Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Kiên Lương, Kiên Giang

 Trong du ký này:    ⏪    1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  12.  13.  14. 15. 16. 17....    ⏩



Phong cảnh tiêu biểu của "Hà Tiên" năm 1964. Hà Tiên!? Hổng phải! đó là Kiên Lương. Kiên Lương nó cách Hà Tiên như Biên Hòa cách Sài Gòn vậy. Đời 1964 thì chổ này cũng là quận Kiên Lương, không phải là quân Hà Tiên.
Bây giờ thì cảnh trong con tem này nó ra như vầy. Hòn Phụ Tử nay chỉ còn là "Hòn... Tử". Cột đá cao 33 mét bên gần bờ đã đổ vào giữa khuya ngày 9 tháng 8, 2006. Chắc là Việt Cộng phá hoại 😁.
Đúng ra thì cũng không phải trung tâm quận lỵ Kiên Lương mà là điểm chót của Tỉnh Lộ 11, rẽ trái hướng đi Hà Tiên tại Ngã Ba Hòn. Nơi đó là huyện lỵ, thị trấn Kiên Lương. Đi ngược 16 km hướng Nam. Đây là 1 bãi biển rất nhỏ trước cửa Chùa Hang, Xả Bình An, Kiên Lương, Kiên Giang. Tại đây bạn đọc có thể thuê nhà nghỉ, hay như thằng viết và đồng hành thì đặt trước hotel. Mùa cao điểm (dưới này có lễ chùa ra sao không rõ) thì nên hỏi trước cho chắc vì có thể sẽ rất bị đông.
Mõm đất nơi có Chùa Hang là mõm nhô ra biển cuối trươc khi đến Hà Tiên. Nơi đó có 1 bãi nhỏ không mấy đẹp và cát không mấy sạch sẽ. Người ta đến chủ yếu để viếng Chùa Hang và xem mấy đảo nhỏ này ngay truoc bãi. À khối đá bên trái bạn đọc hãy hình dung là cột đá đổ nằm ngang, 1 phần mũi đã bị gãy và chìm dưới nước, chứ không phải gốc còn đứng của cột đá cũ.
Trươc khi đến tận cùng con đường vào Chùa Hang chừng 300 thước thì có 1 bãi khác dài hơn, trên cái vịnh nhỏ. Bãi này là nơi cập bến của 1 số ghe chài, cư dân dọc bên đường bờ nên khá nhiều rác. Nhưng mà cảnh về chiều rất đẹp.
Địa hình dưới này là như thế này: suốt trọn vùng đông bằng sông Cữu Long các bạn đi qua là bằng phẳng, đồng bằng phù sa cho đến chân trời. Hoàn toàn không có cái gì gọi là núi đồi (đừng đi về phía Châu Đốc nơi đó có núi Thất Sơn). Từ mũi Cà Mau vắt lền Tây Bắc thì đến Kiên Lương bạn sẽ đột nhiên thấy núi. Một cụm núi nhỏ với 1 số lớn thì chìm ngoài vịnh Thái Lan tạo thành chùm đảo tên là quần đảo Bà Lụa Kiên Giang. 
Có nghĩa là suốt diện tích đồng bằng rộng lớn cực Nam đất nước, chỉ có nơi này là có núi. Và núi khá đẹp tuy là núi vôi thấp, địa chất bạn có thể thấy ở dãy Đông Triều (Ninh Bình, Hạ Long). Tại Hà Tiên cũng có một ít núi, tạo điều kiện cho 1 cảng khá tốt. Cái đặc sắc của vùng này là ở đó, núi gặp biển. Người dân miệt này được thu hút bởi "Hà Tiên" là do vùng núi vôi thấy trong các hình này. Núi gần biển tạo địa thế tốt cho cảng, cho nghề biển. 
Suốt địa bàn đất Phù Nam của tiền sử là rừng tràm và đầm lầy nước phèn nước mặn. Chỉ vùng này, bờ biển phía Tây chạy về Kampuchia mới được thân thiện. Đây là vùng đất được khai phá định cư đầu tiên. Từ trước Mạc Cửu là các làng ngư dân, xóm đánh bạc, cảng hải tặc, nơi ghé bến của các ghe thuyền Tây Phương đầu tiên thế kỷ thứ 17 để tiếp liệu và trao đổi. Đất này Mặc Cửu thuần phục và sau dâng cho chúa Nguyễn. Đất này có thì Miền Tây như bây giờ chúng ta biết mới có. Bản đồ ta như hiện nay chúng ta biết mới ra như vậy.
Đây là hotel chúng em đặt phòng đến nghỉ. Năm trên mõm núi bạn thấy trong hình trên gọi là Hòn Chông (ở đây nghe "Hòn" không hẳn phải là đảo mà có thể chỉ là hòn núi trên cạn. Nó hơi bị rối chổ đó).
Chổ này hợi bị đẹp. Các bạn có thể đặt phòng trên Agoda hay Booking. Gọi là khách sạn Đồi Xanh.

Cùng các bạn thich nhiếp ảnh. Rạng đông và hoàng hôn có 2 thời điểm gọi là golden hour và blue hour. Tùy mùa mà "hour" này là chừng 20 phút trước và 20 phút sau khi mặt trời vượt khỏi chân trời. 20 hay 15 phút lúc mặt trời trên chân trời thì màu trời ngã về hồng đỏ hay vàng, gọi là golden hour. 20 hay 15 phút lúc sau khi mặt trời xuống dưới chân trời gọi là blue hour, màu trời ngã về màu xanh. Màu trời ở hai thời điểm này không thể nào dùng nhu liệu tạo được mà phải được ghi ảnh ngoài hiện trường. Và như bạn đọc thấy thì khá độc đáo phải không nào. 
Cảnh quan địa hình tại Kiên Lương tạo điều kiện chụp ảnh rạng đông và hoàng hôn khá hiếm có. Nơi đây có biển có núi có trời. 



🚘





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét