Chùa Trò hay Chùa Ngoài hay Chùa Thiên Trù là ngôi chùa gồm nhiều kiến trúc rải rác trên 1 diện tích lớn dưới chân ngọn núi nơi có Chùa Trong trong Động Hương Tích. Cả hai nơi gom lại là Chùa Hương, nhưng chỉ có chùa Trò là dáng 1 cái chùa - chùa trong động Hương Tích phía trên núi chỉ là bố trí động với nhiều bàn thờ và hình tượng để thờ cúng mà thôi. Trong chiến tranh chống Pháp Chùa Hương bị tàn phá nhiều và nay đã được phục dựng lại.
Cái tên Chùa Trò gợi ý chùa chính phải là Chùa Thầy, nhưng Chùa Thầy lại là nơi khác. Thiên Trù là Bếp Trời, ngày xưa nơi này là nhà bếp, có thể hiểu là hậu cần cho chùa chính trên núi, chắc trên đó chỉ ăn chứ không nấu.
Bến Trò là bến vào Chùa Hương, mà trong đó chùa lớn nhất là Chùa Trò. Rời bến đò chỉ vài bước là đến 1 con đường rộng đưa vào cồng Chùa Thiên Trù giữa tàng cây lớn. Phải hiểu là con đường này ngày lễ hội phải chen nhau và không tươm tất gì mấy, nói khéo như vậy.
Con đường làm rộng cho ăn mày người ta ngồi thoải mái, trong văn học người ta tả như thế.
Nếu mình mà là kẻ ăn xin chùa thì thiệt tình chổ này xem cũng được lắm chứ.
Chùa lấp sau rừng cây.
(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.
Bên đường lên chùa là Nhà Bia Thiên Trù. Hôm nay ngày thường không thấy bán bia.(Thuyền ta đi một ngày)
Lên cửa chùa em thấy
Hơn một trăm ăn mày.
Trước thềm lên chùa con đường mở rộng thành 1 quảng trường nho nhỏ nơi có rất nhiều hàng quán. Các quán rất là rộng lớn với rất nhiều ghế nhưng hôm nay vắng. Ngày đông người mấy chổ này chắc hằn là khá lùm xùm. Không lâu trước đây chổ này thịt chó được bày bán và tiêu thụ tại chổ rất nhiều. Vì du lịch nước ngoài tăng mà tập tục này có bớt nhiều, một phần lớn do bà con ở xa đến hay chụp hình và đưa lên mạng bàn tán và chức trách địa phương cũng học hỏi lối kinh doanh mới, văn minh hơn. Ăn con chó thì ok theo thằng viết nhưng treo hàng trăm thây chó quay đỏ rói bên đường lên chùa coi nó không có từ bi cho lắm.
Bên phải thềm lên chùa có con đường ngắn lên ga xe cáp treo mà qua trang sau bạn đọc sẽ thấy.
Khu tháp chuông Chùa Trò mới được thiết kế sau này khá khang trang rộng rãi. Có sân rộng dung trong các màn biểu diễn dân gian trong lễ hội. Lễ hội Chùa Hương là dài nhất nước, suốt 3 tháng Têt ta!
Mái đôi nóc chuông này hiếm có nhất. Tháp này nguyên thủy không phải của chùa, được gỡ ra mang đến xây lại từ thời xa xưa.
Chánh điện Chùa Thiên Trù nhìn từ thềm tháp chuông
Đặc trưng nét Phật giáo Đại thừa miền Bắc với màu sắc Tây Tạng |
Chổ phàm tục người ta "cấm" hay "tuyệt đối cấm", chổ Phật người ta chỉ "không". Thế mới là chùa.
Linh vật đặc biệt Việt Nam không nước nào khác có |
Bạn có biết con Nghê không? |
Chỉ có nơi đây mới có ông Thiện ông Ác đặc biệt Việt Nam |
Các con chó này (sư tử) là đặc biệt Việt Nam |
Các kiến truc chùa đều được phục hồi theo mẫu mã cổ xưa vì chùa đã bị tàn phá trong các năm 1947, 1950 nhưng cũng mang sắc thái đặc trưng và lịch sử theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông của Việt Nam, không lai căng nét Trung Hoa như bao chùa chiền mới xây.
Vị trí hiếm có nơi vằng vẻ hẻo lánh và nên thơ làm nên 1 không gian "chùa" hiếm hoi hiện nay khó kiếm tại Miền Bắc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét