Gallery [4] Khí tượng

⏪    01.  02.  03.  04.  05.  06.

Mây, trời, khí tượng và ánh sáng
 
Nhiếp ảnh là ánh sáng. Là việc thâu ánh sáng cùng ánh sáng phản chiếu từ vật để trình lên màn ảnh hay giấy ảnh. Hình ảnh của vật thâu được do từ ánh sáng nào phản chiếu được từ vật đó soi vào phim hay miếng cảm ứng sensor của máy ảnh. Do đó nhiếp ảnh hoàn toàn lệ thuộc vào ánh sáng, ánh sáng tự nhiên lệ thuộc vào khí tượng và giờ giấc trong ngày.
Khí hậu và thời tiết lại là quan tâm lớn đối với người muốn du lịch cho nên hình ảnh có thông tin về khi hậu là được ưa chuộng. Điễn hình nhất là hình ảnh tuyết trắng trên cảnh quan.
Trời và mây là trên 1/2 đa số hình phong cảnh du lịch. Mây thay đổi và quyết định 1/2 ấn tượng của 1 bức ảnh phong cảnh. Ở Việt Nam khác các vùng ôn đới có sự hiện diện rất thường của loại mây nhiệt đới là đối tượng rất được chuộng cho nhiếp ảnh. Nhưng vấn đề là như thế này: "Mây!? Chán! mây mà có gì lạ, ở đâu lúc nào ảnh nào chẳng có mây!? Quan tâm trời mây làm gì?" 
Nội dung chính của các tấm hình có trời mây ấn tượng đó vẫn là phong cảnh dưới đất, nhưng với một hậu cảnh có khả năng làm tăng nét đẹp của phong cảnh đó bội phần. Nếu rút yếu tố thời tiết ra khỏi các ảnh dưới đây thì còn lại gì?
Trên thực tế mình không kiểm soát, làm chủ được khí tượng mà ngươc lại, khí tượng là phần "thành sự tại thiên". Mình chỉ phải chuẩn bị cho các tình huống khí tượng đặc biệt, như trong các hình. Ngoài ra mình có thể chọn ngày mùa du lịch cho một địa điểm nào đó.
Muốn ghi nhận thời tiết khí tượng trên nhiếp ảnh không buộc phải chụp cả nền trời. Người xem cũng cảm nhận được bóng mây dưới đất cũng là thời tiết.

Rừng tràm Trà Sư. Leo lên chòi quan sát cao 10 mét, nhìn chung quanh 1 vòng  thật tình cũng không thấy có gì đáng chụp. Thế nhưng bóng mây bay đã giảm bớt cái tầm thường của cảnh quan.
Thời điểm của ngày. Ảnh quan cảnh được ưa chuộng nhất đa số được chụp vào lúc giao thời ành sáng là buổi sớm mai hay buổi xế chiều. Thành phần chất khí và phân tử bụi trong không khí lúc bình minh và về chiều khác nhau, và cùng 1 số lượng ánh sáng ở hai giai đoạn này cho kết quả màu sắc khác nhau. Bạn đọc khi đi du lịch hãy dành thời gian trong các giờ này để thử, trươc là trinh sát địa điểm hai là xem ánh sáng ở nơi nào là có tánh mỹ quan, sau ra đó đúng lúc để ghi ảnh.
Cùng một vị trí nhưng chụp ở thời điểm trong ngày khác nhau sẽ cho 2 cảnh quan khó mà biết là cùng một địa điểm, Hồ Tây.
Kết hợp được khí tượng với thời điểm trong ngày sẽ cho ảnh đẹp


Có nhiều màu sắc tùy thuộc vào thời điểm trong ngày mà không thể nào tạo ra được. Không nhu liệu nào tạo ra màu xanh hoàng hôn này, chỉ xuất hiện trong vòng 10 phút rồi mất, thời điểm là 15 phút sau khi mặt trời xuống quá chân trời. Là màu xanh này:

 



Mưa là 1 thời tiết mà hình ảnh được tìm kiếm ưa chuộng, nhưng rất khó chụp sao cho có sức hút, "có hồn". Một cách là chụp từ góc khác thường, tình huống khác thường, thí dụ chụp qua kính ướt là 1 mẹo thường đươc dùng.

 
Buỗi bình minh, thời điểm hoa khôi
Ánh bình minh và hoàng hôn là hình ảnh được ưa chuông, cho nên có đầy rẫy hình mặt trời lên hay mặt trời lặn, nhất là trên bãi biển - thường là rất giống nhau trên toàn thế giới. Bạn đừng quên chất lương ánh sáng đăc biệt trong 2 thời điểm này trên 1 phố lạ lên đèn, 1 con kinh, 1 giòng sông, xuyên qua ngọn núi, cảnh đồng nội đang bừng giấc canh năm v.v... Tranh chụp hình mặt trời trong thời điểm đó, đã bị "lạm dụng" đến độ thành kịch cợm, tầm thường, giả tạo, chỉ vì người ta chú ý đến... mặt trời, màu trời mà không chú ý đến bối cảnh hiện trường và con người trong buỗi hoàng hôn hay rạng đông đó. Đừng để người xem nói: "ồ rạng đông màu đẹp lắm, nhưng mà ở đâu chẳng có mặt trời, ở đâu chằng có bình minh!". Cái hay của nhiếp ảnh gia là gửi hình rạng đông trên Hồ Tây, hoàng hôn trên Vịnh Hạ Long, mặt trời lên trên thung lũng Bắc Sơn v.v...
Tấm ảnh mặt trời mọc hay mặt trời lặng lộng lẫy hay màu mè sẽ được khán giả.., bỏ qua tức khắc, tấm ảnh có khung cảnh 1 địa phương đẹp lúc rạng đông hay chiều tàn mới là quý.
Thung lũng Bắc Sơn, Lạng Sơn
 Sông Son, Quảng Bình

Trong nhiếp ảnh ánh sáng quyết định tất cả.

Thời tiết và khí tượng ảnh hưởng  nhiều khía cạnh của tấm ảnh. Một trường hợp rất được nhiều người tìm kiếm là trường hợp bóng soi của cảnh vật trên mặt nước, mặt hồ, mặt sông hay mặt biển. Bóng soi này đẹp nhất lúc mặt nước thật phẳng, từ đó bạn thấy khí tượng quan trọng như thế nào. Người muốn ghi ảnh bóng soi này phải chú ý giờ giấc nào không có gió tại địa phương, và phải ý thức (hỏi thăm, nghiên cứu trước) giờ nào ánh sáng mặt trời sẽ chiếu thằng vào đối tượng. Lý do là vì bóng soi sáng và rõ chỉ khi nào đối tượng được soi sáng đúng mức. Do đó: thời điểm chính xác, tức thiên văn tại hiện trường đó.
 

Hình dưới minh họa rõ vai trò những yếu tố khí tượng trên ảnh. Hình chụp tại miền trung California. Yếu tố mà mình phải chủ động càng nhiều càng tốt, như chọn giờ, chọn chổ đứng (sao cho ánh sáng từ sau lưng hay trước mặt v.v... ) xem thời tiết địa phương trên mạng, và... nhìn trời mà dự đoán.
Một thí dụ dự đoán thời tiết: nếu địa phương có gió (mà không phải vì mưa bão) gió thường lặng vào buồi sáng lúc mặt trời mọc và vào buổi chiều khi mặt trời lặn vì lúc đó nhiệt độ mặt đất và nước không còn chênh lệch như khi nắng lớn.

Một làn gió rất nhẹ làm hỏng bóng soi con thuyền cho dù mặt trời đang soi thằng vào đối tượng.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét