Gallery [ 02 ]

   01.  020304  05.  06. 

Câu chuyện của chân dung

Trong nhiếp ảnh có 4 thể loại chính có thể gọi là những phân ngành với lý thuyết, phương pháp và tiêu chí mỹ thuật rất khác nhau. Đó là nhiếp ảnh về phong cảnh, chân dung, hoạt cảnh, và tỉnh vật. Có dịp mình sẽ triễn khai thêm về những phân loại - và trùng lắp - trong 4 thể loại chính này, đây mình tập trung vào thể loại chân dung đầu tiên.

Chân dung là 1 tấm ảnh ghi nhận 1 hay nhiều cá nhân con người, sao cho người xem có thể thấy và nhận dạng rõ ràng chi tiết khuôn mặt, và sao cho những chi tiết đó đủ để người xem có thể hình dung được phần nào tâm tư, suy nghĩ của cá nhân (hay những cá nhân) trong hình trong thời điểm hình được chụp. Nói như vậy thì 1 tấm hình căn cước hay tấm hình  nguyên người (toàn thân) đôi son trẻ trong bộ đồ cưới cũng đều gọi là chân dung. Trước đây vì chi phí của 1 chân dung khá lớn, nhất là nếu phải do hội họa nên hình chân dung thường là trực diện và hạn chế từ chóp tóc đến giữa ngực hay phần trên của thân. Nay với phương tiện đồi dào và thân thiện dễ dùng nên chân dung không còn gò bó mà có thể thực hiện với nhiều ứng dụng mỹ thuật, góc cạnh rất phong phú.
Dĩ nhiên chân dung có thể là chân dung nhóm, group portraits, mà điễn hình là hình chụp cả lớp học với cô giáo. Những chân dung "đạt" nhất, tự nhiên nhất, thể hiện nhiều tư liệu nhất thường là chân dung nhóm, vĩ lẽ đối tượng không tự thấy "lẽ loi", thấy thoải mái hơn , từ đó có tư thái không gò bó mà tự nhiên hơn. 

Kỹ thuật: trong chân dung phần quan trọng bậc nhất là đôi mắt. Trong bức ành chân dung chỉ cần đôi mắt được rõ ràng sắc nét là đủ. Thứ đến là miệng (đôi môi), cũng cần được rõ nét. Điều này dễ hiểu vì bản năng con người khi nhìn vào mặt 1 đối tượng tự nhiên do di truyền phải nhìn vào đôi mặt để bước đầu giao tiếp với đối tượng đó. Do đó cố gằng hết sức focus vào đôi mắt với thiết bị sẳn có, nếu thư thả thì dùng focus tay manual, nếu hậu xử lý ảnh thì hãy dành đủ chú ý làm rõ đôi mắt. Tùy f stop (khảu độ của ống kính) mà những bộ phận khác có thể mở hay rõ. Chọn cho các phần khác của ảnh mờ thì mở f stop lớn, muống các bộ phận khác tỏ thì dúng fstop nhỏ. F stop "nhỏ" tức con số lớn như f11, "lớn" là con số nhỏ như f5 f2. Đó là nói focus - tức kết quả có thể thấy ngay trên ông nhắm, khác với các thông số khác khó nhận biết đoán biết trên ông nhắm. Nếu để chế độ function có thể thấy thông số hiện lên trên vành ống nhắm thì để nếu muốn nhưng sẽ  chiếm chổ và làm mất chú ý.
Tâm tư con người qua hằng nghin năm tiến hóa thể hiện lên các cơ bắp nhỏ dưới làn da mặt, và bộ phận sở dĩ chịu ảnh hưởng các cơ bắp đó - mặc dầu là rất khẽ rất yếu, là miệng (đôi môi), 1 phần khác là làn da trên trán. Cho nên 1 chân dung xúc tích cần tỏ rõ đôi mắt, môi và trán. Các phần khác có không rõ nét cũng ít ai để ý.

Nhóc tì bên bờ Hồ Gươm Hà Nội
Chân dung có thể là trực diện, ngang 1 bên nhìn thằng qua trái hay phải, hay "3/4" là mặt nhìn về hướng 1 bên của ống kính.
Học sinh hóa trang đến trình diễn ở 1 rạp hát Phố Cổ Hà Nội
Em bé bên đường vào Đại Lộc Quảng Nam
Nhóc gái tò mò trên chuyến võ lãi đi Nam Căn, Cà Mau
Trong các ảnh mang về từ du lịch, chân dung là loại ảnh mang lại thỏa mãn trí thức cao nhất. Hình cảnh quan cho dù có hoành tráng đến đâu cũng có người khác ghi lại rồi và thường là đạt hơn hình của mình. Hình chân dung mang về nhiều kỷ niệm nhất về 1 chuyến đi đến phương trời xa. Mình là con người, thông tin về con người nhất là con người mà nẻo đương định mệnh đa đưa mình đi chung dù chỉ chốc lát, thông tin này ăn sâu vào tri thức tư duy của ta rất mãnh liệt. Hơn cả hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ hay xa lạ mà có thể thấy trên mọi phương tiện media nhan nhãn mọi lúc.
Cô bé dân tộc Thái Trắng, Mai Châu, Hòa Bình
Tất cả ảnh chân dung đều phải dùng ống kính hay đặt ống kính zoom ở focal length 80mm. Rất it khi vì cách xa mà không thể hay không tiện đến gần thì dùng zoom nhưng làm sao cho ảnh tạo được mang "cảm giac" là 80 mm. Và tối kỵ là mang ông kính (máy ảnh) đến gần hơn 2 mét (6 feet). Không ai đến sát đối tượng dí ống kính đen ngòm vào mặt người ta được, và thành phầm sẽ cho thấy rõ điều đó (là nhiếp ành viên xâm phạm vùng riêng tư của 1 cá nhân khác). Dĩ nhiên ngoại lệ là người thân, hay ảnh muốn truyền đạt tình yêu v.v...
Ông kính 80 mm cho phép mình đứng ở 1 khoảng cách từ 6 đến 3 mét, đối tương không thấy "de doa", cảm thấy thoải mái và được cư xử lễ phép. Trong 1 post sau sẽ nói về lý do kỹ thuật, quang học, tại sao là 80mm.
Học sinh người dân tộc Kinh và Thái, Điện Biên Phủ
Những chân dung nhóm mang tính cách mỹ thuật cao nhất - và khó thực hiện nhật - là ảnh mà trong đó các đối tương không cùng 1 khoảng cách. Có nghĩa là đối với ồng kính thì cách xa khác nhau, không cùng 1 mặt phẳng. Nhiều chân dung nhóm ở dạng tư nhiên (hồn nhiên) thì pha lẫn với thể loại gọi là hoạt cảnh - scene.
Scene là 1 câu chuyện nhỏ, cho dù rất ngắn gọn thâu vào 1 tấm hình, mà người xem được rộng đường đoán biết hay tưởng tượng.
Trẻ em dân tộc Vân Kiều (B'ru) thôn Bản Đoòng, Quảng Bình
Hình dưới phạm kỵ là chụp hình chân dung dưới ánh nắng gắt. Có cách làm giảm bớt ảnh hưởng này. Chụp hình du lịch có những bó buộc riêng. Bạn đọc đã nhận thấy lỗi của tấm này. Lỗi này tránh được với flash, gọi là fill-in flash, các bạn cài flash "buộc" - forced flash - trên máy, flash sẽ chớp cho dù hiện trường bên ngoài sáng.
Trẻ em người Tày đi lao động giúp nhà, cao nguyên đá Đồng Văn
Hình trên: chân dung loại này theo phong cách ảnh chân dung mà vào giữa thế kỷ 20 nhiếp ảnh Hoa Kỳ (và điện ảnh, Hollywood từ thời phim trắng đen) ưa chuộng, gọi là 'Profil americain'. Đây là ảnh chính diện hay 3/4 bao gồm hết phần đầu cho đến gấu dưới của 1 áo choàng loại Âu Tây (veste tiếng Pháp, jacket tiếng Anh).
Cảm giác chính loại chân dung này cho thoát ra 1 tư thế đứng đắng, tuy giữ khoảng cách vật chất và giao tiếp nhưng không quá lạnh lùng nghiêm khắc mà vẫn còn thân mật ở 1 mức độ nào đó. "Thân mật" đây dich từ intimate tiếng Anh, không có nghĩa có cảm tình mà chỉ nói sư gần gũi. Cảm giác là người ghi hình còn có khả năng làm thân hơn với đối tượng, tuy lúc đấy thì còn giữ 1 khoảng cách thoải mài (đẻ đối tượng có thể từ chối làm quen, tránh thân mật hơn). Nếu như trong hình đối tượng tươi cười thì tốt, nếu như nét mặt lại nghiêm túc hay hơn nữa thì người xem vẫn không không thấy căng thẳng, khó chịu gì mấy.
Về du lịch mà nói chân dung profil americain là tốt nhất, xúc tích trong khuôn khổ du lịch khám phá (và chia xẻ) thông tin địa phương, tức là bối cảnh.
Trẻ người Tày cao nguyên Hà Giang
Chân dung 3/4: bằng mọi giá phải giữ cả 2 mắt trong hình. Chân dung 3/4 chứa đựng tâm tư, suy nghĩ của đối tượng nhiều nhất. Phần này xin nói trước về biểu tượng của các hương trong 1 tấm ảnh hình chữ nhật. Biểu tương (symbolism): khi đối tượng nhìn về bên phải như trong hình là nhìn về tương lai, về chiều thuận, khả quan, tư tưởng phấn chấn, hăng hái. Khi nhìn về hướng trái của khuông hình là nhìn về kỷ niệm, quá khứ, trải nghiệm riêng của mình, đối tượng trầm tư. Nói chung hướng về phài là "đi tới", về trái là "đi lui". Cái cảm nhận linh tính này không biết có bị ảnh hưởng lối đọc/viết từ trái qua phải của các văn hóa đọc từ trái qua phải không. Không rõ các văn hóa đọc từ phải qua trái như À Rập thì sao.
Hai anh em dân tộc Tày tại thi xã Hà Giang
Cái then chốt, bậc nhất, của hình chân dung là người chụp và đối tượng buộc phải có 1 quan hệ, cho dù sơ sài - một sự giao tiếp nào đó tiếng Anh gọi là rapport. Không thể ngoắt 1 đối tượng nào đó dừng lại cho chụp tấm hình rồi từ biệt (hay trả thù lao). Thứ nhất con người không phải là khúc cây cục đá, hay thường hơn nữa trong du lịch, con người cho dù là trẻ con hòan toàn không phải con vật trong sở thú. Đó là điều cơ bản về lòng tôn trọng giá trị phẩm chất con người mà nói, nhưng lại là yếu tố thành công số một trong ảnh chân dung.
Ảnh người mẫu hay đám cưới nói cho cùng thì cũng thế thôi, nhiếp ảnh gia và đối tường đều phải tạo 1 tình cảm giao tiếp dù hời hợt, chốc lát. Dĩ nhiên có ngoại lệ - Pháp nói là 'l'exception fait la règle', "ngoại lệ xác định luật lệ". Thí dụ hình dưới zoom từ xa các đồng bào Hmong tại Bắc Hà, Lào Cai.
Đôi bạn trẻ xã Chi Lăng, Lang Sơn
Ảnh chân dung tự nhiên (tức ảnh chân dung chụp được trong du lịch) khó thành công nhất, đối tượng gần như hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của người chụp. Đo đó phải công nhận là đo may mắn rất nhiều. Nhưng mà may mắn là gì? May mắn là gặp cơ hội khi mình đã biết chuẩn bị, sẳn sàng. Cho nên, biết trước và cài đặt thông số máy ảnh sẳn sàng là bí quyết. Lại nữa, tiên đoán phản ứng của đối tượng cũng rất quan trọng.
Phụ nữ Hmong Đỏ tỉnh Lao Cai
Nắng gắt và rọi đứng từ trên từ 11:00 giờ đến 2:00 giờ trưa là tai hại cho chân dung nhưng có thể lợi dụng áng sáng hắt lên, dội lên, từ vật thể chung quanh. Nếu đứng gần và có thỏa thuận với đối tượng thì dùng forced flash mạnh để xóa bóng tối. Trong du lịch tức nhiên không thể dùng pa nô phản chiếu.
Tối kỵ là chụp đối tượng đứng dưới tàng lá cây, lõi nhiếp ảnh là khôi hai mà nhiều người vẫn phạm phải, để rồi luyến tiếc cơ hội. Nếu không thể mời đối tượng ra khỏi bóng từng chiêc lá trên mặt thì chờ đám mây qua, hay dùng flash cho dù là hạ sách.
Hình dưới là 1 chân dung ở khoảng cách xa nhất mà vẫn còn gọi là chân dung. Vì lẽ như định nghĩa trên bài đã nói, chân dung cho thấy rõ nét mặt không thể nhầm lẫn của 1 cá nhân có tên tuổi lý lịch, và đủ cho người xem đoán được tâm tư suy nghĩ của đối trượng đó. Hình 1 thiếu nữ Dao Đỏ gần bản Lao Chải, Sa Pa Lào Cai bám theo du khách mời hàng (túi vải).
Nguyên tắc "thép" về chụp thân thể con người là không xén hình ở ngay khớp xương. Xén (crop) hình thân thể tại ngay khớp xương như khũyu tay, đầu gối, cổ chân cổ tay, vai, cho dù là do khi ngắm hình hay hậu xử lý cũng vậy, thì hình nên vứt bỏ đi. Tương tự như vậy là hình chân dung nhìn từ dưới cầm lên cho thấy phần cổ dưới hàm.
Người nhiếp ảnh viên giỏi hầu như khi nào cũng biết trước tấm hình mình sẽ ra sao trước khi đưa máy hình lên mắt. Hình chân dung là ngoại lệ, khó khi nào biết được là mình sẽ có hình ưng ý truoc khi bấm nút. Phải vận dụng nhiều động thái phức tạp hơn, thuộc về tinh tế giao tiếp, hiểu biết và kinh nghiệm tâm lý.

Chân dung có được nụ cười là chân dung đẹp. Có khi chỉ nụ cười là toàn giá trị của bức chân dung, như nụ cười chân dung  Mona Lisa. Nụ cười trong chân dung là do người ghi ảnh tạo nên. Làm sao cho nụ cười đẹp hồn nhiên, tự nhiên, là do tài giao tiếp của nhiếp ảnh gia, lúc đó đối tượng chỉ thấy là 1 ống kính đen ngòm.
Dĩ nhiên lối giao tiếp vụng về nhất là bảo đối tượng "cười lên!".

Hình dưới là chân dung nhóm người Peru trong đó có sắc dân Quechua là sắc dân từ đế quốc Inca, tại quảng trường Plaza Mayor thủ đô Lima trong 1 thoáng đi qua vội vã. Trong 1 thời gian rất giới hạn làm sao có 1 rapport sâu đậm cho dù ngôn ngữ còn nhiều bất đồng, để rồi tạo nhưng nụ cười vô giá này. Hỏi thăm, kích thích tò mò, và những sắp đặt thực tế để có giây phút thành công, phải là do từ thói quen giao tiếp với từng tầng lớp, lớp tuổi, bản chất của đối tượng.
Thông số burst của máy ảnh kỹ thuật số là khả năng máy có thể ghi hình liên tục khi nhấn và giữ nút bấm. Chụp chân dung nên tận dụng khả năng này, đặt máy ở chế độ burst để có thể tối thiểu thâu 3 hình 1 lúc, hay nhiều hơn nếu có thể. Chân dung nhóm thì có nhiều cá nhân và khả năng có người nhắm mắt tăng cao theo số lượng người trong hình. Hình burst tránh được tình huống này.
Mỗi hình chân dung là độc nhất vô nhị, không như hình cảnh quan, hay hình tỉnh vật, có thể lập lại khi nào cũng được. (Hình hoạt cảnh và cảnh quan phối hợp với khí tượng cũng thế, thí dụ hình 1 cảnh quan dưới cơn giông, tuyết, rạng động v.v...)
Chế độ burst khác với bracketing, nên chú ý cài burst mà thôi. Nhiều máy ảnh chất lượng trung trở lên có cách cài đặt bracketing là chụp 3 tấm ảnh mỗi lúc bấm nút thâu hình (3 mà thôi) nhưng 3 ảnh có thông số exposure khác nhau, mình sẽ đề cập đến sau. Chế độ burst là chụp liên tục khi ngón tay giữ nút bấm mà thông số ánh sáng y như nhau. Cài chế độ này vô hại nếu bộ nhớ mình có chổ, cho nên bạn đọc nên cài thường xuyên (giữ).
Một ngôi làng nhỏ trên dãy Andes, Peru 2015. Sắc dân Quechoa
Chân dung đối tượng trong bối cảnh đời sống thường nhật của họ - số lớn hình trong lúc du lịch - có thể là 1 tổng hợp portrait+scene. Scene là hoạt cảnh, là 1 câu chuyện ngắn bằng 1 hình. Muốn truyền đạt sự sinh động mà không thê ghi nhận cử động thì dùng thể loại này. Thể loại này chụp với khẩu độ f nhỏ để ghi luôn hâu cảnh tiền cảnh, không focus quá sắc làm nhòa bối cảnh.
Thiếu niên cộng đồng Khmer, Bạc Liêu
Người dân tộc Quechoa, Cuzco, Peru
Chân dung có đôi mắt liếc là chân dung sinh động (củng như chân dung có nụ cười). Hình này 3/4 thì mới ghi được mắt liếc, dĩ nhiên, nhìn thằng sao mà liêc! Ngoài ra mặt liếc tạo 1 ần tượng thân mật hơn là chụp chính diện, nhìn thằng. Dĩ nhiên là vì đầu đã quay mà còn "luyến tiếc" nhìn lại là gì? Các bạn ghi nhớ để có dịp thì chụp.
Khẩu độ f lớn (bạn để aperture priority thì máy tính trong camera sẽ tình thời phơi sáng) thì hậu cảnh này sẽ lòa, nhưng đó là 1 lựa chọn, hình này co hậu cảnh thôn dã (rơm) vì cố tình. Muốn hậu cảnh sắc hơn thì f nhỏ lại (tức thông số cao như từ f11 trở lên)
Cô gái dân tộc Tày tại thị xã Hả Giang, 2011

Tóm tắt 1 vài điều cần nhớ:
  • Phải giao tiếp với đối tượng trước khi chụp ảnh, hết sức chú trọng văn hóa, phong tục của đối tượng.
  • Chọn chụp chân dung nhóm, quay mặt 3/4, gợi nụ cười.
  • Không chọn khung cắt tại khớp trong thân thể, không thâu hình dưới cầm đối tượng.
  • Cho đối tượng nhìn về bên phải của mình nếu muốn truyền đạt 1 ấn tượng phấn chấn lạc quan, quay về bên trái mình nếu muốn truyền đạt ấn tượng trầm tư. Phải là tới, trái là lui.
  • Đôi mắt là quan trọng nhất trong ảnh chân dung, ảnh bị mờ mắt sẽ phải bỏ. Hậu xử lý chú ý đôi mắt.
  • Dùng ống kính focal length 80mm hay thâu ống zoom về 80 mm
  • Khoảng cách tốt là từ 3 mét đến 6 mét.
  • Chọn khẩu độ f nhỏ cho rõ phần nền, f lớn để xoa phần nền. Nên cài focus bằng tay nếu không vội.
  • Tránh ánh nắng gắt từ 11:00 đến 2:00 trưa, tối kỵ để đối tượng đứng dưới tàng lá cây khi nắng. Nếu muốn tạo ấn tượng nhất định nào đó thì có thể lợi dụng nắng gắt kết hợp với lối hình trắng đen (mà thôi).
Về framing, "đóng khung", mình sẽ đề cập sau, vụ này nó hơi bị khó tiếp thu vì thuộc về văn hóa nhiều hơn là nhiếp ảnh. (Mình nói chuyện du lịch, chứ không nói chụp chân dung studio)

🌄  🌇

Nói thế nhưng sau khi kể hết tiêu chí của 1 chân dung thì các bạn cũng nên phá lệ và thí nghiệm với góc nhìn mới lạ của mình xem.

Cô gái dân tộc Hmong Hoa, Lào Cai 2013
Em bé dân tộc Thái Trắng. Mai Châu 2016
Người dân tộc Hoa, Chợ Lớn 2009
Người bán vé số dân tộc Chăm, Nha Trang
Tây Nguyên Đak Nong
Chợ Lớn
Sau cùng cũng nên hiểu là ảnh người mẫu chụp trong điều kiện studio ít khi đáng gọi là portrait, chân dung. Vì lẽ thường là tái tạo lại được với người mẫu khác hóa trang phấn son như vậy, dàn dựng ánh sáng góc độ và thông số như nhau thì được thôi. Và vì lẽ những hình người này gần như không bao giờ "có hồn", không truyền đạt tâm tư 1 cá nhân dứt khoát nào, chỉ là chung chung những tiêu chuẩn mà thời thượng cho là đẹp thôi. (Thật ra mục đích của 1 số hình người mẫu là "phi nhân cách hóa" chính cá nhân được dùng để chụp để chú trọng quản cáo 1 kiểu áo, 1 chiêc nón, 1 trang sức cần bán). Một số anh chị em thi thố tài năng nhiếp ảnh của mình bằng cách dàn dưng chụp nhiều hình chân dung studio. Thật ra là gần giống thể loại tỉnh vật vì người chụp hoàn toàn làm chủ được mọi khía cạnh sản xuất.

Vân Nam Trung Quốc






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét