Hai hình dưới chụp nhân 2 dịp khác nhau trước chuyến đi năm 2014, là góc nhìn Cầu Bãi Cháy từ Vịnh Hạ Long mà hôm nay chúng tôi đi qua bằng xe.
Cầu Bãi Cháy dài 1100 mét, thông xe cuối năm 2006 |
Bên lề: bạn đọc có thể phân biệt hình ảnh Hạ Long là trước hay sau năm 2013, vì năm đó "lãnh đạo" của thành phố Hạ Long ra lệnh cho tất cả tàu du lịch phải sơn màu trắng(!) cho nó giống phương Tây. Vịnh Hạ Long 6 tháng mỗi năm là sương mù, tình cờ là ông Trời sanh ra sương mù là màu... trắng, cho nên an toàn giao thông hơi bị các thuyền trưởng chú ý quan tâm hơn. Du khách Tây phương thì té đái. Đỉnh cao trí tuệ của lãnh đạo. (Chỉ thành phố Hạ Long thôi, Hải Phòng và Quảng Ninh và ghe tàu không du lịch thì khỏi - xin xem trang cố định về Đảo Cát Bà).
Sau khi thăm ông Trần Quốc Tảng hai anh em chúng tôi lên đường đi Bãi Cháy. Đoạn đường từ Cẩm Phả khoảng 40 km.
Cảnh bên đường đã như 1 vịnh Hạ Long trên cạn. Trới âm u nghĩ lại cũng hay, không gian mang màu sắc nghiêm khắc của một vùng kỹ nghệ nặng chứ không phải thời tiết của 1 vùng ăn chơi nghỉ dưỡng.
Sau khi thăm ông Trần Quốc Tảng hai anh em chúng tôi lên đường đi Bãi Cháy. Đoạn đường từ Cẩm Phả khoảng 40 km.
Cảnh bên đường đã như 1 vịnh Hạ Long trên cạn. Trới âm u nghĩ lại cũng hay, không gian mang màu sắc nghiêm khắc của một vùng kỹ nghệ nặng chứ không phải thời tiết của 1 vùng ăn chơi nghỉ dưỡng.
Thật ra Bãi Cháy có 1 bãi biễn du lịch nổi tiếng trong vùng. Nếu có dịp bạn đọc xuống xem vì panorama Vịnh Hạ Long. Hai anh em chúng tôi vì đến trể và vội đi kiếm khách sạn nên trời tối không ra được. Hình dưới là từ Wikipedia, hình phạm vi công cọng.
Nguồn hình Wikipedia - Phạm vi công cọng - Bãi biển Bãi Cháy |
Tên Bãi Cháy là vì xưa dân biển đốt hào (bám lường ghe thuyền) nên thấy khói luôn luôn. Còn có giải thích là thời quân Nguyên đi về trên thủy lộ này có 1 trận Trần Khánh Dư đánh và đốt thuyền nước bạn, thuyền trôi vào bờ gây 1 trận cháy rừng đáng nhớ. Thủy lộ này ven bờ từ Quảng Đông xuống, được che chở bởi biển đảo như thấy, và quá Hạ Long 1 tí thì có cửa sông vào vùng châu thổ Hồng Hà là trung tâm nước Việt Nam xưa.
Một cửa gần nữa đưa vào 1 ngã ba có tên gọi là Bạch Đằng. Từ nhỏ học Việt sử người viết mù mờ về các điạ danh huyền thoại trong câu chuyện của dân tộc mình. Nay càng đi càng thấy rõ ở đâu, tại sao, và thế nào - nhất đã là từng trải 1 quá khứ quân nhân võ biền nhìn bản đồ dưới con mắt khác con mắt cậu học sinh.
Trước khi có cầu này năm 2006 toàn thể giao thông từ hướng Nam ra Cẩm Phả và xa hơn nữa là Móng Cái là những vùng quan trọng như các bạn đã thấy trong các trang trước, phải qua phà Bãi Cháy.
Các phà này nay đã đưa qua chạy tuyến Tuần Châu-Cát Bà (xin xem trang cố định về Cát Bà)
Hiệu qua kinh tế đã phải tăng lũy thừa, các quan hệ cổ truyền giữa các địa phận tất đã phải thay đổi rât nhiều.
Cái cầu này mắc cười, giây treo chính giửa 4 làn xe hai bên nên thấy ló nhỏ.
Chứ ló đâu có nhỏ ạh.
Bên giòng Nam có lối rẽ chữ wai (chữ Y Mỹ, hay Y dài, hay Y dưới, hay Y Rết) xuống vòng cung và chui dưới gầm cầu để ra đường bờ biển, mới có hình zư lày trên đất ạh.
Men theo bờ biển ra đường ven biển.
Đướng ven biển ở thành phố Hạ Long.
Đích đến của ngày hôm nay. Từ sân thượng nhìn ra hướng Vịnh Hạ Long, qua con đường ven biển, 1 khu nhà và 1 cái đầm rồi 1 doi đất. Chúng tôi lên đường từ Hà Nội đã 3 ngày và đã hẹn gặp vợ và người chị của anh bạn lái xe tại đây, 2 người này xuống từ Hà Nội bằng xe bus.
Từ đây ngày hôm sau chúng tôi ra phà đi đảo Cát Bà. Xin bạn đọc xem tiếp trong trang cố định Đảo Cát Bà.
Thành phố Hạ Long, góc nhìn về đêm từ khách sạn ven biển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét