạ này. Tùy tiện với lịch sử hay cẩu thả với di sản của Cha Anh? Một di tích cấp quốc gia và có giá trị công pháp quốc tế mà phục dựng nhết nhác, sai lầm như thế này. Cũng may là cho đến nay đảo này cấm người ngoại quốc đến viếng.
Vài tấm ảnh của 1 di tích cũng là 1 câu chuyện dài thời sự, lịch sử, chính trị và nhân văn, phải không các bạn?
- Ê Tám! hồi xưa nó gọi đảo là đảo gì mày?
- Đảo Pi Gát.
- Mày chắc không? Ai nói?
- Ông Chín chồng bà Tư Gà nói. Pi Gát. Hồi đó ỗng là quản đội trưởng trong Hải Quân Ngụy.
- Ô kê, vậy là đảo PiGATE, tao có học tiếng Tây nghe mày!
- Sao mày không viết chữ nhỏ hết đi? Tiếng Pháp số nhiều nó thêm chữ S sau cùng.
- Mày biết hơn tao chắc!? Thôi mày kẻ đi!
- Mày kẻ đi, mau hông thôi sơn nó khô. Nghe nói lóng rày lãnh đạo cấp huyện cũng phải tiến sỹ rồi, mai mốt mày dô trõng hỏi rồi ra sửa sau cũng được.

Vị trí bia chủ quyền bên bờ biển, vào buổi sớm chiều. Khi em chụp tấm hình mặt bia có các bạn trẻ đứng xem là cường triều và có sóng, nước sóng văng ướt hết lưng.
Vị trí bia chủ quyền bên bờ nước, phía ngoài con đường xi măng.
Nếu các bạn có nhìn thấy hình hơi bị nghiêng nghiêng thì các bạn nhận xét đúng. Thằng công binh Ngụy nó không biết cách dùng sợi giây chì. Hỏi sao không thua!
Trong đáy hình cách chừng 2 hải lý các bạn nhìn thấy 2 đảo nhỏ mà trên Google ghi là "Vietnam" nhưng kèm theo là thuộc "tỉnh Kep"! Hòn đảo lớn thấy mờ đằng sau xa khoãng 4 hải lý thì thuộc Kampuchea có ghi rõ trên Google Map. Tất cả do thằng viết xem thấy trên Google Map thôi vì không biết đươc tư liệu nào cụ thể hơn.
Hướng chính Bắc, xa hơn hòn đảo mờ trong xa chừng 2 hải lý sẽ là tỉnh Kep. Chính Tây của điểm này 15 hải lý sẽ đụng đảo Phú Quốc.


🌈🌄🌅⛅🌆

Trở về đất liền trong ngày

Chim biển vùng vịnh bay theo sóng tàu, đâm nhào xuống bắt cá nổi lên trong sóng. Không phải loài hải âu mà là 1 loài cánh dài gọi là frigate birds, petrels.
Trở về cảng Hà Tiên. Núi Pháo Đài bên phải va thị xã Hả Tiên với cây cầu Tô Châu bên ngoài hình phía phải. Phần xây dựng nhìn thấy trong ảnh là mới có, trên nền đất mà phần nhiều có lấn biển là khu Đô Thị Mới. Diện tích này rất mới và phần thị xã ngoài này từ trong khu vực cũ không trông thấy. Năm ngoái em có ra đấy xem xây cât và lúc đó cũng ít thua như nay thấy trong hình từ ngoài cửa biển.


Phụ chú:

- Nếu Trời thương cho, em sẽ về dưỡng già ở Hà Tiên.





2 nhận xét:

  1. Hay, cám ơn ông Thomas
    Bia nghiêng có thể do đất gần biển bị nghiêng
    Cái đặc biệt là mấy thằng VC vẫn đê nguyên chữ Việt Nam Cộng Hòa chưa đổi, do đó có thằng em Sĩ Quan Quân Y VNCH, Thanh niên Xung Phong VC về thăm... vì hưởn Hahahahahaha
    Lenh Ho Xung

    Trả lờiXóa
  2. Thanks bài viết của bạn. 1 người thích khám phá.
    Mình ở Bình Dương

    Trả lờiXóa