Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Thủy Lộ Sài Gòn

Thủy lộ Sài Gòn:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  


Sài Gòn sở dĩ hiện hữu là vì có sông Sài Gòn, không có sông Sài Gòn thì đã không có Sài Gòn. Sông Sài Gòn từ vùng Dầu Tiếng đổ vào Sông Đồng Nai tại Nhà Bè, đoạn cuối của thủy lộ này gọi là Sông Nhà Bè chảy ra Cửa Soài Rạp đến biển Đông. Từ Quận 1 Sài Gòn (Bến Nghé cố hữu) ra đến biển Đông là một vùng đất nước rất đặc sắc đa phần diện tich còn hoang sơ, có một không hai ở Việt Nam, có thể nói là Đông Nam Á. Ở ngay kề một trung tâm đô thị đông dân cư và khách du lịch đi đến vậy mà ít có được thông tin hình ảnh và quản bá, vì giao thông đường bộ đi qua vùng thì ít oi và không thông dụng, điểm dừng và điểm đến có kinh tế hầu như không có.

 

Đứng trấn vùng này phía biển là thanh phố Vũng Tàu ở đầu một bán đảo như một đê biển tự nhiên che chở tàu bè.  Vị trí Vũng Tàu là trời cho cho một hải cảng chiến lược, điểm nghỉ ngơi trước khi vào những thủy lộ đưa đến Miền Đông Nam bộ.

Chim bay từ Sài Gòn đến Vũng Tàu là chừng 100 km. Thủy lộ Sài Gòn-Vũng Tàu theo hướng chim bay này, qua một đoạn Sông Nhà Bè, rẽ trái vào 1 nhánh nhỏ là sông Lòng Tàu và ra cửa Cần Giờ vào vịnh Gành Rái. Mời bạn đọc xem hình ảnh thủy lộ này từ điểm khởi hành là bến tàu cánh ngầm Sải Gòn đến thành phố cảng Vũng Tàu. Chuyến đi dài chừng 1 tiếng rưỡi nhưng vì là 1 chuỗi nhiều đoạn sông nước đặc trưng đa dạng và ngoạn mục nên người lữ hành có cảm tưởng như chỉ chừng 1/2 giờ. 
Thế kỷ thứ 16, vua Lê đã thanh toán xong vương quốc Champa, đất nước ta đã bao gồm Khánh Hòa và Bình Thuận - trên thưc tế ta đã gần diêt chủng dân tộc Chàm. Còn xứ Thủy Chân Lạp bao gồm toan bộ Miền Tây thì chỉ có rải rác các cụm cư dân Khmer, thời đó đang tranh chấp giữa các vua chúa Khmer và đã có 1 số biên trấn của người Việt xuống lập nghiệp.
Vào năm 1675 có Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên là 2 tướng kháng Thanh phục Minh đem 3000 quân nhân gia đình và chiến thuyền xuống cửa Đà nẵng và ra Phú Xuân xin chúa Nguyễn Phúc Tần cho tỵ nạn sinh sống. Lực lượng này đáng sợ nhưng uy thế nhà Thanh vẫn là lớn, chúa Nguyễn phải nghĩ ra kế  giàn xếp với người Khmer phe đang được Phú Xuân hổ trợ hãy cho họ đất đai sinh sống làm ăn ở vùng Miền Đông bây giờ, ranh giới và địa phận mơ hồ nhưng chung chung gọi là đất Đông Phố. Chơi xỏ nhà Thanh, mở mang dinh diền miền Nam, và "ban đất" giúp kẻ trung thần để được tiếng là ân nhân rộng lượng.

Dương Ngạn Địch vào cửa sông Tiền Giang định cư khai khẩn vùng Định Tường-Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên vào cửa Cần Giờ ngược sông Đồng Nai đên khai  hoang đất Biên Hòa.Cùng với việc mang về cho Chúa Nguyễn Phúc Chu vùng Hà Tiên, người Hoa đã góp công lớn trong việc khẩn hoang lập trấn mở mang biên cương phía Nam của các chúa Nguyễn, đo đó mà bản đồ Việt Nam mới có hình thù hiện nay. Chỉ người kiến thức dân tộc lịch sử nghèo nàn mới bài Hoa trên đất Miền Nam, theo các chiều gió chính trị quá khích vụ lợi và ngu dân.
Sông Sài Gòn trước mặt Bến Bạch Đằng. Người xưa khi chọn nơi này định cư lập điểm giao thương Bến Nghé đã  không sai, Sài Gòn Gia Định đã nhờ nó trở thành cảng và thành phố quan trọng và giàu có nhât nước Việt Nam.
Hình chụp vói qua tả ngạn Sông Sài Gòn trước địa điểm bến sông Bến Nghé là bến tàu thương điểm đầu tiên. Vận tải đường sông tự nhiên này đã thu hút thương mại và các chuyến viếng thăm rồi sự chú ý của các cường quốc phương Tây rất sớm. Hình dưới: Cảng Sài Gòn. Khánh Hội nhìn từ bến tàu cánh ngầm đi Vũng Tàu. 2013
Hình dưới: Cao ốc Quận 1 và Thủ Thiêm đối diện nhìn từ 1 khúc quanh hạ nguồn Sông Sài Gòn (rời Sài Gòn bằng đường sông). Vì Sông Sài Gòn uốn thành nhiều đoạn chữ U nối nhau nên cho dù đã rời bến nhiều cây số vẫn có thể nhìn thấy thành phố ở khoảng cách rất gần. Đoạn này tàu đã gần tới cầu Phú Mỹ là nơi sông nhập vào Sông Đồng Nai (nếu tàu về Sài Gòn thì đây là cảnh thành phố đầu tiên nhìn thấy sau khi qua cầu, và sẽ còn thấy nhiều lần sau 2 khúc quanh chữ U.
Cảnh quan Bến Bạch Đằng, cảng hàng hải Sài Gòn là đây, bao gồm bờ bên kia cửa kinh Tàu Hủ là vùng Bến Nhà Rồng, Khánh Hội.
Bản đồ đường xá Sài Gòn từ thời người Pháp quy hoạch đến nay vẫn vậy. Bến Bạch Đằng nay là nơi mới cũ gặp nhau (ông Trần Hưng Đạo còn được đứng đó là vì ỗng là... Trần Hưng Đạo, vía lớn, chư nếu như ông khác được anh Thiệu chọn làm thánh tổ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa thì đã bị dọn đi rồi)
 Từ cao ốc Bitexco nhìn về thượng nguồn.
Trong hình dưới nhìn thấy được miệng hầm Thủ Thiêm qua đường ngầm dưới Sông Sài Gòn. Từ cao ốc Bitexco ở cuối đường Hàm Nghi nhìn xuống.
Bán đảo Thủ Thiêm 3 bề là Sông Sài Gòn uốn khúc, sẽ là trung tâm hành chánh tài chánh thành phố. 
Hầm Thủ Thiêm đi từ bờ Thủ Thiêm đoạn sắp lên mặt đất gần cầu Khánh Hội. Hầm được thông tháng 11 năm 2011.
Miệng hầm Thủ Thiêm phía hữu ngạn dưới cầu Khánh Hội. Hầm cao 9 mét, rộng 33 mét và chiều dài là 1 cây số 1/2.
Sông Sài Gòn, thượng nguồn cảng hàng hải. Nhìn thấy màu đỏ là cầu Bình Lợi, xưa là cầu xe lửa nhỏ còn tồn tại một bên cầu mới. Đây là Quốc Lộ 1 xưa (nay là QL1K) khi chưa có Cầu Xa Lộ xây vào thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Cầu phía trên là cầu Bình Triệu dẫn từ đường gọi là xa lộ Đại Hàn đi Biên Hòa song song với QL1 xưa và nay.
Từ một tiền đồn của chúa Nguyển, trấn Gia Định thế kỷ thứ 17 cách nay 300 năm, đến 1 đô thị 10 triệu dân cư thế kỷ thứ 21.






 1 2.  3.  4.  5.  6.  7.       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét