Gallery: Ảnh du lịch

   01.  02.  0304.  05  06...                                                                                  


1. Câu chuyện của ảnh


Vương Quỳnh Sèo Motel, Sà Phìn, Đồng Văn, Hà Giang
Ảnh là một thành phầm văn hóa. Là một họa đồ công nghệ cao dùng truyền đạt một tư tưởng, một thông điệp. Thông điệp này có khi rất đơn giản, như ảnh chỉ dẫn lối đi (không ảnh định vị), hay ảnh chân dung giới thiệu 1 cá nhân (ảnh căn cước) hay thể loại tiếng Anh gọi là snapshot, 1 thứ ảnh ghi vội vả để truyền đạt 1 sự kiện hay đối tượng đơn giản mình muốn giử làm tư liệu, kỷ niệm hoặc chia sẻ. Ảnh thay cho câu viết hay lời nói, với cái khác biệt to lớn là, ảnh mang rất nhiều tư liệu trong 1 mặt phẳng rất nhỏ. Cho nên trong các phương tiện truyền thông hình ảnh là phương tiện - medium - tối ưu. Và trong mục đích kể chuyện mỗi tấm ảnh mang cả 1 câu chuyện, có khi rất dài, rất sâu sắc, rất xúc tích. 'Xúc tích' là hàm chứa tối đa tư liệu dùng để hiểu thấu 1 chuyên mục. Tối hảo của xúc tích là chứa tư liệu ắt và đủ - 1 điều hiếm đạt được, và 1 điều hiếm tấm ảnh nào đạt được.
Ảnh dùng để minh họa, nhưng ngược lại vẩn còn nhờ vào câu viết để thuyết minh thêm về ảnh. Minh họa và thuyết minh là 2 động thái trái ngươc nhau nhưng lại có thể bổ túc cho nhau một cách tuyệt vời. Cho nên 1 tấm ảnh có thêm chú thích luôn luôn sẽ được ưa chuộng cao. Cũng như 1 trang truyện có bổ xung thêm hình ảnh minh họa.
Ảnh để dành 1 khoảng trống thoải mái cho óc tưởng tượng của người xem. Nói cách khác, ảnh kích thích trí tuệ phong phú của khán giả mà không giới hạn, từ đó mang lại 1 thích thú giá trị cao.

Ảnh là 1 thành phẩm cụ thể trên 1 phương tiện sờ được đo được, nhưng mục đích của thành phẩm này là gợi 1 ấn tượng. Ấn tượng này thành lập trong bộ óc của người xem khi người xem tiếp cận với thành phẩm. Thành phẩm này nó không phải là 1 copy của môi trường, hiện trường. Tầm ảnh là những đường nét và diện tích hình học, có màu sắc ít nhât là trắng đen, gợi cho người xem những ấn tượng rãi rác từ trong tư duy, sắp xếp thành 1 "hình ảnh" hư cấu, virtual, trong óc của người xem. Do đó khi ghi lại 1 tấm hình nhiếp ảnh người chụp phải ý thức con người, tư duy, trải nghiệm, văn hóa vốn dĩ của người khả dĩ sẽ được xem hình mình trình bày.
Những thành phần, chi tiết của 1 tấm ảnh được ghi nhận vào não bộ của con người 1 cách riêng lẽ, không phải như 1 tấm ảnh, mà bằng đường nét sơ đẳng (lines) hình thù sơ đẳng (shapes) được xử lý và lưu trữ ở 1 nơi riêng biệt trong bộ nhớ (võ não ở bán thùy não gáy, occipital lobe), cộng với thông tin màu sắc được trữ ở 1 phần khác của võ não ấy, cộng với thông tin về hình thù 3 chiều, thông tin về bố cục v.v... cũng được trữ riêng. Các thông tin này được khêu gợi bởi phần cao cấp của tư duy và được ráp lại thành 1 ấn tượng khi cần. Có bao giờ bạn có những giấc mơ trong đó có hình ảnh, nhưng lại không "thấy" màu không, thấy toàn là màu xám? Đó là vì yếu tố, thông tin màu không được gợi lên để bổ túc vào hình ảnh đó trong giấc mơ đó.
Không có ai có trong trí nhớ 1 hình ảnh thành hình toàn diện, photographic memory, như trong 1 tư liệu điện tử JPG file chằng hạn. Hôm nọ hẹn đón anh bạn lái chiêc xe Honda Accord màu xám, khi anh đến thì xe lại màu trắng, từ khi mua vẫn là màu trắng. Các chi tiết khác mình nhớ đúng nhưng màu trắng kỳ này lại là 1 ngạc nhiên. Mà thằng viết mới chia tay với anh bạn tuần trước đây thôi!
Khi ghi nhận, chụp 1 bức ảnh, tác giả phải ý thức thực tế y học trên. Sắp xếp sao cho người xem nhận thức hình ảnh mình trình bày theo như ý mình muốn. Văn hóa, trí thức, trãi nghiệm, kỹ niệm thực tế và ngay cả óc tưỡng tượng của người xem là chính. Nhiếp ảnh gia vận dụng trí thức của mình chiếu theo những yếu tố đó của người xem.

Trong mục gallery  chuyên về ảnh này tác giả xin trưng bày những hình ảnh tiêu biểu từ những chuyến đi cùng khắp nước nhà mà t/g "ưng ý". Đồng thời vì khi trước cũng đã được dịp may học tập về nhiếp ảnh/điện ảnh có trường lớp cũng xin đóng góp chút ý kiến về nhiếp ảnh nói chung và cơ hội nhiếp ảnh trong du lịch nói riêng. Các ghi chú  - kỹ thuật, mỹ thuật - đó sẽ được chen vào khi có thì giờ mà không lớp lang bài bản - xin bạn đọc thứ lỗi. Mời bạn đọc theo dõi.

Hình trên: Năm 2012 vào tháng 9 người viết được nhóm bạn tại Sài Gòn tổ chức cho đi theo lên tận chóp bản đồ nước nhà. Căn nhà này thâu hút chú ý của thằng viết vì nó tọa lạc tại 1 vị trí rất xa lạ với tuyệt đại đa số khán giả cho dù là trong nước. Hai là hàng chữ viết trên biển bản. Và dĩ nhiên là "sắc diện" của chính căn nhà, kiến trúc nữa cổ truyền thống nữa tân thời. Sau cùng là không khí ảm đạm của buổi xế chiều trong 1 ngày mùa thu.
Blog sẽ có 1 chuyên mục về những nét chính có tính cách biểu tượng - symbolism - giáo khoa trong nhiếp ảnh/điện ảnh, nhưng trong ảnh này có biểu tượng về 'vắng vẽ' cac bạn có thể rút kinh nghiệm mà áp dụng khi muốn.
Vắng vẻ tức nhiên nói về con người, nói rõ hơn là sự hiện diện con người (hay không hiện diện) trong ảnh. Nếu bạn muốn truyền đạt 1 ấn tượng vắng vẻ, hãy chọn 1 nơi, vị trí không gian, thường là có người, đông người và ghi ảnh lúc không có sự hiện diện của một ai, hoặc chỉ có 1 người, hoặc 2 v.v...
Thí dụ, ảnh của 1 vùng sa mạc là 1 nơi thường không có người thì cho dù ảnh của bạn không có hình người trong đó thì vẫn không truyền đạt ấn tượng vắng vẻ. Tương tự là 1 bãi biễn hoang sơ, 1 cánh đồng, 1 nghĩa trang. Nếu không có người thì các ảnh đó vẫn sẽ không thấy vắng. Một khu rừng già, 1 thác nước trong núi v.v....
Trái lại, 1 khu chợ không có bạn hàng khách qua lại sẽ mang 1 ấn tượng vắng. Tương tự là 1 lớp học chỉ có bàn ghế trống, 1 nhà thờ không giáo dân (chùa thì thường là vắng, thì khác). Và 1 ghế trống trong công viên, 1 chiêc xe đậu bên đường không thây ai gần, 1 chiêc xe đạp cô đơn, 1 dãy ghế du trong sân chơi con nít giờ không có ai đến, 1 khu phố lúc trưa, bạn đọc có thể tự triển khai danh sách này. Ngược lại là ấn tượng đông đúc. Các bạn chọn nơi thường là vắng và chụp lúc có nhiều người, cho dù số người không cần nhiều, sẽ thấy. Hay là chổ nào thường có N người mà chọn lúc chụp là có N nhân 3, nhân 5 hay cao hơn. Thí dụ cuối trang.
Hình dưới: ngôi nhà có nhiều xe tức nhiên phải có nhiều người, thế nhưng trong ảnh thì nhà không người, xe để bất động. Ấn tượng vằng vẽ tuy nhẹ nhàng nhưng không thể không cảm nhận.

Về vấn đề thông số kỹ thuật mình sẽ đề cập, nhưng ảnh căn nhà này chụp rất vội vã. Thông số là... auto. Và từ cửa sổ xe đang chạy. Mình sẽ bàn luận về chụp ảnh du lịch và thiết bị ở nhiều posts khác..
Hình trên: cảm nhận vắng vẻ do từ bản chất của không gian này, thường là phải nơi vui nhộn đông đúc - mà lại thiếu bóng khách. Hàng ghế không người ngồi cũng thường dùng để truyền đạt sự vắng vẻ, lẻ loi, về nhiếp ảnh/điện ảnh mà nói.
Tiện đây xin chen vào khái niệm về bố cục. Lines and shapes: biểu tượng của các đường thằng trong phạm trù nhiếp ảnh/điện ảnh. Ảnh nào trong phạm trù này cũng có những đường thằng thấy rõ. Hình này thì là những đường thẳng theo chân trời (horizontal). Đường thẳng chiều chân trời trong phạm trù n.a/đ.a là biểu tượng của 1 sự bình yên, yên ả, thanh nhàn. Tác giả các ảnh hay đạo diễn phim chen vào thành phẩm của mình đường chân trời nhiều hay là chủ đạo, rõ nét thì là muốn truyền đạt 1 sự yên ả, thanh bình. Các bạn để ý mà bình phẩm phim ảnh hay hình ảnh. Đó là lý thuyết cổ điễn, và giữa tác giả và khán giả nếu cùng chung 1 mẫu số về văn hóa thì chi tiết này (các đường thằng) thường có tác dụng rất đồng bộ (cảm nhận của số lớn khán giả đều giống nhau).
Đường thẳng dựng đứng (vertical) có ý nghĩa hướng thượng, thí dụ trong 1 kiến truc tôn giáo, hoặc gợi sự nể phục, uy nghi v.v... 


Đường thẳng nghiêng truyền đạt 1 sự năng động, giao động, trong nhiều hình thì truyền đạt 1 sự rối reng, không bền vững.


Đương thằng nghiêng thường làm tăng "độ sâu", cảm giác 3D của 1 tấm hình.
Đường thằng nghiêng cũng thường được dùng để hướng về 1 điểm trong khuông hình, gọi là leading lines, như trong hình dưới. Các đường thằng trong hình hình dưới chỉ về, lôi cuốn, làm khán giả đưa mắt theo chiều dài con đường về đêm để khán giả đánh giá vẻ ảm đạm của con đường vắng vẻ (con đường này bình thường, giờ khác, phải là rât nhộn nhịp).
Sự vắng vẻ của những chiếc xe không người cởi.
Sự vắng vẻ an nhàn của 1 quán cóc giữa trưa (được đường thằng chia vùng nắng với vùng mát xác định). Những chiêc xe đạp và ghế ngồi vắng khách truyền đạt sự tỉnh lặng. Khán giả có thể "nghe" được sự yên tịnh do những chi tiết đó, chi tiết mà giáo khoa về điện ảnh/nhiếp ảnh đã cô đọng được qua nhiều thế hệ nghiên cứu và hệ thống hóa, nhưng khán giả chỉ cảm nhận theo lính tính mà thôi. Hỏi số lớn họ sẽ không phân tách được tại sao.
Sân ga là chổ truyên thống uyên náo nhất của xã hội, cho nên để truyên đạt sự vắng vẻ không gì bằng chọn chổ này lúc không người mà ghi ảnh. Một đoạn phim buồn, với tài tử cô đơn, buồn bả sẽ được quay tại những nơi như thế này.
Những hàng ghế không người chiếm nói lên sự vắng vẽ, nhưng là 1 vắng vẽ được ưa chuộng. Người xem sẽ sảng khoái được là 1 mình giữa trời biển bao la mà không ai quấy rầy. Đó chính là cảm tưởng của thằng viết khi đến đỉnh Núi Pháo Đài gần thị trấn Cát Bà giữa buỗi trưa hè.
Những yếu tố chính của 1 tấm hình, sẽ triễn khai thêm trong các posts sau. Tấm ành đẹp là 1 bản hòa nhạc symphony dùng những yếu tố này (và yếu tố phụ mình sẽ đề cập trong từng post riêng).
  1. Light and colors.                          Ánh sáng và màu sắc.
  2. Lines and shapes.                        Đường nét và hình thù
  3. Textures        Tính chất "3D" (ba chiều của mặt phẳng các vật thể trong hình, như láng, sần sùi, phản chiếu v.v..)
  4. Framing and composition.           Khung và bố cục
(Bạn đọc đối chiếu với đoạn trên của bài này sẽ thấy các yếu tố đó được xử lý và tích trữ ở những vùng cơ thể học riêng biệt rõ ràng của não bộ, visual cortex, occipital lobes)
Yếu tố 1 và 3 là do kỷ thuật - máy móc, thiết bị - và cách xử dụng đúng đắn, mình sẽ đề cập sau. Chủ yếu cũng khá nhàm chán, f stops, exposure time, ISO v.v.. khá nhàm chán nhưng không phức tạp gì lắm. Chất lượng (loại máy ảnh, ống kính v.v...) thì chỉ cần thiết bị trung bình, chả cần máy móc "nhà nghề" hay mắc mỏ, "hàng hiệu" "cao cấp" gì. Bàn về giá cả, hiệu hàng thời thượng chỉ chứng tỏ người không hiểu biết gì về "nhiếp ảnh", chỉ là hiếu kỳ hời hợt về những quảng cáo máy móc trên báo trên mạng.
Yếu tồ 2 và 3 là do nghệ thuật, trình độ đạt được phải nhiều thời gian hơn 😅
Thật tình mà nói yếu tố quan trọng nhất nội dung tấm hình. Tấm hình mờ, xấu, chụp qua loa của đứa cháu yêu sẽ ăn đứt tấm ảnh đoạt giải toàn cầu, đối với cha mẹ của cháu.
Hoặc hình ảnh về đất nước thân thương, cho người có tâm tư tình cảm đối với, hoặc kỷ niệm sâu đậm về quê hương mình.
Ấn tượng đông đúc, chật chội
Trong ảnh này số người khá đông trên 1 không gian không mấy gì rộng, thế nhưng bạn không có cảm nhận là đông đúc chật chội. Bạn thử nghĩ tại sao.

Lại nói về tính cách biểu tượng mạnh của nhiều yếu tố trong nhiếp ảnh/điện ảnh. Có nhiều biểu tượng có tính cách hoàn vũ, universal, như biểu tượng của khung cửa. Bất cứ văn hóa nào của loài người từ Bắc Cực cho đến sa mạc Châu Phi đều có 1 rung cảm như nhau với hình ảnh của khung cửa. Khung cửa mời gọi người xem "bước" vào không gian của hình, tiến đến gần hơn để xem phía bên kia, khiêu gợi tánh tò mò, mạo hiễm. Khung cửa  gợi 1 sự che dấu nào, 1 phân cách nhưng lại lạc quan ở chổ là có thể vượt qua được dễ dàng. Người xem còn có thể cảm thấy 1 sự hồi hộp nhẹ nhàng nào đó, hay 1 háo hức, thúc dục.
Thực tế đấy là những cảm nhận suy tư của người viết khi đến viếng Tử Cầm Thành trong Đại Nội Huế sau 1 thời gian lâu chưa đến lại vào tháng 5, 2017.
Đại Nội Huế 5-2017
Angkor Thom 2015
Mũi Nghênh Phong, Vũng Tàu

Tương tự là biểu tượng, của chiếc cầu. Toàn thể loài người ít có văn hóa địa phương nào mà vắng bóng hính ành những chiếc cầu. Chiêc cầu biểu tượng cho ngăn cách, nhưng lại biểu tượng mạnh cho khả năng kết nối. Chiêc cầu biểu tượng cho 1 tiến bộ, 1 phương tiện nối liền 2 phía, 2 bờ dĩ nhiên. Chiêc cầu còn biểu tượng cho 1 do dự, mà cũng là 1 thôi thúc, bước sang 1 địa phận địa lý nhưng cũng là tâm lý, tâm linh mới, cho 1 quyết định có khi là lớn lao. Nói chung hình ảnh cây cầu thường gây 1 cảm xúc nhât định nào đó cho khán giả, gần như cho mọi cử tọa, audiences.

Neak Luong 2015
Biểu tượng của con đường. Luôn luôn là 1 biểu tượng lạc quan, phấn chấn. Con đường mời gọi, con đường thúc dục, hứa hẹn. Con đường uốn lượng lại như 1 khúc nhạc đu đưa nhẹ nhàng như nhịp điệu 1 hành trình thông suốt đầy thú vị.

Và nhiều, rất nhiều biểu tượng khác, từ những thực thể vĩ đại như núi, sông, cho đến vật dụng của con người như lưỡi dao, mặt kim đồng hồ v.v... sẽ bàn thêm sau. Nếu những biễu tượng đó là mẫu số chung giữa bạn là người tạo tấm ảnh và khán giả xem ảnh, bạn có thể truyền đạt ấn tượng bạn muốn, bằng những nét hình học và màu sắc trong bức ảnh của bạn.
Có nhiều biểu tượng chỉ ứng cho một hay một ít văn hóa, và không ý nghĩa gì đối với văn hóa khác. Mình sẽ đề cập đến trong 1 post sau. Biểu tượng gây ấn tượng trong tiềm thức mà phần lớn khán giả cảm nhận mà không hiểu từ đâu đến, tiếng Anh gọi là subliminal. Một thí dụ subliminal effect là việc 1 người nhìn 1 tấm hình rất tầm thường, không có hình ảnh rõ ràng về 1 thức ăn, nhưng lại tự nhiên thấy đói và thèm thức ăn đó. Đó là 1 bí quyết của giới quản cáo chuyên nghiệp hiện nay.
Một số lớn khán giả sẽ cho là 1 tấm ảnh nào đó đẹp, mỹ thuật, hay, thú vị v.v... nói chung là ưa thích, mà không biết tại sao. Một tấm khác, cũng cùng 1 đối tượng đó, cảnh đó, vật đó nhưng người đó sẽ là không thích, họ cũng không biết tại sao. Người biết chụp hình, tạo tấm ảnh đó, họ biết. Vì họ đã vận dụng những hiểu biết về nhiếp ảnh và lý thuyết tâm lý mà tác giả đã nêu trên để tạo ra tấm ảnh đó.


Thực ra chụp hình lúc du lịch là tùy thuộc vào tình cờ. Gặp được gì mình mong muốn tìm kiếm thực tế là 1 cơ duyên, dịp may. Nhưng mà may mắn là gì? May mắn là gặp  cơ hội lúc mình sẳn sàng **. Sẳn sàng với thiết bị dĩ nhiên, nhưng còn là sẳn sàng với kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm.
Và óc tìm tòi, thiện chí, tâm hồn cởi mỡ, và nhất là - nhất là tình người. Tình thương người, thương quê hương, thương thế giới, tạo vật.

Hóa ra nhiếp ảnh là một triết lý, không phải là ba cái hiệu máy, giá cả ba cái thiết bị hay thông số trên ba cái nút cái vòng.

** : Tiếng Anh có từ cho tình huống này: serendipity. Serendipity là gặp may mắn trong lúc nghiên cứu tìm kiếm, khác với luck là sự may mắn tình cờ mà thường được ghép với dumb tạo thành ngữ 'dumb luck'. Dumb là khờ, là kém hiểu biết.

Mời bạn đọc xem tiếp






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét