Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Cát Bà Trên Núi

Đảo Cát Bà:      1.  2.  3.  4. ]  5.  6.  7.    



Du ký ngày 20.8.2014 tiếp.


Các bạn nhìn ngọn núi nhỏ sau lưng khách sạn. Có con đường vắt ngang nhưng bị cây cối che đưa lên 1 điểm vọng cảnh rất ngoạn mục mà lại rất gần. Quá gần. Từ khách sạn bạn dành chừng 2 tiếng đồng hồ để lên cái gọi là Đồi Thần Công, vì trên đó có mấy ụ súng đại bác thời xưa còn di tích. Đồi này vẫn còn do quan đội quản lý, mua vé vào thì được đi quanh đỉnh nhiều vị trí khác nhau và xem 1 vài trưng bày hiện vật thời chiến tranh. Để lên đồi người viết đề nghị bạn thuê xe ôm (nếu bạn đã không thuê honda để du lịch đảo) vì dốc này cao và dựng lắm, người không luyện tập không đi nổi và có được thì lên xuống đỉnh sẽ hết thời gian và không còn sức đi xem toàn đỉnh. 
Đường lên Đồi Thần Công bắt đâu ngay trong thị trấn, sau 1 khách sạn chỉ quẹo 1 góc là bắt đầu lên. Theo kích thước quả núi nhỏ thì bạn có thể phỏng chừng chiều dài. Dốc rất dựng, xe honda ôm người viết lên cũng không nhẹ nhàng gì. Đi bộ như ông này là dân địa phương vận đồng hằng ngày, các bạn chắc không đi nỗi. Dọc đường gặp nhiều du khách vừa đi vừa than, 1 số "Tây" chịu không nổi ngồi nghỉ lau mồ hôi( khí hậu Việt Nam là quá nóng với đa số dân Âu Châu, hôm ấy chừng 37 độ C, chỉ khi có mưa và gió thì mới ổn 1 tí).
Lên chừng 1/2 đường có thể thấy hé được chút cảnh phía dười.
Phần lớn đoạn đường bị cây cỏ che khuất, làm mình thêm háo hức.
Gần đến đỉnh là 1 bót gác thâu tiền phí vào cổng. Khu vực đỉnh đồi là còn thuộc quân đội vì vị trí quan sát và phòng thủ cố hữu của chổ này. Chính vì lẽ đó lên đây thưởng ngoạn phong cảnh Cát Bà là đúng nhất: đài quan sát thì phải thấy tất cả cảnh vật chung quanh, nếu không thì đâu phải đài quan sát phải không nào?
Lên tới đỉnh có 1 sân trực thăng nhỏ và 1 nhà chỉ dẫn do quân nhân điều hành. Bạn được phát 1 chai nước và vui vẻ hướng dẫn đường đi (loằn ngoằn quanh vị trí đỉnh, thường là qua những lùm cây thấp, khe núi nhỏ rất dễ bị lạc như thằng viết phải bị).
Trời không thương nên lên nhầm 1 ngày âm u. Nếu nắng thì phải biết, màu xanh của nước do màu xanh và sáng của trời, bố cục màu của nhưng cảnh trong các hình sẽ hoàn toàn khác.
Đỉnh đồi là 1 vị trí quân sự dùng quan sát báo động và phòng thủ, cho nên có nhiều điểm vọng cảnh có ghi trên tấm bản đồ tham quan. Dù đài quan sát không cho thấy đủ 360 độ nhưng đi nhiều điểm thì sẽ đủ góc nhìn 4 phía ngọn núi này.
Trên đảo Cát Bà có nhiều địa điểm (đỉnh núi) cao hơn ở những vùng khác, cũng cho thấy những panoramas như tại đây, và có lẽ hùng vĩ hơn. Các bạn xem kỹ bản đồ và hỏi thăm người địa phương hay người đã đi qua, hình như trong rừng quốc gia có nhiều điểm (phải lội bộ lên) rất đáng đến.
Các nhà bè mái nâu là nhà hàng nổi.
Nói chuyện với người dân ở nhà bè, thì cách đây không lâu, chỉ 3-4 năm thì toàn vịnh là nhà bè, nay 10 chỉ còn 1. Thật ra mỗi nhà bè nuôi cá phía dưới trong 1 cái "lồng" bằng lưới là cũng như việc nuôi heo trong nhà trên cạn. Phân và thức ăn thừa chìm xuống mà chưa đươc cá ăn tạo 1 môi trường rất mất vệ sinh, rất ô nhiễm. Ô nhiễm trông thấy và không trông thấy như vi sinh, vi khuẩn là hết sức độc hại. Các nước tiến bộ có rất nhiều quy định khắc khe cho việc nuôi cá trong lưới, nếu theo các quy định đó thì ở đây hoàn toàn không có nhà bè nào nuôi nỗi. Nói tóm thì thực tế là vịnh Cát Bà là 1 vũng nước rất bẩn, nếu muốn phát triển cho kinh tế du lịch thì chắc chắn phải giải tỏa, cho dù lối sống lâu năm của người lao động tại đó bị xáo trộn hoặc phải xóa đi.
Hình như bây giờ là đang trong thời kỳ giải tỏa, tới đây có lẽ sẽ biến hết và không còn thấy nhà bè (từ đó, hết ghe thuyền chài hay buôn bán mà thằng viết sẽ đề cập trong trang khác). 
Tàu cánh ngầm đến từ Hải Phòng.
Nhìn vào phía trong đảo núi rừng trùng điệp.
Trong tầm mắt từ đỉnh này có thể thấy qua những vùng trủng khác có cảng, nhà bè và khóm nhà cư dân. Có thời gian đi khám phá các chổ đó cũng có thể hết ngày, tại Cát Bà có bán các tours du ngoạn bằng thuyền đến.
Chổ này là 1 vùng nước được che chở bởi đảo bao quanh. Những nóc gia bạn thấy đó là nhưng nhà bè, là nhà ở và có cái thì có bè nuôi cá. Không nhìn thấy thấy bờ vi không có bờ, chỉ vách núi. Dân cư sống trọn đời trên nhà bè, sống nhờ tài nguyên thiên nhiên và sức lao động chân tay tại chổ mà không đi đâu, hộ khẩu của họ là nhà bè. Từ rất xưa có nhưng cộng đồng dân chỉ biết nhà bè và Hạ Long là quê hương, không đi đâu. Có lúc và có cộng đồng có nhà hộ sinh và nhà trường trên 1 nhà bè, có giáo viên tại chổ. Có những cộng đồng thì là rất nghèo, cả đời không lên bờ, nhiều thế hệ, không biết đến Hải Phòng hay thành phố Hạ Long, không thấy con dường nhựa hay xe chạy bao giờ. Họ bị bỏ rơi và còn bị xua đuổi một khi vị trí của họ có doanh nghiệp du lịch chọn. Mỗi khi thì phải dời đến 1 nơi khác, có khi là it tài nguy6en hơn, để đến 1 lúc nào nữa thì lại bị xua đuổi. Hiên nay vịnh cảng Cát Bà cũng đang bị giải tỏa vì vệ sinh là một, vì để cảnh quan thoáng đãn hơn, vì các doanh nghiệp nhà hàng nỗi có máu mặt không muốn có cạnh tranh. Nét văn hóa này tuy có khía cạnh thương tâm nhưng là cổ truyền của Vinh Hạ Long đang bị xóa dần, bạn đến trể vài năm thì có lẽ sẽ không còn gặp.
Quá uổn là không đủ ánh sáng.

Gọi là "Cát Bà trên núi" chứ đây chưa phải thực sự vùng núi có thể đến tham quan. Đó là vùng núi mà đi đến phải lội bộ (trekking) lên ở các vùng trong, nhất là trong vùng vườn quốc gia. Đi đến đấy phải đi xe gắn máy. Có những núi trông ra Vịnh Lan Hạ ngoạn mục hơn nhiều nhưng vì thời gian eo hẹp người viết chưa được đến. Hẹn 1 lần sau.
Nếu có dịp đến Hà Nội trở lại người viết sẽ lựa ngày nắng đến lại Cát Bà, lần này sẽ đi tàu từ Hải Phòng. Cảnh quan - và hình ảnh chắc chắn sẽ khác nhiều.

Dưới là hình ảnh ở các nơi còn di tích trên đỉnh đồi. 







  
   1.  2.  3.  4. ]  5.  6.  7.   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét