Vũng Tàu thanh phố mới

Thủy lộ Sài Gòn 2012:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.          


Thành phố Vũng Tàu nằm cuối bán đảo Vũng Tàu, đại khái là 1 doi đất lớn phóng ra từ vùng dất Bình Thuận, xưa là đất Champa cực Nam cuối cùng được sát nhập vào nước Đại Việt dưới thời nhà Hậu Lê. Tại đây Đàng Trong đã có tiền đồn và vua Gia Long làm bến quân sự từ thế kỷ 19, buôn bán với tàu bè phương Tây diễn ra từ trước đó rât lâu vì vị trí cảng tốt nằm trên các tuyến hàng hải từ Malacca qua Trung Hoa và Nhật Bản.
Tại đây năm 1859 các khẩu thần công của ta ở Núi Lớn đã nổ những phát đạn đầu tiên chống tàu biển của liên quân Pháp-Tây Ban Nha.

Từ xưa mũi Vũng Tàu có tên là Gành Rái - gành là mũi núi đá nhô ra biển. Người Tây Âu đầu tiên ghé vào trùng ngày giổ thánh Gioan nên gọi là mũi Saint Jacques. Nam bộ trong đó có Vũng Tàu phát triển mạnh dưới thời Pháp thuộc nên tên gọi Cap Saint Jacques ăn sâu vào dân gian, và người dân 1 thời quen gọi là Ô Cấp. Các phường xưa nằm giữa và dưới chân 2 hòn núi, phía Tây Bắc là Núi Lớn, Đông Nam là Núi Nhỏ với mũi địa đầu là Mũi Nghinh Phong. Cho đến năm 1975 thì các vùng phía sau phần lớn là đất trống, trường bãi quân sự, đầm lầy và đất cát xen kẻ với xóm nhỏ vả vùng cắm dùi người tỵ nạn chiến tranh. Nói chung trước 1975 và cả "thời đổi mới" Vũng Tàu là rất nhỏ, với khu thị tứ chính sau Bãi Trước, giửa 2 núi Lớn vá núi Nhỏ.
Du khách không ra Vũng Tàu từ trước thời đổi mới sẽ rất ngạc nhiên với thành phố mới Vũng Tàu ngày nay. Nhât là những năm cuối cuộc chiến Vũng Tàu là nơi cắm dùi lý tưởng cho thương phế binh và người tỵ nạn chiến tranh.
Hình dưới: những con đường từ thành phố đâm ra Bãi Sau - xin xem bản đồ. So với các thành phố Miền Nam Vũng Tàu dân thưa và mặt bằng rộng cho nên đến vào ngày không có du khách thì sẽ thấy rất thanh bình.
Ngày cuối tuần hay các dịp lễ lớn thì là khác, khách sạn ven biễn sẽ không có phòng và giao thông sẽ như Sài Gòn (nói về ven biển, nhưng phía trong trung tâm là nơi có nhà hàng quán xá thì có lẽ cũng thế)
Khả năng tiềm ẩn của Vũng Tàu rất lớn và các đầu tư ngoại quốc rất ưa chuộng, nên sẽ có biến đổi rất lớn hơn nữa trong những năm tới. Dù sao thì Việt Nam chỉ mới bắt đầu chuyển mình từ 1995.
Tại Bãi Trước có 1 trạm xe cáp đưa lên 1 khu vui chơi gải trí gọi là Hồ Mây, 1 mặt bằng nhỏ trên 1 trong 2 đỉnh của Núi Lớn. Tại đây có thể có tầm nhìn tổng thể thành phố Vũng Tàu từ trên cao.
Trên chân Núi Lớn cũng có Bạch Dinh hay Dinh Ông Thượng. Nơi này là nơi giam lõng Vua Thành Thái và Vua Duy Tân, là Cố và Ông Cậu của thằng viết.
Nhà Nguyễn xuất thân từ vùng sông nước này không ngờ còn nặng nợ với nó như thế.
Những người muôn năm cũ nay còn đâu
Vua Thành Thái từ 1907 nghỉ mát 9 năm đến 1916. Nghỉ mát 1 mình buồn thì vua con là Duy Tân cùng ra chơi và cùng lấy cruise từ Vũng Tàu đi đảo Reunion của Pháp giữa Ấn Độ Dương một chập đến 1947 mới được về lại Sài Gòn. Đó là sau khi vua Duy Tân bị rớt máy bay ở xứ cô Bokasa (Trung Phi) mà chết, 1 thiếu tá trong quân đội Pháp lúc 45 tuổi đáng lẽ đã thay Bảo Đại làm quốc trưởng.
Người Vũng Tàu xưa còn truyền khẩu lại những giai thoại về đức vua yêu nước, sống hòa mình với người dân thường, đi chợ mua thuốc lá Craven "A" mà người bán không biết ngài là đức vua. Trong 9 năm ở Vũng Tàu ngài đã có mối tình với một anh thư vùng Đất Đỏ, biết cởi ngựa múa kiếm với ngài, và đã có 1 người con gái với ngài. Người viết tình cờ đã gặp hậu duệ của bà này trong 1 tiệm hớt tóc ở Long Beach xứ Mỹ mới đây, đã được cho xem thư và hình ngài cởi xe đạp trước Dinh Ông Thượng này!
Hình xưa - 1970 - Bạch Dinh, chân Núi Lớn Vũng Tàu
Hình dưới từ một cafe trên đường ven biển dưới chân Núi Lớn, gần nơi lên Bạch Dinh. Đi về Bến Dình là về bên phải của tấm hình.
Nhìn ra hướng Cần Giờ: đường ven biển gần chân Núi Lớn, đi về bên phải là đi về Bến Đình, đường xưa kia nhỏ hẹp quanh co nay rất rộng và đẹp.
Anh bạn già làm việc ngành cảng dầu khí
Trên Núi Nhỏ có ngọn hải đăng xưa, vẫn còn, và đường lên hải đăng và các điểm vọng cảnh vẫn còn. Từ trên đó nhìn xuống Vũng Tàu, người viết giựt mình không biết có đến đúng nơi xưa hay không. Cảm giác như Từ Thức về làng.

Trong hình dưới này, xưa là nhưng bãi hoang vô tận,  cát và bụi cây, dừa v.v... Hồi đó có thể chỉ tay về trong xa và nói đó là trung tâm huấn luyện gì gì, trại lính gì, trường (quân sự) gì gì, hậu cứ Tiểu Đoàn 6 ND v.v...
Trong đáy hình khi xưa là Rạch Dừa giữa 1 vùng đầm lậy bùn mặn nơi người du khách ghé mua cua đồng bên đường. Hình này nhìn theo cái "cán" của bán đảo Vũng Tàu, tức đứng trên hải đăng nhìn vào đất liền.
Với dân số hiện thời độ 400 000 người thì có thể nói Vũng Tãu sau chiến tranh đã tăng trưởng thành 8 lần từ 50 000 người.
Trong hình này cũng vậy, cảnh quan sẽ gây sững sốt cho du khách trở lại từ thời trước "đổi mới". Trong hình nay xưa là 1 trại lính bên 1 đường bụi, bãi cát trống, và bãi cát trống và... bãi dương, 1 cái bàu nươc ngọt, trại nghỉ mát của quân đội Mỹ, 1 quân y viện bằng gỗ là trung tâm hồi lực của quân đội VNCH.
Các vùng núi trong hậu cảnh là các núi Phước Hải. Xa hơn là Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Trong hình dưới là trung tâm thành phố hiện nay (trước kia thành phố co cụm sau lưng Bãi Trước) với 1 đại lộ là đoạn cuối quôc lộ hướng về Bà Ria, xe đò đưa người du khách vào Vũng Tàu qua đường này.
Chổ này nhìn xuống khi xưa là một trung tâm hồi lực của quân đội VNCH, từ 1 trại hồi sức của quân đội Mỹ. Chỉ là nhưng dãy nhà gỗ lúp xúp giữa bãi cát. Ra tới ven biền là Bãi Sau. 
Tượng Chúa Ki-tô Vua nhìn từ Hải Đăng Vũng Tàu, trên 1 ngọn kế cận thấp hơn, gọi là Núi Tao Phùng. Hướng này nhìn ra gần chính Đông, nhiếp ảnh gia nào có công phu lên nơi này vào lúc rạng đông sẽ có được những bức hình thật đẹp. Chuyến tới chắc sẽ là thằng viết này.
Tượng Chúa Ki-tô Vua cao 32 thước với sải tay dài 18 thước trên đỉnh Núi Nhỏ [tượng Chúa Cứu Thế tại Rio de Janeiro cao 30 thước nhưng trên bệ cao 8 thước]
Dưới cánh tay trái của tượng là Bãi Sau (ai đứng trên cánh tay trái sẽ chụp được hết chiều dài bãi Sau)
Khởi công vào năm 1974, hoàn thành năm 1994. 
Góc nhìn các hình tượng Chúa này là từ 1 điểm phải lội bộ ra gần chân Mũi Nghinh Phong là mũi đá cuối đất của Mũi Vũng Tàu, là cực Đông Nam của bán đảo.
Dừa và quán xá ven Bãi Trước đã giải tỏa và nay tầm nhìn thoáng đản cho thấy toàn bộ chiều dài của bãi.
Bãi Trước đi về Núi Nhỏ.
Cuối Bãi Trước là Núi Nhỏ. Bãi Trước là 1 hình cung hướng về Mũi Cần Giờ bên kia Vịnh Gành Rái, phía Tây cho nên đây là 1 bãi biển trên bờ Biển Đông hiếm có mà có thể nhìn được mặt trời lặn trên biển.
Đường ven biển tại Bãi Trước, từ hướng Bến Đình (sau lưng) đi lên Núi Nhỏ.
Từ Mũi Nghinh Phong, nhìn thấy thấy tàu neo giữa vịnh.
Cảng Vũng Tàu, ngoài bến phục vụ tàu cánh ngầm có trên 10 bến cảng lớn nhỏ, là thương cảng, quân cảng và nhiều nhất là cảng phục vụ ngành dầu khí. Vũng tàu là trung tâm công nghệ dầu khí lớn nhất Việt Nam, số lớn các bãi khai thác dầu khí nằm ngoài khơi Vũng Tàu. Ngay sau khi "giải phóng" Miền Nam anh bạn Liên Xô hồi đó đã đến "hợp tác" với Việt Nam và Vũng Tàu đã thành lập hạ tầng cơ sở như bến bãi để bắt đầu khai thác dầu ngoài khơi rất sớm sau đó.
Các con tàu màu xanh đỏ là đặc trưng tàu phục vụ giàn khoan, là tàu kéo gian khoan ra biển sau khi giàn thi công xong trong các công trường ở Vũng Tàu, bạn nào vượt biên trong những năm 1980 đều đã nhận ra ngay!
Tại Vũng Tàu có 1 cộng đồng chuyên viên Nga trên 5000 người (ai đi du lịch Mũi Né gần đó sẽ gặp nhiều người da trắng, mà dân bản địa toàn quốc gọi là "Tây" (Tây Phương?), 90% người "Tây" đó là người Nga.
Từ 1 khuc quanh trên đường men Núi Nhỏ đi ra Bãi Sau, trước đây chỉ đủ chiều ngang cho 1 xe nhà binh. Nhìn thấy là Hòn Bà, có cai chùa nhỏ nhết nhác, thủy triều xuống có thể đi bộ ra, đáy bãi là sạn đá và cát.
Đoạn cuối con dốc từ Núi Nhỏ đổ xuống Bãi Sau (đỉnh cao dốc này là Mũi Nghinh Phong)
Bãi Sau Vũng Tàu. Các bạn đọc là thanh niên Sài Gòn thời chiến tranh chắc ai cũng có kỷ niệm tại đây, và nhớ con đường này ngoằn ngoèo và chỉ bằng 1 lane bây giờ, đi honda lên được đến đây là hả dạ lắm rồi. Ven biển xưa không có cây cối, chỉ rải rác 1 số "kioques" nhếc nhác, bây giờ thì chỉ 1 vài điểm quán, có thể cũng nhếc nhác... nhưng theo lối tạp nhạp mới.
Trung tâm điểm Bãi Sau. Lúc xưa không đi xa hơn nữa vì quân đội Mỹ chiếm phía dưới bãi. Nay thì bãi kéo đến xa hơn nhưng 1 phần bãi quân đội (xưa) thì quân đội (nay) cũng chiếm ngu gì bỏ, nay là thuộc 1 golf resort đắt tiền.
Du khách và dân cư, một ngày thường (có giờ đông hơn, có giờ it người hơn; thổ dân thì ra bơi lội lúc trời sáng cho khỏi đen - vì da ngâm đen trông nó bần)
Hình ảnh trong bài này chụp vào những thời điểm và ánh sáng khác nhau.
Bãi Sau gần doi đất cao là Mũi Nghinh Phong.
Từ sân thượng một hotel đường ven biển Bãi Sau. Các bãi Vũng Tàu đều sạch sẽ.
Từ doi đất Mũi Nghinh Phong nhìn xuống hướng Bãi Sau.
Với tàu cánh ngầm dùng thủy lộ từ Sài Gòn, Vũng Tàu thật gần, chỉ trong vài tiếng đống hồ người du khách từ xa có thể đi thăm thú trong vòng 1 ngày, hay có thể nghỉ đêm bên bờ Biễn Đông để đổi gió và khám phá 1 thành phố hoàn toàn đổi mới. Ngoài ra chính chuyến đi qua vùng sông nước Miền Đông Nam Bộ đối với nhiều người sẽ rất là giáo dục về đất nước mình.