Thứ Hai, 25 tháng 12, 2023

Cánh Đồng Chum - Năm 2023

 Thời điểm: tháng 12 năm 2023

Qua các bài về Thương Lào các bạn đã định vị được tinh Xieng Khouang, nằm vắt trên đường 7 Thượng Lào giáp với Nghệ An. Nếu mình tưởng tượng nước Lào là 1 sinh vật đa tế bào nào đó, thì Cánh đồng chum ở vi trí trái tim của sinh vật đó. Mãnh đất màu vàng nhạt 20 x 20 Km ngay trung tâm cao nguyên Xieng Khouang trong bản đồ là 1 lòng chảo khá bằng phẳng.
Đây có lẽ là miền đất với bề dày lịch sử được ghi nhận dày nhất nước Lào cận đại. Các bạn đến đó bằng đường bộ từ Luang Prabang là tiện nhất, hoặc máy bay nội địa từ Vientiane hay Luang Prabang. Phương tiện sau có vẽ thuận tiện nhưng 1 là mắc mỏ, 2 là đã đến xem đất nươc Lào mà đóng cửa trong chiếc máy bay, lướt qua xứ sở xinh đẹp thì quả là lãng phí.

Thị xã Phonesavanh hay Phonsavan là thủ phủ tỉnh Xiêng Khouang (phát âm như: Phôn-xa-vảnh, cũng là 1 họ người Lào[1] phổ biến, cả ở bên Mỹ). Tiện nghi như 1 thị xã bên VN nhưng với dân cư thưa thớt, 37.500 người năm 2023. Phonsavan phát triển và dân cư tụ về 1-2 thập niên gần đây do các trợ giúp quốc tế cho các di tích khảo cổ và nổ lực dò phá bom mìn từ 50 năm qua. Kinh tế chủ yếu nông sản tiêu thụ địa phương, giao thương với VN và du lịch Cánh Đồng Chum. Có 1 phi trường nhỏ địa phương.

Chuyến đi Lào bằng xe SUV thuê bao từ Đà Nẵng, ra đi từ Luang Prabang lúc 8 giờ sáng, đền Phonsavan vào lúc 5 giờ chiều sau khi dừng chân 1 tiếng ăn trưa tại thi trấn Phou Khoum.

Đến từ đường 7 Luang Prabang. Đường số 7 là đường cố hữu thời Đông Pháp đi từ cố đô Luang Prabang (nhờ đường 13) đến bờ biển Vinh, song song và tương đương đường số đường 9 Hạ Lào, 19 xuông Bình Định v.v....
Chủ khách sạn là người gốc Hmong[1], sắc dân đa số ở vung Thượng Lào. Người Lào là thứ, người Việt có nhiều thương gia buôn bán lẻ, người Hoa thì vắng bóng ảnh hưởng ở tỉnh Xieng Khouang nói chung. Tính ra thì cứ gặp chừng 6-7 người thì có 1 người nói tiếng Việt.
Đường vào Site #1 phía Nam Phonsavan 7km

Như tên gọi Cánh Đồng Chum [2] là 1 đồng bằng trên cao nguyên Xieng Khouang, đã là 1 vùng tương đối đều đặng độ cao. Trong tỉnh Xieng Khouang đã được kiểm kê hơn 90 tập hơp tổng cộng chừng 2.100 chum đá cao từ 1m đến 3m. Vị trí lớn nhất và dồi dào hiện vật nhất  gọi là Site #1 gần thị xã Phonsavan. Đây là nhà khách Site 1, bán vé vào xem 1 thảo nguyên rộng lớn nơi có 115 chum trong nhiều tụ điểm. Xe điện chở vào trong chừng 2 km. 

Khu trưng bày trong nhà khách/bán vé. Du lịch trong tỉnh Xieng Khouang đi đôi với tình hình rà soat bom mìn, và những hiện vật trưng bày trong này là thường thấy khắp mọi nơi trong tỉnh. Tỉnh Xieng Khouang được vinh dự hứng chịu bom Made in USA nhiều hơn cà trái đất cộng lại (tổng cộng, không phải so sánh), dành kỷ lục với Quảng Trị  nước mình. (Dĩ nhiên trước khi xác minh được số bom tại Gaza!).(Dân số nươc Lào năm 19652,376,200 - Sài Gòn và ngoại ô lúc đó là trên 3 triệu)
Trấn Ninh là tên Việt dùng gọi tỉnh Xieng Khouang  trong Đông Pháp lúc đầu, để dành là đất của vương quốc An Nam từ tay nước Xiêm. Trấn Ninh (Muang Phang) thuộc lãnh thổ Đại Nam từ 1832 đến đời Tự Đức (đi vào Pháp thuộc đang lúc bị người Xiêm chiếm đóng). Từ đời Lê có thời triều cống Trung Hoa và Đại Việt.
 Tháng 12-2023. Hai hình trên cách nhau hơn 100 năm, tình cờ hầu như được ghi cùng chổ đứng và góc hình trong Site 1.  Chứng tỏ việc giữ gìn di sản lịch sử chính quy nghiêm túc, chuyên nghiệp, có học, không như sự "bảo tồn di sản" thiếu học thức nhưng dồi dào sáng tạo, như đồn Hải vân, Chùa cầu Họi An v.v... mục đích thương mại du lịch lòe loẹt. Giáo sư tiến sĩ ta cứ tưởng là du lịch Đại Nam là "di sản", một danh từ đang rất thịnh hành.
Chung quanh Phonsavan không xa có đến 15 sites nhưng du khách chỉ vào xem đươc 3 hay 4 vì bom mìn chưa bảo đảm rà soát phá gỡ hết. Bên lề, là các chỉ dẫn thuyết minh, biển bản ở đây mang tính văn minh nghiêm túc và phỏ thông như tại các nước Âu Mỹ, không phải nhem nhuốc nhà quê ấu trĩ chen những tuyên truyền vô lối. Ắt phải là do từ tay người thiết kế của Unesco.
Các toán rà soát tháo gỡ bom đạn thuộc nhiều NGO từ nhiều quốc gia. Họ vẫn còn ngày ngày làm việc tại các nơi hội tụ chum đá và nơi khác.
Hiện vật khổng lồ huyền bí từ trên 2000 năm sừng sựng dưới nắng mưa mà còn để lộ 1 kỹ năng cao làm người hiếu kỳ ai nấy đều phải khựng lại trầm tư.
Các chum đá được xác minh là để giữ cốt người quá cố, được 1 nên văn minh có mặt tại khu vực từ thời đồ sắt tạo tác, 500 trước CN cho đến 500 năm vào CN [4], tức kéo dài chừng 1000 năm, rồi biến đi đâu mất mà không để lại dấu ấn văn hóa nào khác.
Huyền bí bao quanh hàng nghìn chum đá rải rác trên điện tích cả 1 tỉnh lớn như Nghệ An. Một là vì chúng đến từ 1 quá khứ mịt mờ quá xa, hai là vì khoa sử chưa liên kết được tác giả của chúng với 1 dân tộc cận đại nào trong vùng hay xa hơn như Trung quốc, Khmer, Myanmar, Ấn Độ v.v...
Thấy được hình 1 chiêc nắp bằng đá mà khảo cổ xác định là trước đây đã tồn tại rất nhiều.

Khí hậu cao nguyên Xieng Khouang tương tự như khí hậu Tây Nguyên Viêt Nam trong mùa Đông với nhiệt độ và sương mù buổi sáng, càng làm tăng thêm vẽ huyền bí cho không gian cánh đồng. 

Hố lớn trong hậu cảnh này do bom thuộc loại trên 500kg TNT, thường phải máy bay B-52 mang thả, đường kính trên dưới 20 mét tùy địa hình, cô chú tin em đi em biết. Trong Site 1 chỉ em quan tâm đếm được hơn 20 hố như thế (nhìn lại các hình trên). Chứng tỏ 1 số lớn các chum ở đây đã ra mãnh đá vụn.


Bà Madeleine Colani (sinh năm 1866 và mất tại Hà Nội 1943) là người đã công hiến toàn bộ hiểu biết về các chum, tuy rằng  người đã phát hiện đầu tiên là 1 người du hành quôc tịch Anh. Bả đã để lại cuốn sách gối đầu Les megalithes du Haut Laos cực kỳ chi tiết 100 năm trước đây cho nền khào cổ ngày hôm nay. Bà cũng khảo cổ văn minh Hòa Bình, Sa Huỳnh v.v... có 16 nghìn năm trước văn minh Cánh Đồng Chum. (Văn minh CĐC là thời kỳ đồ sắt).


 

Phụ Chú: 

A. Sơ đồ của Blog, đùng Google Earth để lấy cao độ dọc theo con đường Route 7 Thương Lào. Chú ý: nếu không vào (xuống) lõm Muong Kham thì phần cao nguyen Xieng Khouang trung bình là 1000m, tuong đối đều cho đến dốc đổ xuống Viêt Nam.
Lòng chảo Muong Kham lõm sâu trong sơ đồ là vì tiết diện theo con đưởng số 7, để bạn đọc hình dung độ cao xe phải lên xuống. Độ cao vùng Xieng Khouang thì đồi núi đều đặng chừng trên dưới 1000m, với Cánh Đông Chum là 1 bình nguyên bằng phẳng hơn hết.
 
B. Nói đến Cánh Đồng Chum trong tư duy người thế hệ chiến tranh Đông Dương thì ai ai cũng đồng nghĩa nó với chiến sự tai đó trong suốt cuộc xung đột 30 năm. "Cánh Đồng Chum" đã là 1 tên quen thuộc trên nhật trình Sài Gòn và các đài bá âm quốc tế, nhưng không ai có chút hiểu biết gì về nó và vai trò của địa phương này trong thời sư. Mãi cho đến năm 2000 phần lơn còn là vùng cấm địa. Chì cần nhìn bản đồ Thượng Lào, ai nấy cũng thấy CĐC phải là trọng tâm quân sự hàng đầu trong bất cứ chiến lược nào, của phe nào. Ai cũng muốn làm chủ nó. Bây giờ với đồi dào thông tin và tài liệu giải mật bạn có thể thoáng một hình ảnh  rất mực ly kỳ (và khốc liệt) khác của đất nước hiền hòa này. Cách Phonsavan chỉ 45 cây số chim bay có 1 ngôi làng mà năm 1965 là 1 phi trường rộn ràng với số chuyến bay hằng ngày cao nhât thế giới! Phi trường là bí mật và làng này lúc đó có dân cư là gần 40,000 người! Với dân số nước Lào là 2,4 (1965: 2,376,200) mà số bom đạn đổ xuống là tương đương 20 quả bom Hiroshima thì ắt xứ sở "hoang vu" này đã không ít người quá vãng vãng lai!
Gần cổng phi trường Phonesavanh, có lẽ là một bào tàng quân sự.

 🌴🌴🌴 

 

 1. ^ Nếu nói 'người Lào' là người đa số ở các thành thị, và là tầng lớp lãnh đạo truyền thống, hoàng gia, thì họ rất giống người Thái Lan và ngôn ngữ hầu như là 90% tiếng Thái Lan. Tại các đô thị người Lào làm công chức, cảnh sát, ngân hàng, đại diện tôn giáo. Người Hmong buôn bán lẻ, nhà hàng, lao động phổ thông. (Phần đồi núi cao nguyên cư trú là Hmong và 4-5 dân tộc thiểu số). (Người Việt ở các đô thị lớn nhỏ, buôn bán các cái, mà cái hay là khó truy cập thống kê! Các nguồn truyền thông chính thức thường không có).

2. ^ Plaine des Jarres => dịch đúng nghĩa là Đồng Bằng Chum.

3. ^ CN là viết tắt Công Nguyên, là kỷ nguyên chúng ta đang sống. Trước CN tức trươc năm 1. Không có chuyện "sau CN" ! Nhé các cô cậu nhà báo. Sau ngày tận thế nguyên tử, loài người  hủy diệt thì sẽ là sau CN.

4. ^ Người Hmong mà trong lich sử chiến tranh Đông Dương báo chí gọi là người Mèo (Meo), hiện dân số tại Mỹ quốc là 400,000 người. Gặp 1 đoàn khách nước ngoài trong khách sạn, hỏi ra là người Hmong từ San Francisco.

5.^ https://www.worldometers.info/world-population/laos-population/

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét