Gallery [3] Thông số cơ bản

   01.  020304.  05.  06.

(Trong những đoạn nói về thiết bị nhiếp ảnh vả thông số kỷ thuật người viết sẽ chen kẽ nhiều từ dịch ra tiếng Anh, đó là để các bạn có thể đối chiếu với từ ngữ kỹ thuật trong những bài vỡ gốc Anh văn nếu muốn truy cập tìm hiểu thêm, và hiểu những từ quản cáo khi tìm mua máy ảnh trên thị trường).

Nhiếp ảnh cổ điễn có 4 thể loại chính, đó là:   1Phong cảnh   2Chân dung  3Hoạt cảnh   4Tỉnh vật
Hiện nay nhiều người còn đam mê nhiếp ảnh trong những lãnh vực có it nhiều tính cách chuyên môn như: - Ảnh thể thao - Ảnh loài chim, thú - Ảnh cận cảnh thí dụ như hoa cỏ hay côn trùng hay hiện vật  - Không ảnh, hiện nay có thể là bằng máy bay điều khiển từ xa - Ảnh chụp các kiến trúc của loài người đựng nên... và nhiều ứng dụng khác. Các "chuyên ngành" này đều rơi vào 4 phân loại trên về lý thuyết thể loại. Lý thuyết về kỷ thuật, tiêu chí mỹ thuật và đòi hỏi thao tác khác nhau cho 4 thể loại. Sự trùng lấp thể loại là thường gặp, nhiếp ảnh gia phải ý thức mà ứng dụng kỹ thuật/mỹ thuật cho đúng trường hợp.

Tấm hình là 1 của sổ vào không gian  và chỉ là một của sồ. Cửa sổ này là ảo, không tùy thuộc vào kích thước của tấm giấy ảnh hay của màn ảnh, mà tùy thuộc vào lượng thông tin đo bằng diện tích không gian thực tế được thu vào cửa sổ này. Cơ phận quyết định diện tích này là ông kính của máy ảnh của bạn, thông số tên là tiêu cựkhẩu độ tối đa. Khẩu độ tối đa là khả năng cho lượng ánh sáng tối đa lọt vào (và chạm vào) "phim" tức là màn cảm ứng của máy, sẽ nói vào trang khác vì phưc tạp hơn tiêu cự do khái niệm "lương ánh sáng" khó hiểu 1 chút. Ông kính cho ánh sáng vào nhiều gọi là ông kính "nhanh" - fast lens, mình sẽ hiểu tại sao. Đây nói về tiêu cự trước, vì trực tiếp liên hệ với thể loại.

Hình dưới từ nguồn Internet: sơ đồ góc độ tương đương với tiêu cự máy ảnh tiêu chuẩn cổ điễn phim 35mm. Các con số bằng mm này chỉ có nghĩa trong nhiếp ảnh mà thôi.  Các bạn thấy trên thực tế thì con số đo góc độ là thực dụng và hữu ích hơn con số mm mà ngành nhiếp ảnh dùng để đo tiêu cự - nhưng mà đó là truyền thống kinh điễn rồi, không sửa đươc! Các bạn chọn mua ống kính theo tiêu cự là chính, phải ý thức góc độ tương đương mà mua thôi.
Các bạn thấy tiêu cự 135 mm cho 1 góc nhìn là 18 độ, tiêu cự 8 mm mở góc nhìn ra 1/2 vòng tròn chân trời, là 180 độ, là góc từ vai trái qua vai phải của người chụp.
Máy ảnh hiện đại là hậu thân của phòng tối sơ đẳng, camera obscura, thâu nhỏ lại thành 1 hộp tối với 1 cái lỗ nhỏ cho ánh sáng vào. Ánh sáng soi lên 1 mặt phẳng mà về sau con người đã thay vào với 1 tấm phim hóa học ghi lại ánh sáng đó. Tấm phim này ngày nay được thay thế bỡi 1 miếng cảm ứng, gồm nhiều đốm nhỏ li ti là chất bán dẫn có thể biến năng lượng ánh sáng thành tín hiệu điện tử.

Khoảng cách giữa lổ cho ánh sáng vào và mặt phẳng ở đáy hộp tối gọi là tiêu cự, focal length. Nếu mặt phẳng đó đo được 35mm chiều ngang, tiêu cự khoảng 55mm sẽ cho 1 ảnh với kích thước mà nếu chập với hiện trường  (bạn mở 2 mắt, 1 nhìn vào ống nhắm, 1 nhìn hiện trường ngoài máy) sẽ y như nhau, bằng nhau. Đó là tiêu cự f1 trong sơ đồ tác giả vẽ ra dưới đây.
Tiêu cự đó (chừng 55mm) gọi là tiêu cự tự nhiên, normal focal length.  Đó là góc nhìn tự nhiên của con mắt người (mắt trần), chừng 1/4 vòng chân trời. Góc nhìn thấy tối đa của mắt người là chừng 180 độ: bạn nhìn thẳng vào 1 điểm trước mặt và giang 2 cánh tay ra, đưa ngón trỏ 2 bên, nhúc nhích và giang 2 tay ra phía sau lưng. Bạn sẽ ý thức được, còn thấy được 2 ngón trỏ 2 bên khi 2 cánh tay giang thẳng 1 đường 180 độ (và chỉ khi ngón tay nhuc nhích).
Thế nhưng tư duy con người từ vạn cổ đã biết loại ra khỏi vòng chú ý những gì không cần thiết cho sự sinh tồn - thông tin vô ích, dư thừa chỉ làm mất chú ý và hại đến an toàn hay khả  năng sinh tồn khác. Thí dụ là với góc độ này bạn phải thấy sống mũi và gò má của mình - đối với bạn mang kiếng thì còn là vành kiếng - nhưng không khi nào bạn ý thức là có các vật đó trong tầm nhìn.
Từ đó bộ óc con người chỉ giữ làm thực dụng 1 góc chừng 60 độ (tiêu cự 35mm) đến 100 độ (tiêu cự 18mm), với vùng 60 độ là trung tâm chú ý. Phần ngoại vi của tầm đó chỉ có động tỉnh - movements - là sẽ thu hút chú ý, còn hình thù và màu sắc thì bộ óc đã biết "lờ" đi từ nhiều trăm nghìn năm tiến hóa. Khi cần quan sát thì con người đưa mắt nhìn về điểm gợi chú ý, theo sau là ngoãnh cổ theo hay thậm chí để trực diện thì xoay cả thân thể theo.

Tiêu cự chụp phong cảnh là 18 mm đến 35 mm, ảnh ghi được bao phủ 1 góc từ 60 đến 100 độ (ở tiêu cự 18 mm là chừng 1/3 của vòng chân trời). Người xem hình phong cảnh thỏa mãn với từng ấy lượng thông tin về không gian mà hình muốn mô tả. Hẹp thua thì người xem sẽ linh tính tò mò về không gian phía trái và phải 1 tí, và sẽ không hài lòng (trong tiềm thức). Các bạn xem hình cảnh núi (số 3), hình này là phong cảnh nhưng tiêu cự lúc chụp chừng 50, là tiêu cự tự nhiên như bàn ở phần trên, và thấy thiếu thiếu phần nào.
Nói như thế là tiêu cự chụp phong cảnh không phải là tiêu cự tự nhiên, mà là ngắn thua, tức góc bao phủ rộng hơn. Mắt người xem ảnh 1 lúc vẫn chú trọng đến 1/3 diện tích ảnh mà thôi (chổ nào và vào ngay điểm nào thì mình sẽ tìm hiểu trong 1 post khác) nhưng linh tính vẫn muốn biết tối đa thông tin về không gian được cho xem. Cho nên loại ảnh panorama góc rộng có khi đến 180 vẫn không là dư thừa nếu bạn biết xếp đặt bố cục (hình cảnh bến tàu tại Morro Bay, miên trung bang California chụp bằng diện thoại Samsung chế độ panorama). 
Tóm lại: ảnh landscape, phong cảnh, tiêu cự 35mm và nhỏ thua (góc 60 độ hay lớn hơn).
Cảng tại Vịnh Morro, miên trung California
Chân dung là bức ảnh cho thấy được rõ ràng hình dạng khuôn mặt của 1 hay nhiều người, không thể nhầm lẫn với người khác đủ chi tiết để người xem cảm nhận được ít nhiều tâm tư suy nghĩ lúc đó của người trong ảnh (các bạn thường được người chụp bảo "cười lên!", để làm gì?).

Tiêu cự ống kính dùng chụp chân dung là 80 mm, góc hình học tương đương là chừng 30 độ. Trong mô hình hộp tối (sơ đồ 2) hình dưới cho thấy tiêu cự f2 dài hơn ra, tạo kích thước ảnh trên đáy hộp lớn hơn kích thước thật bên ngoài. Người nhìn vào ảnh có cảm tưởng xích lại gần đối tượng, đây là hiệu ứng telephoto, ống kính gọi là tele lens.
Với khoảng cách gần như ép buộc để chụp chân dung trung bình (xem những trở ngại trong bài về chân dung) tiêu cự 70-80mm là tiêu cự tối đa để chiều sâu của các điểm trong không gian đối với máy ảnh còn trung thực. Tiêu cự dài hơn nữa sẽ cho thấy các điểm gần và xa ống kính bị xích lại gần nhau, không gian sẽ bị bóp lại, thâu lại. Các bạn chú ý trong hình con đường ở Quảng Bình (hình landscape thừ 2), các cột trắng bên đường gần thì cách xa nhau nhưng trong xa thì có vẽ gần nhau hơn.
Kết quả cụ thể trên 1 chân dung chính diện, tiêu cự cao sẽ làm chân dung bị "dẹp" lại, phẳng lại, mất phần 3D (ấn tượng không gian 3 chiều). Kinh nghiệm tập thể cho thấy 80mm là ống kính chân dung hợp lý nhất.

Thể loại hoạt cảnh, scene. Một ảnh hoạt cảnh có sự hiện diện của con người trong môi trường sống tự nhiên và (thường là) thường nhật. Ảnh có thể có hình bóng 1 hay nhiều người, đang sinh hoạt tự nhiên và ngẫu nhiên, và ảnh hàm chứa 1 câu chuyện để người xem dễ đoán được, cho dù là 1 câu chuyện rất ngắn, có thể kể chỉ bằng 1 câu viết. Vì tiêu cự 50 mm là tiêu cự tự nhiên nhất, tiêu cự này tốt nhất cho thể loại scene, thể loại sinh hoạt con người, trong đời thường, tự nhiên, ngẫu nhiên.
Học sinh (dân tộc Kinh và Thái) Điện Biên Phủ đến tham quan di tích Đồi A1 nằm ngay giữa thị xã
Bọn này nghỉ học đang tránh nắng gần bãi Cửa Lò gần Vinh
Đường đi bộ xưa là phố Charner, Nguyễn Huệ
Anh bán vé số khuyết tật, bãi Nha Trang. Tai nạn lao động, hay thương binh? Phe nào?
Phi trường Đào Viên trong 1 chuyến bay: Một nhóm người tỵ nạn dân tộc Karen từ Myanmar trên đường định cư ở Hoa Kỳ
Tỉnh vật. Nhiếp ảnh tỉnh vật là cách chụp ảnh những vật vô tri và bất động. Đây là thể loại mà người chụp gần như hoàn toàn chủ động được về mọi mặt, có thể dàng dựng hay ít nhất quyết định về bối cảnh nền, và trên nguyên tắc có thể tái tạo lại được nhiều lần.
Tiêu cự phổ thông là tiêu cự tự nhiên mà ống kính cơ bản bán chung với máy, gọi là kit lens, hay đi với hầu hết máy compact bỏ túi. Tiêu cự này là đủ để chụp hầu hết tỉnh vật vì như trên nói, mình quyêt định hầu hết các điều kiện chụp.  Hình hoa cúc dưới đây chụp năm 2005 bằng 1 máy ảnh chỉ có đến 3 megapixels, bỏ túi nên tiêu cự đo bằng 1X, tức normal focal length lens.
Chỉ là, máy ảnh phải có khả năng macro. Tât cả máy ảnh kỹ thuật số hiên nay đều có. Macro là cách làm cho máy ảnh (cho ông kính) bị cận thị và focus được khi vật đối tượng quá gần, thí dụ như gần hơn 30 cm.
Bảo tàng lịch sử Hà Nội
Thể loại trùng lấp: tỉnh vật/hoạt cảnh
Tại Chùa Bái Đính, Ninh Bình
Thế thì, đi du lịch mang theo ông kính (hay máy compact có ống kính) tiêu cự là bao nhiêu, mang mấy thứ? Trả lời vắn tắt là với khả năng zoom tức tiêu cự thay đổi thì cần 2 thứ. Mình sẽ bàn thêm...


Bản dịch tương đương trong tiếng Anh các từ quản cao thông số máy

- Tiêu cự: focal distance.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét