Gallery [5] Polarization

⏪    01.  02.  03.  04.  05  06.

Ánh sáng, màu trời

Đây nói về 1 phụ tùng rất rẻ tiền nhưng rất thực dụng, cần thiết phải có đối với 1 nhiếp ảnh gia chụp hình có trời và mây. Dĩ nhiên chụp vùng trời không mà thôi là 1 động tác vô tích sự, nhưng cảnh quan phần lớn là 50% trời. Trời có mây đẹp đem lại hình ảnh đẹp, "ảnh có hồn". Vậy mà đại đa số các vị chụp hình gia không quan trong cái khía này cho đúng mức nhé, cứ cho là trời, thì nó luôn luôn có đó, có gì lạ? Có chứ, là sai biệt giữa 1 tấm hình đẹp và 1 tầm hình vứt đi. Này nhé, bạn hãy ra ngoài và nhìn lên trời chổ có đám mây, mượn 1 cắp kính đen Polaroid, hay hàng hiệu đắt tiền có ghi "polarizing glass". Nhìn có kính và không có kính xem nó khác nhau ra sao. Hay là bạn vào 1 chiêc xe hơi có phần màu sậm phía trên kính trươc và nhìn xem chổ đám mây đó. Có khác nhau xa không.

 
Phụ tùng đó là miếng kính phân cực Circular Polarizing filter, gọi tắt là CPL. Nó rất là rẻ tiền, tại Mỹ hàng hiệu chỉ chừng 10 đô, nhưng phải tìm cho ra dúng kích thước vòng xoắn của ống kính máy. CPL chỉ dùng chụp ban ngàyngày sáng, ánh sáng tự nhiên từ mặt trời. Và công dụng hạn chế cho 2 tình huống mà thôi. Mà 2 tình huống này hầu như là thường trực với người đi du lịch.
Đó là ánh sáng lòa từ hơi nước (độ ẩm của) trong khí trời, ánh sáng do mặt trời truyền vào, hay nói cách khác là ánh sáng phản chiếu từ giọt hơi nước vi mô chặn đứng ánh sáng mặt trời, cụ thể thấy rõ là sương mờ hay mây loãng. Hai là ánh sáng phản chiếu từ mặt nược. CPL chỉ dùng cho 2 trương hợp này mà thôi, không dùng làm gì khác. Thằng viết xin đơn giản hóa cái vấn đề vật lý như thế này.
Ánh sáng gồm nhiều tia photon đến từ mặt trời (đơn giản thôi, photon là 1 hạt, particle). Bạn đọc cứ hình dung tia đó như sợi giây đàn, nó rung, và nó rung trong không gian 3 chiều. Bạn đọc nhìn kỹ 1 sợi giây đàn guitar đang rung xem. Cái lọc đầu tiên là tấm chắn 1, có "lá sách" đứng. Đứng sau nó là tấm lá chăn khác có lá sách nằm. Nếu là sách thứ 2 ở gốc 90 độ với lá sách thứ nhất thì sẽ chặn dứng hết tia photon. Đi qua lá sách thứ nhất là hiện tượng xãy ra khi tia photon chạm vào phân tữ H20 và dội về máy mình. Lúc đó tia photon chỉ còn rung trong không gian 2 chiều như trong hình. Tia photn này đã bị phân cực - polarized.
Kính polaroid mình mang (hình trên) là miếng lá sách thứ hai đó. CPL dùng nguyên tắc này, cho ành sáng vào máy ảnh.
Các bạn chú ý hướng rung 2 chiều của tia chạy giữa 2 kính lọc, đó là tia đã được phân cực, polarized light. Tia mà CPL có thể lọc loại bỏ. Tia sáng phản chiếu từ giọt hơi nước, phản chiếu lên mặt phăng ướt, phản chiếu từ kính như kính cửa hàng chẳng hạng là tia đã phân cực (tia phản chiếu lên từ mặt phẳng kim loại khô thì không)


Thế thì: tia photon dội lại từ 1 mặt phăng có H20 sẽ là tia đã phân cực. Lọc phân cực CPL chỉ có thể chăn được loại tia phản chiếu này thôi, người ta dùng đặc tính đó.
Tia nắng khi chạm mặt nước và dội lại là bị phân cực, nếu chặn bằng CPL thì ánh sáng dội từ vật khác cứ vào ông kính, ngoại trừ tia từ mặt nước, cho nên mình nhìn xuyên qua mặt nước mà thấy cá lội được. Tia đội lại từ kính (kiếng, glass) cũng y như thế. Dùng CPL sẽ loại bỏ ánh phản chiếu từ kính xe, kính cửa hàng mà cho thấy xuyên qua vào trong xe, trong gian hàng trưng bày.
Bóng phản chiếu này là do tia đã phân cực được thâu qua ống kính. Nếu dùng CPL sẽ thấy xuyên qua cửa kính và không thấy Nhà hát lớn

Trong khí trời lúc nào cũng có H20 dưới dạng những hạt nhỏ, khi to thành sương, khi vi mộ mình không thấy. Nhưng lúc nào củng giử ánh sáng mặt trời nên mình thấy mờ, hay chói (gọi là hanh). CPL loại cái mờ đó và chỉ cho ánh sáng trực thằng từ mặtt trời, hay phản chiếu từ mặt phẳng khô, kim loại, hay gỗ v.v... khác vào ống kính.

Hình dưới: Khí trời mùa cuối năm ("mùa thu") tại Châu Đốc là khô nên không có hạt nước vi mô trong không khí, nói chung là "trời trong". Dùng CPL lúc này có thể sẽ cho 1 màu xanh trời đậm, "sâu" hơn nhiều và tăng mỹ quan của hình, nhưng mà ánh mây phản chiếu từ mặt nước nổi sẽ hoặc biến mất hoặc hết tỏ. Đó là vì ánh sáng phản chiếu từ nước là ánh sáng đã bị phân cực, là ánh sáng mà kính lọc CPL dùng để loại. Tháo kính CPL hay xoay vòng (xem dưới) hóa giải cho sáng ra để thấy bóng mậy trên nước, khi thấy bóng phản chiếu đẹp thì chụp.
 
Những hình này dùng để truyền đạt thông tin về phong cảnh mùa nước nổi là chính, nhưng nếu bầu trời chỉ 1 màu xanh đều đặn hay bị bạc bởi khí ẩm thì chắc chắn sẽ khá là vô duyên.
Hình này dùng CPL cho màu trời và mây tương phản - contrast - đồng thời các chi tiết 3 chiều trên chính đám mây cũng tương phản, ngược lại tất cả hình ảnh phản chiếu trên mặt nước "câm" luôn, mất hết.
Long Hải - tháng 5-2017
Ánh sáng phản chiếu từ mặt phẳng kim loại đang khô ráo sẽ không ảnh hưởng bởi CPL. CPL nói chung có làm sậm hình đi qua ông kính, có thể nhận thấy được qua ông nhấm, không như UV filter là filter  không giảm độ sáng của ảnh. Vì làm sậm - nhẹ thôi - và đồng đều lên đối tượng và các màu cho nên hậu xử lý khá dễ, chỉ cần tăng độ sáng của toàn hình. Tác dụng mong muốn là màu xanh trời đậm hơn, màu trắng của mây và viềng của các hình thù mây rõ hơn - tức contrast cao - sẽ không bị hậu xử lý làm giảm phần nào hết. Cái hanh làm bạc nền trời chổ không có mây sẽ biến mất. Các dãy núi ban ngày bị mờ bởi hơi sương sẽ rõ ra, cụ thể là rừng trên núi sẽ hiện rõ ra. Dĩ nhiên khi sương mù là mục đích chính của ảnh thì phải tháo CPL ra.
CPL có làm máy tính (computer tí hon trong máy ảnh kỷ thuật số) của máy ảnh hơi bị rối tí nên autofocus có thể không nhạy, không mau. Chụp cảnh landscape thì focus không còn là vấn đề vì tất cả đã quá 6 mét, nếu không cần cận cảnh. Nếu trong cảnh có đối tượng cần rõ nét, hay zoom, thì các bạn cài manual focus.
Dưới đây là 1 thí dụ CPL, hình trụ tròn các bạn có thể thấy có 2 "tầng", 2 lớp kính. Khoanh dưới mình xoắn vào ống kính của máy, phần trên mình có thể xoay tự do, với vòng dưới cố định so với máy. Các bạn nhìn thấy hình dưới là kính polarizer bán riêng lẻ, và thấy chổ trùng lấp thì ánh sáng không xuyên qua. CPL trong nhiếp ảnh tác dụng y như vậy, chỉ khác là tác dụng nhẹ hơn thôi. CPL nhiếp ảnh khi chặn tối đa vẫn còn cho 1 ít ánh sáng polarized xuyên qua, cho nên có khi minh mua phải loia5 "yếu" hơn loại khác, và phải tìm mua loại "mạnh" hơn. Nhưng dù sao giá vẫn không đáng kể gì, loại "hàng hiệu" cũng chỉ chừng 10 mỹ kim.
Các bạn gắn vào đầu kính máy bằng cách xoắn khoanh dưới sao cho chặt. Trong phòng bạn bật tivi hay màn ảnh LED của máy computer lên. Ngắm vào hình trên màn ảnh và xoay vòng ngoài. Các bạn sẽ thấy 1 lúc nào đó màn ảnh sẽ tối, hoặc đen hoặc sậm tối đa - vì ánh sáng từ tivi hay laptop là ánh sáng đã phân cực. Lúc đó là chiều lọc của 2 miếng kính ở góc 90 độ với nhau.

Ánh sáng LED từ laptop là ánh sáng polarized, đã phân cực. Dùng CPL thấy rõ đặc tính đó
Các bạn lấy 1 giọt sơn trắng cẩn thận đánh dấu lên vành ngoài. 90 độ với chổ đó là khi chiều lọc của 2 mảnh kinh song song với nhau, tức CPL không còn lọc ánh sáng phân cực gì nữa. Đánh dấu vị trí này.
Ngoài hiện trường mình sẽ gấp gáp và nói chung là khó đánh giá ánh sáng, màu sắc, các bạn chỉ cần nhìn vào 2 mức dấu này mà chụp 1 loạt hình ở 2 vị trí và 1 số ở vị trí trung gian. Hình nền trời và mây, contrast giữa mây và trời sẽ khác nhau khi về xem. Thật ra các bạn đã nhận thấy trong ông nhấm rồi nhưng không rõ đẹp như khi "lên hình".
Đó, chỉ có thế. Luôn luôn đi du lịch phãi mang ít nhất 1 CPL, chụp hình có trời sáng thì gắn CPL và xử dụng. Trời tối hoặc ánh sáng loãng như ngày mưa thì thôi nhé, chả có công dụng gì nhé (có công dụng nhìn xuyên qua ánh phản chiếu trên mặt hồ, để thấy cá lội chẳng hạn, như trên bài có nói).
Hình minh họa những miếng kính polarizer lấp lên nhau, che ánh sáng - trong thí dụ này là ánh sáng phản chiếu đã bị phân cực, không phải ánh sáng mặt trời trực diện hay phản chiếu lên mặt khô.
Dưới: Hai hình này cũng chụp vào lúc khí trời khô. Ơ ven biển khi mặt nước mát, không bốc hơi thì trời trong như ở sa mạc. Thế nhưng vì đối tượng là những cánh máy màu trắng, thằng viết đã muốn có nên trời màu đậm để tương phản, và đã dùng CPL. Thứ ánh sáng rất loãng làm hanh, tức sáng nhòa chổ màu xanh do từ phản chiếu độ ẩm còn lại trong khí đã biến mất và mình có màu xanh này. Màu xanh là màu khó "chế biến", cải tạo với hậu xử lý, vì nó làm hư các màu khác khi dùng Photoshop hay tương tự. Muốn thâu màu xanh theo ý muốn thì phải biết dùng CPL.
Hình dưới: vì bố cục của hình mình không muôn có mây, nhưng thành sự tại thiên. Cùng 1 màu xanh nhưng xoay góc khác với góc ảnh trên kia là màu xanh đã khác rồi, có CPL vẫn còn hanh nhiều (màu trời hơi bị bạc hơn) (hình cũng đã được xử lý).
Khu nhà máy gió Nhà Mát, Bặc Liêu tháng 5.2016
Đão Bé, Lý Sơn, Quảng Ngãi
Ngày nắng lớn, trời trong thì chắc màu trời sẽ đẹp theo ý muốn? Chưa chắc, muốn có màu xanh "sâu", trong, thì phải biết tình huống mà dùng kính lọc. Màu xanh của trời rất khó "chế biến" trong hậu xử lý.

Các hình dưới này ở miền Tây Hoa Kỳ, mùa xuân có nhiều độ ẩm trong không khí. Nếu hình không có trời mây thì sẽ là lãng xẹc, phải không các bạn. Do CPL và do đặc tính polaroid của kính chiêc xe (kính trước, windshield thôi) mà tương phản giữa trời và mây và ấn tương 3 chiều 3D của đám mây đã đạt được.
Thằng Mỹ nói xứ nó đẹp, đẹp khỉ gì, chỉ là trời, mà trời đâu lại chả có. Tại ta không biết nhìn thôi. Các bạn thay bầu trời trong các hình bằng 1 bức màn màu xanh, hay tệ hơn nữa là màu bạc vì hơi nước thì còn lại là gì? Chả có gì.

Nếu "giá trị" các hình này không là nhờ nền trời mây thì có lý do gì để mà ghi ảnh. Hình trong loạt này chụp qua cửa kính xe ra phía trước, tức là có kính polaroid rồi, nên tháo CPL ra. Kính bên của sổ xe thường it được xử lý polarizing.

Nếu nền trời trong các hình này màu xám trắng, chói, hoặc xanh bạc, và không có mây rỏ nét thì còn lại là sa mặc khá vô duyên. Phải không nào?
Nói thế chứ ngươc lại, cho dù trời mây có lúc thật lạ thường, đẹp lạ thường mình muốn ghi ảnh lại để chia xẻ, thì chụp trời mây không lại là vô duyên. Vì trời là gì, và ở đâu chả có trời mây. Trời - và khí tượng - chỉ có nghĩa, khi có người, có môi trưòng và con người, mặt đất chịu ành hưỡng của khí tượng đó là nội dung chính. Cho nên muốn cho 1 ảnh trời đẹp phải có 1 bối cảnh nhân sinh, nhân sự, và ngược lại.

Cho nên đừng xem thường yếu tố trời, mây. Và muốn chụp hình mang về từ du lịch phải chuẩn bị, phải tập chụp hình trời mây, mà chuẩn bị lại là quá dễ, vì đâu chả có trời và mây để thực tập!


🌆 ☁ ☀ 

Phụ chú về tác dụng kính lọc UV:  tia cực tím hay tử ngoại viết tắt là UV. Tia UV có nhiều trong ánh sáng mặt trời, vế quang học nhiếp ảnh chỉ làm cho hình bị nhiễm màu xanh trời, mức độ không tai hại là mấy và có thể hậu xử lý dễ dàng. Không có kính UV chả có sao, có kính UV thì màu trong hình tươi hơn, không bị xanh. Vì lẽ kính UV không tác dụng gì đến các thông số máy ảnh, mà lại rất rẻ vì chủ yếu là miếng kính trắng, mà người ta tìm ra ứng dụng hay là dùng để che, bảo về ống kính. Lau chùi ống kính có thể làm trầy mặt kính, vì nói là thủy tinh thì cứng nhưng trên mặt kính có thoa những lớp "thuốc" trong có tác dụng quang học thực tế như chống lòa - gọi là glare, tia ánh sáng chạm mặt kính "tung tóe" ra trên bề mặt của kính - là một. Kính UV che ông kính, nhận lãnh bụi làm trầy, chất dầu trên tay làm bẫn v.v... chùi thoải mái, có trầy thì vứt mua cái mới. Dùng cái nắp đen để dậy ông kính, lấy ra lấy vô và bỏ quên mất rất bực mình.




 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét