Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Cat Bà Dưới Nước

Đảo Cát Bà:      1.  2.  3.  4. [5]. 6.  7.     


Du ký ngày 20.8.2014 tiếp, Phần 5

Có nhiều cách đi tham quan vịnh cảng và xa hơn như đi ra đảo và Vịnh Lan Hạ là 1 vịnh bên cạnh Cát Bà. Chuyến đi đảo và Vịnh Lan Hạ là suốt 1 ngày. Ngoài đó có hotels, resorts và du khách có thể thuê kayak đi thăm nhiều đảo hoang sơ không người như Đào Khỉ v.v... và đến với những bãi tắm hoang sơ hiếm có.
Tại bến ngoài tàu du ngoạn theo tour còn có những ghe nhỏ như trong hình dưới, ghe máy có thể chở từ 6 đến 10 người, hay ghe chèo cho 2-3 người có thể thuê theo ý người đi đoạn ngắn, đưa ra vào các nhà hàng nổi và quán ăn trên nhà bè.
Người viết  trong khi rão bộ 1 mình trên bến cảng thì gặp 1 chị như trong hình, có chiêc thuyền nan như vậy, theo mè nheo 1 chốc, phải  chịu thua và thuê chị đi 1 vòng xem cảng. Giá thì bạn cứ tưởng tượng như trả 1 lao động đưa đi xích lô vậy. Về chiều thì kết nối với các bạn đồng hành lại và thuê 1 chiêc ghe máy, lớn gắp đôi vì đi 4 người, để ra 1 quán nhà bè ăn tối. Loại sau này mình trả cho chuyến đi và về , họ đưa ra và lúc về mình gọi điện thoại họ ra đón. (Chị chèo ghe cũng có điện thoại và cũng làm ăn như vậy nhưng với trọng tải nhỏ). Các hình dưới đây chụp vào cả 2 chuyến nhưng xin gom lại cho liền mạch.
Mời bạn đọc xuống ghe đi vào vịnh cảng xem đời sống trên mặt nước và thưởng ngoạn thị trấn Cát Bà từ trên vịnh.
Ra xa chừng 1/2 cây số có thể nhìn thấy tổng thể thị trấn Cát Bà (trời sáng nay mưa và âm u khi người viết lên trên đồi nay lại khô và nắng tốt!) Hình như là quy luật vậy cho tháng 8-9.
 
Có nhiều thuyền từ xa đến neo tại đây như các bản số (Thanh Hóa) cho thấy. Có thuyền từ rất xa, từ Miền Trung đi dánh cá dài ngày vào đây nghỉ hay mua sắm tiếp tế. Như các thuyền hình dưới là thuyền đánh cá biễn khơi từ Miền Trung.
Thuyền bè có nhiều loại. Một số đánh bắt hải sản để tiêu thụ tại chổ (dân cư và khách du lịch), 1 số là tàu ra vào Hải Phòng chở hàng buôn hàng, và 1 số ghe đánh cá ngoài khơi vào nghỉ (cảng của họ là đây hay  họ có thể từ bến khác ở rất xa như Quảng Bình, Đà Nẵng vào đây tạm trú)
Ghe này câu mực
Tàu này đi thả lồng bắt tôm ghẹ.
Đời sống trên nước. Nhà bè là nhà trên nước, nổi trên phao là thùng nhưa hoặc loại thùng dầu xăng. Người sống trên nhà bè có ghe làm nghề cá, trong vịnh thì hầu hết là có bè nuôi cá và có bộ phận làm quán ăn. Khi đi thuyền ra quán ăn thì các bạn nên từ chối khéo không đến quán người chèo đề nghị, vì giá cả tại đó sẽ thêm phần trăm mà quán phải trả cho người đưa mối, bạn co thể viện lý do chổ không mát, đông quá v.v... Nên ra vòng quán xa nhất để thưởng ngoạn biển và trời, như bọn tụi này.
Trong toàn Vịnh Hạ Long có 1 dân số mà trọn đời là sống trên mặt nước, trên nhà bè trong các làng chài mà du khách thấy đây đó. Không phài là những ngoại lệ mà là cả 1 xã hội trên mặt nước, cô lập, tự túc, khá xa bờ trong những vịnh nhỏ được bao bọc che chở bỡi vô số đảo trong vịnh. Vịnh Hạ Long và Bái tử Long diện tích lớn bằng 1 tỉnh Miền Bắc.
Bè nuôi cá là những khung gỗ nổi bằng phao như trên, khung gỗ đươc giăng lưới trong đó nuôi cá, cá con mua từ  trại nuôi cá giống bên Tàu.
Nhà bè trong vịnh là quán ăn nổi, cái đặc biệt và khác với nhà hàng lớn trên kia là cá nuôi tại chổ và dĩ nhiên tươi rói. Họ là nhà bè nuôi cá trước và nhà hàng là sau. Mỗi quán ngồi được từ 30 đến trên 100 khách. Bạn đọc nên chọn ăn nhà bè hơn là nhà hang nổi vì cá tươi, món ăn thì dân giã và "thật", truyền thống. Ngoài ra cách phục vụ đơn sơ thành thật hơn, chổ ngồi tự nhiên thoải mái hơn. Đó là cảm nhận của thằng viết, vào 1 ngày ít du khách.

Nhà bè mua cá nhỏ từ tàu đi qua TQ mua về từ các trại nuôi cá giống bên đó.

Giữa các khung nổi là lưới nuôi nhiều loại cá. Thực khách đến ăn ra chọn loại cá tại chổ, yêu cầu trọng lượng và khi người làm vớt cá lên cho xem mới quyết định. Gía cả theo ký đồng ý trước. Cá có con rất lớn đủ 1 bàn tiệc cho 5-6 người. 
Ông chủ ghe này còn kinh doanh nước đá và muối. Làm kinh doanh muối và nước đá cho ghe chài thì không thể nào không giàu.he đánh cá tôm ghẹ thấy trên kia) mang về đất liền bán.
Nhà bè của ông chủ, khá lớn, với hành lang ra sau sàng sau (là "sân sau") chia hai bên, mỗi bên 1 phòng ngủ khang trang. Gia đình gồm 2 vợ chổng, con trai, dâu và cháu nội. Một bè sau khu nuôi cá là nhà ở của nhân công.
Trong ngày lễ toàn sàng gỗ này là bàn ghế, sức chứa quán này trên 100 người. Có cả karaoke và giàn nhạc, tivi.
Hình anh bạn và gia đình từ Đà Nẵng ra chơi. Ông chủ ngồi phía sau. Mấy đời anh ta quê tại địa phận này và Hải Phòng. Trên mặt nước. Trên thân mình là những hình xâm to lớn, sau lưng cũng như trước ngực. Nhiều nhân công khác trên bè cũng vậy.
Chủ nhà bè rất niềm nở và cởi mở, nói chuyện nhiều về thương vụ của mình, về lịch sử mới và cũ của đảo Cát Bà. Thật đầy thú vị và mới lạ mà ai không giao tiếp với người dân địa phương khó mà biết được. (Thí dụ 1 việc ít ai biết, trước thời chiến tranh Viêt-Trung đảo Cát Bà it ai đi về, cô lập hơn, và tuyệt đại đa số là người gốc Hoa, người Việt rất ít kể cả quân đội. Sau chiến tranh toàn bộ cộng đồng này đã đi hết sạch, qua TQ định cư, một số qua tỵ nạn Hồng Kông và có lẽ đệ tam quốc gia khác. Khi đó người Việt mới vào chổ trống, nay sống trên đất (địa ốc) của những người đó. Đó là lịch sự rất mới gần đây).
Nhìn những hình xâm trên người ông ta, người viết nghĩ đến bài học sử ký thời còn bé. Người Việt đời Hùng Vương, ở ngay chính vùng Vịnh Bắc Phần này, có tục lệ xâm mình và nhuôm răng để trừ giao long khi dưới nước. Lằn ranh văn hóa giữa người Âu Lạc Việt với người Tàu là việc xâm mình này, chính sử Tàu cũng đã ghi chép.
Mấy nghìn năm sau, ngồi trên chính vùng biển này nhìn thấy được con người bằng da bằng thịt này, có thê là hậu duệ chính thống của Âu Cơ và Lạc Long, thật là một diễm phúc thật hiếm hoi.

Lĩnh Nam Trích Quái ghi chép: "Bấy giờ dân trên núi xuống đánh cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn tâu lên vua Hồng Bàng. Vua nói: "các giống dưới nước ghét những gì khác mình, vì lẽ đó ta mới bị hại". Vua bèn ra lệnh cho mọi người xâm lên thân mình hình như thủy quái, từ đó dân ta không còn bị giao long thuồng luồng sát hại." Hồng Bàng Thị Truyện

Bà này chèo ghe đi bán dạo tạp hóa cho cư dân các nhà bè.
Thuyền nhỏ làm bằng vật liệu tre đan (thuyền nan).
Chiều về trên vịnh cảng Cát Bà.
Đêm về trên bến cảng thị trấn Cát Bà. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét