Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Trà Cổ, Móng cái

Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7 8.  9.  10.  11.  


Lúc đến Móng Cái trời đã về chiều và lúc tạnh lúc mưa, hai anh em quyết định bỏ qua thành phố để mai trở lại, và quẹo thằng ra bán đào Trả Cổ nơi đã tính trước là sẽ thuê phòng ngủ.


Trà Cổ khi xưa là một hải đảo, nay nối liền với bờ qua 1 doi đất rất hẹp giữa 1 vùng đầm lầy. Vùng nước chia Trà Cổ với đất liền là 1 cái đầm dài và rộng tựa đầm (phá) Tam Giang ở Thừa Thiên, mà người ta gọi là sông Trà Cổ (xin xem bản đồ post truoc)


Ra đến doi cát Trà Cổ  con đường chia 2, về tay mặt là xuống phía Nam bán đảo , tận cùng ở Mũi Ngọc. Đối diện là lên phía Bắc, tận cùng ở cột Km0 Tràng Vĩ. Bản lớn màu xanh ghi 'Nội quy khu vực vành đai biên giới' trong đó có  nhiều hạn chế đối với người nước ngoài. Cái mắc cười là ngoài Trà Cổ có 1 golf resort lớn cho khách Trung Quốc, cùng nhiều nhà nghĩ khách sạn cho du khách dọc con đường này.


Từ nhà nghỉ nhìn ra hướng Đông, nơi các hình bãi cát về chiều (xem dưới). Trên bải cát này mặt trời mọc đầu tiên trên lãnh thồ miền Bắc mà nay đồng thuận gọi là Bắc Bộ. ( Cái đặc biệt phải chú ý là trên bản đồ Trung Quốc, mặt nước thấy đây được gọi là Vịnh Bắc Bộ - Hán tư đọc theo bính âm là Beipu - chứ không phải Vịnh Hải Nam, hay Vịnh Quảng Tây hay Quảng Đông... )


Nhìn theo con đường lên hướng Bắc, Mũi Sa Vĩ. Trong đáy hình có thể thấy nóc chuông nhà thờ Trà Cổ (hình cuối trang) là nhà thờ cổ cực Bắc của nước.


Nhìn dọc theo con đường về hướng Nam, đất liền tỉnh Quảng Ninh bên phải của hình, qua cái đầm.


Từng đoạn dường cố định có đường thông ra bãi (phía Đông) như trong hình trên. Đây là trước nhà nghỉ, người viết theo con đường này ra bãi chụp hình dưới cơn mưa có lúc cũng nặng hột. Đoạn đường chừng 300 mét thì ra tới biển. Dọc đường lên xuống là nhà nghỉ và quán xá, ngày hai anh em chúng tôi ra là ngày trong tuần nên chỉ cần đi khảo giá, xem phòng là có chổ ngủ.


Nhín về hướng Tây từ sân thượng nhà nghỉ. Nhìn qua bên kia cái đầm vào đất Móng Cái.


Từ doi cát nhín về hướng Tây, trong xa là thành phố Móng Cái và xa hơn nữa là các tòa nhà cao tầng phía thành phố Đông Hưng TQ.


Bãi biển phía Nam sân golf của doanh nhân Trung Quốc. Hướng ra phía Đông.


Các làng dân chài dọc ven biển Việt Nam  như chổ này có tiềm năng du lịch, nguy cơ là sẽ bị dời vào trong. Khi đó thì việc làm sẽ không còn, ghe thuyền không thể duy trì được nữa. Họ sẽ là những người lưu vong kinh tế phải kiếm việc khác làm, khả năng là lao động chân tay ở các khu đô thị.
Điển hình là bở biển Mỹ Khê Đà Nẵng, hay ở Mũi Né hay Phú Quốc.


Riêng chổ người viết đứng nay là bãi du lịch, trươc 2 khách sạn (trong hình trên) của chính quyền (cơ quan hay đảng gì đó) chỉ thấy mỗi chiêc thuyền lẻ loi. Khả năng là trước đây phải là rất nhiều như khu vực cuối hình trên.



Nhà thờ Trà Cổ, xây dựng 1880 dưới triều Nguyễn giữa thời buổi khó khăn cấm đạo. Nguyên thủy là 1857 nhưng vì vua Thiệu Trị ra dụ cấm đạo mà phải tháo gỡ (gỗ lim) đem giấu 1 thời gian.
Chịu thiệt hại nặng nề trong chiến tranh 1979 khi quân Đặng tháo gở đập phá tượng và phù điêu. Được trùng tu 1993.


Sáng sớm và mưa dầm, vắng vẻ sau lễ sáng. Dân địa phương có nhiều người gốc Hoa, người Tày, người Nùng, đã đồng hóa. Từ xưa người viết hay nghe nói "Tàu Móng Cái", ra đây mới biết họ là ai. Một số vượt biên thời bao cấp, phần lớn đến Hồng Kông và có người đến định cư ở Mỹ.
Tức nhiên giọng nói họ khác với giọng người thành thị Miền Bắc. Nghe giọng nói địa phương, thổ âm, khi nào cũng là 1 thú vị đậm đà cho người viết. Tự nhiên mình cảm nhận đậm đà được tình đoàn kết ấm áp giữa các dân tộc Việt.


Không gặp một ai để xin vào xem bên trong nên chỉ đi vòng ngoài. Đến đây một ngày nắng hay đông du khách thì hình ảnh cảnh quan chắc chắn sẽ là khác, như tìm thấy trên Internet. Nhưng với ý thức tìm hiểu và khám phá, cảnh vắng vẽ này cũng để lại ấn tượng mạnh về 1 miền đất Trà Cổ thật ..."cổ" xưa. Mà sự thật thường nhật của địa phương biển này có lẽ gần với cảnh này hơn là cảnh lễ hội, du khách tấp nập trong các hình tiếp thị du lịch.




Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7 8.  9.  10.  11.  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét