Thời điểm: 17.11.2023. Rằm tháng 10 mỗi năm
Đia điểm: huyên lỵ Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.
Ghe ngo từ tên Khmer Tuk Ngo. Ghe chỉ dùng vào một mục đích, đó là để đua trong ngày lễ Đổi Nước. Chỉ có chùa mới đóng ghe ngo và mỗi chùa chỉ có một. Chỉ có chùa mới được cất giữ ghe vì ghe không chỉ là một phương tiện mà vì ghe có thần. Ghe ngo là linh khí. Ngày lễ đàn bà mang thai không đươc lại gần ghe ngo..
|
Mũi ghe trê chiếc này có hình thức một bàn thờ, khi đua thì rước lên bờ |
Dân gian truyền [1] rằng khi xưa ở vùng sông nước sư sải từ trong các chùa dùng ghe đi khất thực. Vì nắng gió mưa mùa khi chiều về họ phải rất vất vả để chèo nhanh về chùa trú ngụ. Dân tình thấy vậy thì đóng ghe có thể vận hành nhanh, rước họ về mỗi ngày cho kịp tối. Nhiều ghe nẫy ra tập tục đua nhau chèo về chùa. Tục lệ đua ghe nghe truyền khẩu từ đó mà ra. Đua ghe ngo là trong dịp lễ Đổi nước tại các vùng có dân tộc Khmer tại cực Nam miền Tây gọi là Transbassac. Đây nói về lễ Đổi nước tại lưu vực sông Cái Lớn, U-Minh Thượng.[1a]
Sông Mekong tại trước cửa ngõ thành phố Phnom Penh chia ra thành 3 nhánh, 2 nhánh chảy về xuôi là Mekong và Bassac, 1 chảy lên Tây-Bắc lấy tên là sông Tonle Sap, gặp vùng trũng tạo thành hồ Tonle Sap gọi là Biển Hồ mà không còn đi về đâu. Mỗi năm vào tháng 10 âm lịch, không nhất thiết là rằm, giòng nước chảy qua trước thủ đô Phnom Penh thay đổi chiều, nước hồ chảy ngược ra sông Mekong trôi về biển. Đó là mùa đổi nước [1b]. Lễ còn có tên ít gọi nay mới biết, là Bok Om Tuk. Tuk ngo là tên thể loại ghe này.