Cho đến năm 1953 khi vương quốc Lào được độc lập Pháp văn là ngôn ngữ hành chánh chính thức của xứ này. Vientiane là tên tiếng Pháp, danh từ phiên âm 1 tên tiếng Lào-Thái*, la-tinh hóa để được đọc là Viangchan. Ý nghỉa gốc là Thành phố gổ đàn hương - cây bạch đàn hương trong văn minh Ấn Độ tượng trưng cho hoàng gia theo nhiều nguồn. Viangchan có tên phiên âm ra Hán văn là Vạn Tượng. Măc dầu viết tên như vậy để chỉ 1 thành phố Lào có thể gây hiểu lầm rằng đây là 1 danh từ riêng gốc bản xứ vốn là xứ "triệu voi" nhưng không phải, đó chi là 1 ngoại danh từ, do 1 xứ khác đặt để họ xử dụng. Tương tự như viết Hoa Thạnh Đốn để chỉ Washington, Mỹ quốc. (Tên thật sự mang nghĩa "Thành phố triệu voi và lộng trắng" trong tiếng Lào là Luang Prabang. Trươc 1975 quốc huy của vương quốc Lào là voi trắng 3 đầu và lộng trắng).
(* Lào dòng chính 60% dân số nước Lào, là Thái. Người Lào khác người Thái như người Hải Phòng khác người Cần Thơ, người Phan Rang khác người Huế vậy đó - tưc chỉ khác giọng nói và thổ ngữ).
Kề ra thì Viang Chan cũng đã là 1 cố đô trươc khi người Pháp đến, từ thế kỷ 18 là thuộc vương quốc Viang Chan cho đến 1830 khi quân Xiêm đến tàn phá rồi bỏ hoang, chỉ còn lai vương quốc Luang Prabang anh em phía Bắc Lào. Chinh phủ và hoàng gia Lào dời về đây từ Luang Prabang sau năm 1953. Dân số hiện nay chỉ non 1 triệu nhân khẩu, lớn nhất nước Lào.
Đài kỷ niệm Patuxay là biểu tượng của Vientiane, được xây giữa các năm 1958-68 trên địa điểm 1 đài kỷ niệm chiến binh Pháp-Lào bỏ mình trong chiến tranh thế giới I tại Âu Châu. Nay thì để kỷ niệm chiến thắng đế quốc trong 2 cuộc chiến Đông Dương I và II. Các hình ảnh trên mạng trưóc thời điểm 2023 cho thấy 1 quảng trường cỏ xanh có nhiều cây cọ, nay thì trống trải và thông thoáng.
Kiến trúc đài Patuxay có gợi ý khải hoàn môn Paris ít nhiều với trang trí vòm và 4 tòa cột tuy nhỏ không bằng 1/2, và ấn tượng thông thoáng cũng khá giồng.
Nói khài hoàn môn này là do Lào sao chép ông Tây, nhưng ông Tây thì đã sao chép khải hoàn môn của người La Mã, chỉ đã làm thật lớn ra thôi. Khải hoàn môn Paris bề ngang gắp đôi, bề sâu thỉ xấp xỉ bằng. Tương tự như ở Paris đâm vào đài Patuxay cũng có 1 đại lộ như Champs Elysées khá rộng và đẹp.
Tòa nhà trắng nhìn ra quảng trường là trụ sở thủ tướng tuy không thấy chữ la-tinh giới thiệu. Tương tự như ờ Paris mình có thể leo lên nóc khải hoàn môn xem khung cảnh thủ đô 360 độ từ trên cao, các bạn đã đến đây rồi thì đừng bỏ qua.
Có cái hồ phun nước do TQ tặng, xây trên trục đường với đài kỷ niệm, trong các hình trước đây thấy có cà 1 trụ dài to bằng cái mả ăn mày ghi nhớ công ơn, năm nay đến thì không thấy mà chụp. Không biết có phải như 1 thiết kế phong thủy nào hay không, để yểm một cái long mạch nào chăng?
Dinh quốc trưởng trên một đại lộ khác, khá khiêm nhường. Bảng tên có tiếng Pháp cũng như nhiều tên cơ quan, tên dường.
Ảnh đời thường Vientiane. Nhịp sống thong thả với dân số chỉ xấp xỉ 1 triệu người, rất nhiều bảng hiệu Việt, mặc dù là tiếng Anh hay Lao hay Hoa. Ấn tượng bề ngoài, ngoại trừ số xe hơi có nhiều hơn, thấy thân thuộc như 1 thành phố trên đất Việt nam nhiều năm vế trước, nhất là trong Miền Nam tự do.
Một phụ nữ đội nón lá đạp xe bán dạo - chỉ có thể là đậu hủ nóng - và 1 xe đẩy bán rau quả nhưng dắt cũng 1 chiêc nón lá. Các thành phố miền Nam Lào nhất là Vientiane, Savannakhet, Pakse hiện thấy có tỷ lệ người gốc Việt rất cao, con số thay dổi nhiều tùy nguồn, cho thấy có 1 "nhạy cảm" nào đó. Chỉ cần hiểu lả cho đến năm 1943 là lúc chiền tranh thế giới thứ 2 thật sự lan đến Đông Dương, cư dân người Việt qua đây đinh cư và làm việc trong chính quyền thuộc địa đã chiếm từ 50% đến 60% dân số các thành phố này, ngoại trừ Luang Prabang.
Thành phần trung lưu mới, là tầng lớp lãnh đạo xã hội hiện nay.
Một cơ quan có liên hệ với phe mình. Nói chung lữ khách người An-Nam chỉ cần biết tiếng mình và bập bẹ ít tiếng Pháp, lõm bõm it tiếng Anh thì không sợ bị lạc loài ở xứ này.
Hãng xe taxi điện mới ra ràng tại Việt nam đã qua đây hoạt động, và đã khá quy mô tuy chỉ thấy tại Vientiane trong năm nay. Nước Lào đư bán thùy điện lực, xăng dầu phài tải xe bồn lên, thì xe điện là lý tưởng. Phải nhăc là hiện nay do dân số quá thấp mà môi trường hết sức trong sạch, trong sạch đặc biệt.
Pha That Luang là ngôi chùa quan trọng nhất nước, được xem như biểu tượng quốc gia, như Angkor cho Kampuchia hay Chùa Ba Vàng đối với nước ta. Bảo tháp nghe nói cũng có chứa xá lợi đức Phật như bên mình (nhưng không phải tóc tự xoay). Được biết là có từ thế kỷ thứ 4 nhưng xem y như mới làm hôm tuần rồi hay sao.
Một chiếc tuk tuk trong khu khách sạn nhỏ yên tịnh. Ấn tượng tươi mát yên ả còn do sự sạch sẽ và vắng tiếng ồn. Không thấy người quét dọn rác thường trực, thì sạch sẽ này phải do từ người dân, biết tự trọng, có giáo dục. Khác ở xứ khác.
Dựa trên bản đồ Google Earth sông tại đây rộng trung bình 750 m. Từ đây đến Pakse phía hạ lưu, sông Mekong là biên giới thiên nhiên và chính trị giữa 2 quôc gia Thái Lan và Lào, 1 đoạn dài chừng 650km (sông Mekong bắt đầu là biên giới giữa 2 nước từ trên thượng nguồn Vientiane khoảng 150 km). Bên kia sông là lãnh thổ Thái Lan.
Vientiane là trạm cuối cực Nam trong tương lai gần sẽ được nối với 1 tuyến bên Thái Lan đưa đến Singapore (chỉ vượt sông Mekong tại Vientiane là nước Thái Lan). Tổng chiều dài hiện nay là 422 km cho đến thành phố Boten tại biên giới với Vân Nam, đi chỉ trên 3 tiếng đống hồ. Trong điều kiện hiện nay đường bộ đi thì phải mất 2 ngày (khách), 3 ngày nếu là xe tải nặng. Tàu chạy điện, 160 km/h tàu khách, tàu hàng thì 120 km. Đường ray đơn tuyến, với nhiều đoạn tránh. Nhà ga ở vùng ngoại ô đồ sộ và tối tân hơn nhiều phi cảng Việt Miên Lào.
- Xem thêm: Tàu cao tốc Lan Xang
🚧🚧🚧
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét