Thứ Năm, 4 tháng 7, 2013

Đi chùa Hương

Chùa Hương 2013:      1.  2.  3.  4.  5.  
Ai đã ra Bắc thì nên đi Chùa Hương cho biết, vì hỏi người Việt nào mà không nghe qua một lần tên gọi nơi này, trong sách trong thơ trong nhạc, thì nên đến xem 1 lần cho biết các lão ấy nói về cái gì và ở đâu. Nước mình mà. Uyên thuyên về các thứ ấy cho nhiều thì ra người có chữ, nhưng đến để cảm nhận cái không gian sinh ra huyền thoại địa danh đó rồi thì mới là người hiểu biết. Vậy mời bạn đọc cùng em đi Chùa Hương. Nó dễ, nó gần, nó khỏe và nó rẻ.

Hà Nội tháng 5 nóng như trong cài lò bát quái, nếu được cũng nên bỏ ra ngoài kiếm tí mát. Em vì có 1 ngày chờ máy bay đi vào Nam, bước ra văn phòng du lịch quen thuộc đặt 1 chổ đi Chùa Hương. Vé chừng 70 mỹ kim bao xe, ăn trưa và hướng dẫn viên và các phí vào cửa, vé đò đi về trên sông. Khỏe quá nên em đi Chùa Hương. Vào 1 ngày rât nóng tháng 5, 2013.
Rời Hà Nội 1 buổi sang đã 35 độ. Nhìn thấy là smog chứ không phải sương mát đâu nhé, là hiện tượng greenhouse trên Sông Hồng.

Cầu Long Biên nhìn qua nóc Chợ Đồng Xuân một sớm Hà Nội, tháng 6 2013


Rời Hà Nội đi về Tây Nam ra đây là đường đê chạy qua Phố cổ. Đi về hướng Phủ Lý, Ninh Bình hướng Nam Tây-Nam.

Chùa Hương cách trung tâm Phố cổ Hà Nội chừng 65 km, đường mới đi chỉ chừng 2 tiếng rưỡi. Nếu bạn mua tour tại 1 trong các văn phòng du lịch tại phố cổ như thằng viết thì có thể xe sẽ đến đón bạn tại hotel vào trước 7 giờ, thì vào trước giấc trưa bạn sẽ đến Bến Yến.
Nếu bạn mua tour như là 1 du khách từ phương xa thì chắc sẽ đến 1 điểm chánh là Động Hương Tích, là

Chùa Trong. Thực tế là cái gọi là Chùa Hương trong thi văn và dân gian là 1 quần thể rộng lớn gồm nhiều chùa cổ chứ không phải là cái chùa, 1 điểm đến nhất định. Hầu hết các ngôi chùa, đền, đình là phải đến bằng thuyền.
Quần thể nằm trên 1 địa hạt ngập nước trên những ngọn núi đá vôi nhỏ rải rác trên đồng bằng Sông Hồng. Vùng này là 1 vùng nông nghiệp truyền thống lâu đời giáp giới với vùng nông nghiệp bên Ninh Bình nên du lịch có nét giống như đến vùng Tam Cốc Ninh Bình, chỉ là gần hơn thôi. Xưa là Hà Đông nay trực thuộc thành phố Hà Nội.


Tỉnh lộ chạy thẳng vào chân dãy núi chắn trước mặt là dãy núi có các chùa và đền trong quần thể Chùa Hương, Động Hương Tích mình đến thăm nằm trên 1 ngọn núi trong dãy đó.

Hôm qua đi chùa hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Làng Yến. Làng mạc (cấp xã) đồng bằng sông Hồng đều như thế này.

Hiếm khi khu vực này vằng người như thấy. Bạn đọc có muốn có 1 trải nghiệm sảng khoái ngắm thiên nhiên và quan sát người dân sống đời thường thì nhớ lựa ngày tháng không có lễ hội mà đi, có thể hỏi văn phòng du lịch. Ngày lễ hay ngay cả cuối tuần chổ này sẽ chật ních khách thập phương. Như thằng viết nói, đi Chùa Hương gần rẻ và rất tiện lợi nên đã trở thành môn thể thao quần chúng  Hà nội và vùng phụ cận.


Cảnh nền backdrop của "Chùa Hương" trong thi văn là như thế này đây. Những dãy núi vôi như thế này không có ở Miền Nam, chỉ vài ngọn ở Ngũ Hoành Sơn Đà Nẵng và 1 it ở Hà Tiên là hơi giống. Nhìn xem hiền hòa và có lúc thơ mộng như những Hạ Long trên cạn, dễ đến và dễ đi qua, không phải như vùng rừng núi đá Trường Sơn ở Miền Trung và ven biển.

"Đò đi qua Bến Đục mọi người ngắm nhìn em...". Bến Đục là đây, tại làng Yến. Thuyền đi Chùa Hương đi từ hay đi qua Bến Đục (Bến Yến).
Bến Đục nhìn qua Suối Yến là Đền Trình khu vực Chùa Hương
Quần thề Chùa Hương. Người Nam không quen tập quán văn hóa người Bắc, nhất là tín ngưỡng thờ phụng địa phương. Nơi nào chùa có nhiều bộ phận thành họp 1 quần thể thì có 1 kiến trúc ngoài tên là đền trình (người tín hữu đến trình mình).


Sơ đồ này không định hướng Bắc Nam mà chỉ cho mình dễ hình dung vị trí các chùa đền rải rác trong khu vực, một khi mình đã đến đứng ở Bến Yến. Sông Đáy chảy từ bên phải của hình qua trái về Phủ Lý ("Sông Đáy chạm nguồn qua Phủ quốc..."  , Đôi Mắt người Sôn Tây) và từ Tây Bắc qua Đông Nam. Nếu lật ngược sơ đồ này thì hướng có thể gần đúng hơn.




Chùa Hương 2013:      1.  2.  3.  4.  5.   



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét