Sau mấy ngày đi thăm vùng cực Nam đất nước thằng viết mua vé xe đò từ Bạc Liêu về Sài Gòn. Chỉ cần nhờ tiếp tân tại khách sạn giữ vé đêm trước, hãng xe đò sẽ đưa xe đến rước tại cửa khách sạn sáng hôm sau, rât đúng giờ. Vé
xe đò Phương Trang Bạc Liêu-Sài Gòn là 150.000 đồng. Xe ghế nằm
("giường", thực tế lá 1 ghế dài với lưng điều chình) máy lạnh, thời gian
chừng 8 tiếng với 2 trạm dừng chân chính.
Mời bạn đọc theo chân, xem cảnh quan Miền Tây qua cửa kính xe theo chiều dài tuyến dường QL-1A từ thành phố Bạc Liêu. (QL-1A bắt đầu ở Cửa Hữu Nghị Lạng Sơn chấm dứt tại Năm Căn, Cà Mau. Cho đến ăm nay là em đã đi hết chiều dài từ Bắc chí Nam, chỉ trừ đoạn 50 cây số xuống Năm Căn).
Muốn biết rõ 1 vùng đất nước như thế nào thì có 2 cách, một là đi qua - bằng đường bộ - hai là bay qua mà quan sát từ cao độ nhỏ. Nếu có thể thì nên xem bằng cả 2 cách rồi tổng hợp hiểu biết và ấn tượng.
Quốc Lộ 1 hiện nay về tới thị trấn Năm Căn Cà Mau, gọi là QL-1A. Xưa thì từ Sài Gòn về Miền Tây gọi là QL-4, vì QL1 xưa từ thời thuộc địa đi lên Nam Vang, hướng Trảng Bàng Tây Ninh.
Tứ thành phố Bạc Liêu về chỉ một tuyến đường QL-1A, qua Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long rồi Trung Lương.
Đi trên đường lộ có cái bất lợi là 2 bên con lộ hầu hết các vùng ở Việt nam bây giờ là trồng cây che khuất tầm nhìn. Hai là dân số sống trong vùng, tức là nông thôn và các ngoại thành thành thị đều kéo ra "mặt tiền" tiếp giáp với con lộ để xây cất. Lý do vì tiện lui tới và nhất là kinh doanh nhỏ lớn. Mặt giao diện 2 bên bờ nước các thủy lộ cũng thế (xin xem du ký Cà Mau của em). Mật độ dân số Việt Nam rất cao và đồng bằng Cửu Long thì lại là cao nhât nhì nước, nên hiện tượng này càng rõ. Gần như toàn chiều dài đoạn đường 250 cây số từ Bạc Liêu trung tâm vùng đồng bằng bán đảo Cà Mau đến Sài Gòn, 2 bên đường nhà cửa và cây cối che khuất diện địa đồng bằng - tức trên 90 phần trăm mặt bằng đi qua, cảnh quan thật sự của vùng nông thôn rộng lớn này. Là ruộng lúa bát ngát và vườn cây trái, vườn dừa chen kẻ giữa các đường nước giao thông hay dẫn thủy.
Hình dưới từ Google Earth cho thấy rất rõ địa hình Miền Tây, chừng 80% mặt bản đồ là vậy. Con kinh chạy giửa 2 bên là 1 hay 2 con đường nhựa và 2 dãy nhà dân cư. Còn lại là vùng đồng bằng, chổ nào thấp là ruộng, vào mùa mưa là ngập nước mênh mông.
Không ảnh dưới là của em chụp từ chuyến bay Quảng Châu-Tân Sơn Nhất ngày 21-4-2016 cho thấy địa hình kinh đào trên lưu vực sông Vàm Cỏ. Kinh đào cũng là những con đường giao thông. Đât do đào dưới lòng kinh lên có thể đấp thành đường khô nhưng cần nhiều cầu nhỏ để qua các nơi có kinh rẽ từ con kinh chính. Đất này gọi là "đất vườn", vùng này gọi là "Miệt vườn".
Muốn thấy rõ địa hình đó lại rất dễ. Nếu đi xe riêng hay xe gắn máy thì chỉ cần ghé đâu, tại quán ăn quán nghỉ chân chằng hạn, và xin bước ra sau nhà - vườn sau, khoảng trống phía sau - thì sẽ thấy liến. Bạn sẽ có thể thấy có 1 con kinh hay không, và thực tế mặt bằng phía sau là ruộng hay vườn cây nông nghiệp. Nếu là ruộng thì tầm nhìn sẽ rất xa, có thể đến chân trời hay rặng dừa nước báo hiệu 1 bờ kinh, hay vườn cây chủ khác. Tiếc là em không đi tự do kiểu đó nên không có thì giờ ghi lại hình ảnh hiến bạn đọc.
Hình dưới là 1 con kinh trên vùng đất Sóc Trăng, nước đến từ 1 nhánh Cửu Long. Nhìn bản đồ toàn miền Nam có thể thấy rằng nếu chỉ đi bằng đường thủy, 1 con tàu nhỏ có thể đi từ Sông Bé đến tận Cà Mau 1 cách liên tục, qua một mạng lưới sông ngòi kinh rạch vĩ đại. Miền Đông Tây Nam Bộ là 1 vùng đất có 1 không hai trên thế giới với lợi thế này. Lợi thế do 1 dân tộc ưu việt tạo ra, mượn ưu đãi của thiên nhiên. Mà lại là một dân tộc có lắm thằng người vừa mới bỏ qua xứ Âu Mỹ cầu thực 1 thời gian ngắn đã vội vã xin từ bỏ nguồn gốc, mau mau xoay lại bôi bác chê bai, tìm tòi bới móc để phỉ báng. Thiện tai, thiện tai.
Do bên lộ chổ nào cũng có dân cư nên các cung đường đi vùng đồng bằng Cửu Long rất là thân thiện. Em có người bạn, nữ, từ Cà Mau muốn về Vũng Tàu mà mang luôn chiếc xe gắn máy. Thường nếu xe nhỏ và gọn thì xe đò cho bỏ vào gầm xe, có thêm phí nhưng xe lớn cồng kềnh thì có khó khăn. Cô ta bèn nghĩ ra, hay là cứ đổ xăng lên đường, lái theo 1 chiếc xe buýt có ghi bến đến trên mui, và theo chiêc xe đó, nó ngừng đâu thì cô ta ngừng, nó chạy thì cứ lái theo sau. Cho đến Vũng tàu!
Trạm dừng chân đầu tiên là truoc khi vào thi xã Sóc Trăng 1 chút. Những trạm dừng xe buýt này rât cần thiết cho việc đi lại đường bộ. Cụ thể nhât là vệ sinh, sưc khỏe hành khách, vệ sinh môi trường. Thương mại địa phương cũng phát triễn được nhờ sự giới thiệu hàng hóa dịch vụ. Thử nghĩ nếu không có thì sao, và truoc đây là gần như là như vậy (xe ngừng chổ vắng cho hành khách tự do vệ sinh!).
Người Miền Nam - 'Miền Nam' đây là gọi chung các địa phận Nam vĩ tuyến 17 và đặc biệt là vùng Nam Bộ - có truyền thống kinh tế hữu hiệu, thân thiện cởi mở liên tục thời gian từ rất xưa, chỉ bị gián đoạn sau giải phóng. Sau thời gian khó khăn chừng 20 năm sau chiến tranh, 1 mặt vì chính sách kinh tế áp đặt ("đánh tư sản địa chủ"!), hai là do việc bao vây kinh tế ngoại giao do trục tư bản tài phiệt Mỹ-Anh Quốc chủ trương, vừa được "đổi mới" là Miên Nam đã vương lên lại 1 cách mau chóng kỳ diệu.
Tất cả do từ tư duy kinh tế tự do, năng động và chủ động, cạnh tranh thân thiện có sẳn trong máu và trong thói quen làm ăn, lao động của người Miền Nam. Và tức nhiên cũng là do từ bản chất cốt lõi của người Nam, cần cù nhưng rộng rãi, hiếu khách, tin người.
Một nơi như thế này, nếu có, ở Thanh Hóa, Thái Bình, Quảng Ninh hay Hải Phòng thì sẽ khác xa 1 trời 1 vực, như đêm với ngày về thái độ phục vụ và tính thân thiện. Không nói về văn hóa, sạch sẽ, hiệu quả và thành thật cởi mở, sòng phẳng giá cả, là nhưng điều dương nhiên ở miền đất sung mãn này. Các bạn ở ngoài Bắc bỏ chút thời gian vào đây trải nghiệm thử xem. Hoặc ai đã vào rồi hãy kiểm chứng cho em xem nào.
Những nơi dân cư như thế này chưa hằn là thị tứ, chỉ là nhà bên đường. Đây cũng là 1 hiện tượng gây khó khăn cho giao thông đường dài, làm chậm tốc độ và ảnh hưởng an toàn cho dân, cho xe cộ và có nơi là gia súc trâu bò. Sớm hay muộn muốn có 1 hệ thống đường bộ hiện đại thì các bên đường - toàn quốc - phải giải tỏa ra thật xa khỏi tuyến đường xe.
Nếu bạn đọc đã theo dõi hình ảnh chuyến đi của em mấy ngày nay, gần cận kề mấy lễ lớn thì có lẽ các bạn có để ý 1 chi tiết nhỏ: Miền Tây rất tấp nập, năng động nhưng sao... ít thấy cờ xí, phải không các bạn? Khác hẳn miền Bắc nhé.
QL-91C đi về Châu Đốc, ngoại thành Cần Thơ. Cầu giao đưa QL1A đến từ Sóc Trăng lên cầu Cần Thơ.
Từ điểm cao như đường dẫn lên cầu mới thấy rõ mặt bằng đồng bằng Cửu Long như dưới đây. Khu vực này đất nỗi quanh năm thì là vườn. Khu vực nào đất thấp thì sẽ là ruộng và tầm nhìn thoáng hơn, xa hơn.
Hậu Giang nhìn từ đoạn dài nhất của Cầu Cần Thơ, năm 2016 đã được 6 tuổi. Công trình thi công cũng kéo dài 6 năm từ 2004. Địa lý nhân văn và kinh tế đồng bằng các nhánh Cửu Long vĩnh viễn thay đổi từ đây, 1 thay đổi quang trong bậc nhất mà chưa mấy ai đánh giá đúng mức. Giấc mơ trăm năm của Chúa Nguyễn và cả người Pháp thực dân, của ông Ngô đình Diệm nay đã thành sự thật. Từ Sài Gòn-Gia Định nay con người đã có thể đi 1 mạch chân khô đến toàn thể các vùng địa lý Miền Tây Nam Bộ.
Từ điểm cao trên cầu thì mới thấy được đồng bằng bao la, mặt nước và mặt đất chung chân trời. Hình từ dường dẫn cầu Cần Thơ.
Tiền Giang từ cầu Mỹ Thuận, cây cầu đầu tiên vượt qua 1 nhánh Cửu Long chấm dứt thời đại gần 400 năm trong đó Miền Tây Nam Phần bị cô lập bởi nước. Với 1 biên giới thiên nhiên mãnh liệt như vậy phía Tây Nam sông Bassac đã có khả năng là 1 quốc gia độc lập khác hơn là đất Viêt Nam.
.Qua cầu Mỹ Thuận 1 chốc sau đến Cái Bè xe ngừng ở trạm dừng chân, trung chuyển lớn của riêng hãng xe Phương Trang (có bạn nào để ý là màu chủ đạo xe, phương tiện và đồng phục xe PT giống như màu chủ đạo Vietjet Air không?). Trạm như 1 ga hàng không nhỏ, tổ chức và quy mô rất hưu hiệu. Vệ sinh chung và cho khách đi xe rất chu đáo.
Xe đỗ người xuống nghỉ chân thì được đưa ra sau trạm để rữa. Khi sắp khởi hành lại thì có loa gọi cũng như bảng đèn LED báo, có chổ xe đậu gọi là cổng y như ga hàng không.
Xe đến và đi thằng từ mọi nơi trong nước, không riêng gì Miên Tây- Sài Gòn.
Bạn thấy cái rỗ xanh dưới cửa xe không, đó là cái rỗ dựng dép cho khách xuống lấy mà đi lại trong trạm, vì rằng khi lên xe ghế nằm thì phải cỡi dày ra đi chân không để giữ vệ sinh cho xe và khách nằm khác. (Tây Mỹ thì nó kỵ chân không ở nơi công cọng, vì chân nó hôi!)
Thị trường sung mãn, hàng hóa dồi dào đa dạng và đi lại rẻ tiền, tiện lợi, thân thiện nhanh chóng. Tất cả những yếu tố cho 1 nền kinh tế phát triển nhanh và vững chắc. Bọn nào trong thế kỷ thứ 21 còn lãi nhãi "Việt Nam là nghèo đói, rách rưới ủ dột v.v..." hãy xuống đây xem dùm. Có bọn ở hải ngoại còn không tin là sao người miền quê ăn ma95c sạch sẽ thế, chắc là dàn dưng chụp hình!
Các hãng xe bus vì thường dư chổ chứa hàng dưới gầm xe còn là phương tiện chuyễn hàng gửi, như những DHL hay Fedex nhỏ rất mau chóng và đáng tin cậy. Gửi từ gói hàng nhỏ cầm tay đến kiện hàng lớn từ thành phố này đến thành phố khác hay ngay cả thư tay rất rẽ rât mau chóng. Khi hàng đến có điện thoại gọi về người nhận ra lấy ngay.
Sau trạm nghỉ chân 1 chút thì xe lên đường cao tốc Trung Lương 1 mạch thằng về Bến xe Miền Tây. Cao tốc được cách ly khỏi đồng ruộng và nhà cửa cư dân, và cả trâu bò, không có xe gắn máy nên an toàn và rất thoải mái so với các đoạn trước.
Xe hãng này có GPS và được trung ương theo dõi hướng dẫn điều động khá hữu hiệu, kể cả theo dõi giám sát tôc độ xe từ xa (vệ tinh, GPS) cảnh cáo tài xế khi cần.
Với người đồng bào Miên Tây em xin cảm ơn lòng hiếu khách và sự đón tiếp thân thiện, nhiệt tình và những giúp đỡ trên đường về thăm quê nhà.