Khi tàu ra tới cửa biển là lúc vừa cảnh quan vừa không khí của hành trình thay đỗi rõ ràng nhất. Giòng nước từ màu vàng của phù sa đổi ra màu càng lúc càng trong xanh. Ngoài ra lòng sông mở rộng rất mau, 2 bờ tách xa ra và sau cùng tàu đi vào vịnh Gành Rái để lại đất liền phía sau là bờ rừng ngập mặn.
Tàu ra cửa biển, đi từ Cửa Cần Giờ đến bến tàu tại Bãi Trước Vũng Tàu (trong bản đồ vệ tinh là nằm ngay chữ V trong tên Vũng Tàu) chừng khoảng 15 cây số.
Vịnh Gành Rái là nơi rừng ngập mặn Cần Giờ đưa Sông Lòng Tàu đổ vào Biển Đông, được bao bọc 2 bên, phía Tây là Mũi đất Cần Giờ, phía Đông là các núi nhỏ vùng đất Bà Rịa và bán đảo Vũng Tàu. Gành Rái là tên xưa của mũi Vũng Tàu trước khi được gọi là mũi Saint Jacques, rồi mũi Vũng Tàu. Thời trước đó vinh Gành Rái được gọi là vịnh Cần Giờ. Mũi Cần giờ là nơi phù sa Sông Nhà Bè (Cửa Soài Rạp) và Sông Lòng Tàu còn đang bồi đắp. Thành phố cảng Vũng Tàu ở cuối mũi bán đảo do 2 trái núi nhỏ làm neo, là 1 bến cảng lý tưởng để tàu bè ghé bến truoc khi vào vùng đất Miền Đông Nam Bộ, hay vào các cửa sông Mekong để lên Miền Tây và đất Kampuchea, Nam Vang.
Sông Lòng Tàu ra Cửa biển Cần Giờ. Nếu không có tàu cánh ngầm thì rất ít người Việt Nam có thể nhìn thấy được 1 phần địa dư quan trọng và lịch sử của nước mình, ngoại trừ người làm nghề săn bắt hải sản và thủy thủ đoàn.
Vào thời cấm vận tình hình "khai thác" (phá) rừng đước khá thê thảm - làm vật liệu và nhiên liệu (than đước). Không những tại đây mà cùng khắp Miền Nam.
Cảnh quan có một không hai tại Viêt Nam. Anh bạn đồng hành người nước ngoài so sánh với vùng cửa sông Amazon.
Thế kỷ thứ 16 vua Lê đã thanh toán xong vương quốc Champa, đất nước ta đã bao gồm Khánh Hòa và Bình Thuận - trên thưc thế là đã gần diêt chủng dân tộc Chàm. Còn xứ Thủy Chân Lạp bao gồm toan bộ Miền Đông va Miền Tây thì lục đục giữa các vua chua Khmer và đã có 1 số biên trấn của người Việt xuống lập nghiệp.
Lúc này vào năm 1675 có Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên là 2 tướng nhà Mình khong phục tòng nhà Thanh đem 3000 quân và chiến thuyền xuống cửa Đà nẵng xin chúa Nguyễn Phúc Tần cho tỵ nạn và sinh sống. Chúa Nguyễn một mặt kiên nể triều đình nhà Thanh, một mặt lo ngại lực lượng người Hoa này phải nghĩ ra kế khuyến dụ người Khmer phe đang đuoc Phú Xuân hổ trợ hãy để cho họ đến định cư ở vùng Miền Đông bây giờ, vùng này mơ hồ nhưng chung chung gọi là đất Đông Phố. Một viên gạch rớt 3 con chim. Chơi xỏ nhà Thanh, cử người đi mở mang dinh diền đât Nam miễn phí, và giúp kẻ trung thần lấy tiếng rộng lượng.
Dương Ngạn Địch vào cửa sông Tiền Giang ( Cửa Tiểu hay Cửa Đại) định cư vùng Định Tường (nay Mỹ Tho), Trần Thượng Xuyên vào cửa Xoài Rạp ngược sông Đồng Nai đến khai hoang đất Biên Hòa, tạo những hạch nhân chung quanh đấy Chúa Đàng Trong mở mang dần bờ cỏi phía Nam.
Đây là cảnh quan quê hương mới của Trần Thượng Xuyên mà đoàn tàu họ nhìn thấy lần đầu tiên cách đây 340 năm:Dọc bờ bán đảo và đảo Gò Găn đã thấy các thương cảng hay cảng phục vụ ngành dầu khí.
Vùng đất mới hoang vu nhưng trù phú và bao la chờ đón những người tỵ nạn Trung Hoa vào thế kỷ thứ 17.
Miền đất mới trù phú, chân trời mới vô tận đón chào người đi khai phá.
Nhìn về hướng Bắc của vịnh là các hòn núi nhỏ trên vùng đất cao Bà Rìa. Núi Phước Lễ, dưới chân là thị trấn Bà Rịa xưa là thủ phủ tỉnh Bà Rịa.
Đất Bà Rịa xưa thuộc Trấn Biên Hùng (hay Hòa) thời các chúa Nguyễn, trước là đất các vua Lê chiếm của Champa, là tỉnh Bình Thuận cực Nam. Người Chàm đã được người Việt Nam tận diệt 1 cách khá tốt, chỉ còn lại ít ốc đảo như ở Bình Thuận, Khánh Hòa và Ngũ Quảng thì chịu luật lệ rất gắt gao để phải đồng hóa.
Bờ kia của Vịnh Gành Rái - huyện Cần Giờ - mới bắt đầu là đất Miền Đông Nam bộ mà công lớn mở mang Nam Tiến là do các chúa Đàng Trong, người Hoa di cư từ Quảng Tây và 1 ít từ Quảng Đông Phúc Kiến.
Có thể nói Vịnh Gành Rái là bờ cõi cực Nam của nước Đại Việt. Chúa Nguyễn Đàng Trong Nam tiến là từ đây. Đất nước là lịch sử.
Clips quay cuối năm 2018. Đoạn 20 km đầu khi tàu cao tốc Vũng Tàu-Tp HCM mới vào cửa Cần Giờ