Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

Bái Tử Long

Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  
 
Thị xã Cẩm Phả Quảng Ninh nhìn ra vịnh Bái Tử Long. Vịnh Bái Tử Long là phần biển phía Bắc của Vinh Hạ Long.




Nhân dịp 2 anh em chúng tôi đến họ đã làm cổng chào quy mô này trước khi QL18 vào thị xã.


Người Bắc khi nói đến Cẩm Phả thì họ nghĩ đến Đền Cửa Ông. Ông là ông Trần Quốc Tảng, chắc it ai ngoài tỉnh Quãng Ninh biết, nhưng là một ông thần mà dân vùng này tôn thờ, thần là thần hoàng chứ không phải nói đùa. Xem bản đồ 3G thì anh em chúng tôi kiếm cung đường nào ôm bờ biển để xem cảnh, thì lại được đưa ra đây. Có 1 cái công viên và gần đó có bản chỉ dẫn lên đền. Trong nghiên cứu truoc khi đi người viết thấy có rất ít điểm vọng cảnh để xem Vịnh Bái Tử Long, trong đó Đền Cửa Ông là một, tuy không cao lắm. Thế thì lên đền xem.


Và y như rằng là có bước cấp lên 1 đồi nhỏ. Cửa Ông còn gọi là Cửa Suốt. Cửa là cửa biển, đương nhiên.


Ông này là con thứ 3 của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, là ỗng đấy, là Trần Hưng Đạo. Xưa kia được giao trấn giữ vùng này trong chiến tranh chống mấy ông Mongol như ông Omar nhà ta.


Như các bạn thấy trên bản đồ vùng Cát Bà, từ đây đến trận địa Bạch Đằng xưa chỉ hai chục dặm chim bay. Nói chung thì vùng này là vùng ghe tàu từ phương Bắc men theo để vào châu thổ Sông Hồng, nên mới bị đòn hoài đó. Phe ta từ Ngô Quyền trở đi thì ra đây đón uýnh, phe mình thì trên xuống quá Hạ Long thì có đường thủy thuận tiên vào hướng trung tâm đồng bằng Hồng Hà, tuy chưa phải là cửa Sông Hồng. Vân Đồn, Vạn Kiếp v.v... cũng loanh quanh vùng đó.
Cho nên mới có chuyên anh Mongol Ô Mã Nhi Omar bị tóm tại cửa Bạch Đằng. Chuyện dài nhân dân tự vệ kéo đến mấy trăm năm.


Trong đó có ông Trần Quốc Tảng này.


Cái đến này xưa lắm ạh, từ thời Trần đó. Gần vùng này là núi Yên Tử chắc bạn đọc có nghe đến.


Người viết xớ rớ không coi trước sách vở nên không biết vào trong xem, một mặt thì cũng ái ngại nơi thờ phượng. Chứ trong này thờ toàn bộ gia đình ông Trần Hưng Đạo, bàn thờ có tượng mỗi ông thì phải. Tiếc.
Ngày vắng nhưng cũng có một vài người vào cúng vái, người Bắc mê tín tợn, toàn xin mấy thứ như làm ăn nên, gia đình hòa thuận linh tinh (nghe lén họ vái). Ngày đông thì đông không có chổ đứng, nghe nói vậy, nhất là dịp lễ hội vào mùa xuân.


Trời âm u như Alsace Lorraine nơi vùng mõ của Pháp Đức. Cẩm Phả là bến cảng than, hơi bị dơ vì than.


Nếu đến ngày nắng đẹp bạn nên xem bản đồ và lên 1 ngọn núi (xem Google) trong địa phận này thì mới nhìn toàn vinh được. Vì thời gian eo hẹp và hẹn đi Hạ Long nên 2 anh em không kiếm lên.


Lúc này chừng 2:00 giờ trưa


Thằng viết la cà trược cổng công trường xin vào, họ không cho. Hình từ Đền Cửa Ông.




Bàn thờ mấy Bà công chúa gì cũng chả nhớ.


Tượng ông Hưng Nhượng Đại Vương đây ạh. Ngoài Quảng Ninh ra ít ai nhắc đến ông này, tiểu sử nghe như cũng lùm xùm gây gỗ trong gia đình, toan đảo chánh vân vân, kiểu như Thiệu Kỳ Có Nguyễn Khánh vậy mà. Giống như bây giờ sư ở Huế nếu muốn làm đền thờ ông tướng Ng Chánh Thi thì ai làm gì được ai, cũng thờ thôi mất mát gì. Cho nó có couleur locale.


Hông bít hồi xưa có phất cờ đỏ rực như thế kia không nữa. 


Đền Mẫu hay Đền Hạ dưới chân đồi.


-
Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét