Sông Lòng Tàu

Thủy lộ Sài Gòn 2012:      1.  2.  3.  45.  6.  7.  


Lưu lượng hàng hải chính ra vào cửa biển từ Sai Gòn chì dùng một khúc Sông Nhà Bè ngắn (nhưng rất rộng, có khúc rộng gần 2 km) chưa đến 10 cây số, rồi rẽ trái sang 1 nhánh hẹp thua là Sông Lòng Tàu tại ngả ba Nhơn Trạch.
Sông Nhà Bè đi qua thị trấn Nhà Bè (trước kia gọi là quân lỵ Nhà Bè) Tại đây là nhưng cơ sở phục vụ hàng hải và nhiều bến cảng lớn và nhộn nhịp nhất nước.
Tàu đi qua khỏi Nhà Bè, đến đây là phà đò Nhơn Trạch, khúc mà lưu lượng tàu bè ra biển sẽ rẽ trái vào Sông Lòng Tàu (trong hình nhìn lui, trái là phải của tấm hình)
Bến đò Nhơn Trạch tả ngạn nối với bến phà Bình Khánh hữu ngạn. Đây là nơi Sông Lòng Tàu tách khỏi Sông Nhà Bè và đi vào vùng Rừng Sác, nhánh trái. Tải đây là nơi Sông Nhà Bè "chia hai", hiểu theo nghĩa sông chảy chia hai theo chiều nước trôi, nhưng không đưa về Đồng Nai Biên Hòa. 
Trong hơn 10 km đầu, 2 bờ sông Lòng Tàu cũng còn là vùng đất nổi và cơ sở công nghiệp và bến cảng, kho hàng vẫn còn nhiều.
Nhà máy, kho dầu, bến cảng.
Sau chừng 15 km thì Sông Lòng Tàu đi vào khu vực Rừng Sác là 1 vùng rừng ngập mênh mông đưa ra tận cùng là rừng ngập mặn Cần Giờ, là bờ biển Đông cho vùng này.
Hiện nay khu rừng ngập mặn này là vùng bảo tồn sinh thái gọi là Rừng Ngập mặn Cần Giờ.
Từ lúc vào khu bào tồn sinh thái này cho đến khi ra tới cửa biển cũng phải chừng gần 1 giờ, nhưng người đi sẽ không môt lúc nào thấy chán.
Tàu cánh ngầm đi rất nhẹ nhàng và rất êm vì mặt nước không bao giờ dậy sóng. 
Đường giây điện cao thế từ miền Bắc sang sông cũng là 1 công trình không thua gì 1 cây cầu lớn và tầm quan trọng kinh tế cũng không kém.
Vào năm 1975 người viết đã đi ngược Sông Lòng Tàu về Sài Gòn trong 1 chuyến quân vận trên 1 dương vận hạm của Hải Quân Miền Nam. Lúc ấy 2 bờ sông bị khai quan nặng nề và không có cây cao nào, chỉ là dừa thấp như hình trên. Chân trời rất bằng và rừng thấp ngập nước nhìn như cánh đồng bằng vô tận.
Tâm điểm Rừng Sác là đây
Rừng ngập mặn là rừng ven biển, đặc trưng là loài cây đước, mắm, tràm, sú có rể phóng ra giữ đất phù sa và chống sạc lỡ soi mòn 2 bờ Sông Lòng Tàu.
Dân cư thưa thớt.
Như thấy thì hoạt động kinh tế 2 bờ Sông Lòng Tàu đoạn đi qua Rừng Sác hầu như không có và không thấy được là bao chỉ trừ tàu qua lại là dánh bắt thủy sản nhỏ.
Nước sông tại đây là nước lợ và khi triều lên thì là nước mặn.
Một phần lớn rừng đước là tái tạo, trồng lại từ sau chiến tranh. Trước chỉ có dừa nước và bụi đước rất thấp vì khu vực ven 2 bờ sông bị phun thuốc khai quan liên tục.
Giòng nước màu phù sa sẽ đổi ra màu xanh nước biển khi ra Cửa Cần Giờ.
Thủy lộ này đã được xử dụng triệt để từ thế kỷ thứ 17 và là lý do hiện hữu của 2 đô thị sầm uất nhất nước là Sài Gòn và Biên Hòa.
Giòng nước lợ thêm vào bầu sinh thái vùng ngập mặn có thể tạo môi trường cho nhiều thủy sản như cá cua sò ốc nhưng vì lý do gì đó không thấy nhiều dân cư khai thác, lưới, đáy, nhà bè. Có lẽ do quy định vì là thủy lộ quan trọng.
Khi giòng nước bắt đầu trong xanh, hai bờ tách xa nhau và tàu đi vào vùng gió mát mang mùi iodine thì biết là sông Lòng Tàu đang đi ra Biển Đông, cửa sông là Cửa Cần Giờ.

Clip tháng 12, 2018






    1.  2.  3.  45.  6.  7.