Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Cửa Hữu Nghị - 2014

Trong phóng sự này (2014):     1         3    4  


Tiếp tục du ký bằng hình lên xứ Lạng năm 2014.


Nhắc lại hình dưới này trong post truớc để bạn đoc dễ định vị. Đây là cổng đầu tiên vào khu vực quần thể Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghi, tên bên Việt Nam. Đây là nơi người ngựa xe cộ dừng lại trình giấy đầu tiên. Giấy tờ tức là giấy đi dường như hộ chiếu, vé xe, visa, mục đích là để qua Trung Quốc, thực chất là xuất cảnh. Người viết và bạn đồng hành thì lại không có phận sự gì vào đây, chỉ là đến xem lấy vui, du lịch thôi. Dĩ nhiên là trường hợp mình là hiếm, nên chúng tôi đến cái bót bảo vệ bên phải đó xin vào, viện cớ là ở Sài Gòn ra chơi. "Được, các anh vào vô tư nhưng để xe phía ngoài cổng nhé". Không cần trình giấy tờ, thời thanh bình là thế!

Thế là 2 anh em thọc thay vào túi, qua cổng parking vào trong ngó nghiêng. Mục đích tối hậu là vào đến cột môc biên giới xem nó tròn méo thế nào mà 1 thời đã gây bát nháo trong giới thầy bói sờ mu trên mạng như thế. Từ đây đến đó là non 1000 mét cuốc bộ.
Trở lại thực tế, thời điểm này là lúc tình hình giữa ta và mình hơi bị căng, vì lý do giàn khoan thăm dò đang bềnh bồng ngoài biển Viêt Nam. Nổ súng lúc nào không biết. Bạn đọc thấy trong hình sao lại vắng người thế, thì đó là lý do. Theo người địa phương thì thời bình thường tấp nập náo nhiệt đông đúc gấp nhiều lần như thấy.
Khu vực còn đang nhiều công trình xây dựng khá lớn. Đứng ở cổng vào không thấy xa vì đường lên dốc, 2 anh em bèn quyết định đi bộ vào. Hình trên là bản chỉ dẫn chữ Hán vào 1 bãi đậu xe rất lớn, là bãi trung chuyển đang xây dựng để xe containers vào đổi tài xế và đầu máy để qua biên giới (tức là xe tải không vượt biên giới được). 
Trên đầu dốc là đồn biên phòng này bên đường. Lữ khách và hàng hóa không cần vào đây làm gì, mọi thủ tục làm tại nhà khách cửa khẩu mình sẽ tới. Nhưng trước mặt điểm này có 1 bót gác có vẽ là tạm thời, có công an biên phòng.  Hai anh em đã được mách từ trước, đến trình bày với họ, là xin vào tham quan cái cột mốc biên giới. Họ vui vẽ cho qua, chẳng màn hỏi giấy má gì ráo.
Con đường lài xuống dốc. Đường còn đang xây dựng nhưng có vẽ công trình đang bị gián đoạn tạm thời vì tình hình Biển Đông đang căng thằng. Dự án là con đường này là 1 đường cao tốc 4 làn xe chạy về Hà Nội và Hải Phòng trong mạng Xuyên Á Asian Highway, xuống Nghệ An qua Lào và Thái Lan đến bờ biển (bỏ qua Malacca), kết nối với 1 mạng đường cao tốc hiện đại khổng lồ (đã có sẳn) bên Quảng Tây và Vân Nam, dự án khá vĩ đại, với các đối tác Ta, TQ và Nhật. Như nói trong post trước, cửa khẩu này quan trọng là vậy. Ngày quan hệ bình thường hóa lại thì điểm này sẽ rất tấp nập ngày đêm, tầm vóc kinh tế khôn lường.

Hôm nay thì thấy bỏ bê. Và thấy vắng lạ. Trước mắt vẫn chưa thấy gì cả, mùa tháng 8 nóng rát, hai anh em hối hận đã tiếc it tiền không lên xe điện chở bộ hành từ parking vào nhà cửa khẩu.
Cuối dốc xuống thì mới thấy tòa nhà lớn 1 bên đường, không chắn ngang đường. Khu nhà này cũng mới hoàn tất. Và đây kính thưa quý vị, là biển bản chính thức "Cửa Khẩu Quốc Tế Hữu Nghị".
Nhìn thấy là xe điện đưa đón khách bộ hành từ bãi parking đầu tiên vào đây, và 1 số như sẽ thấy sau đưa qua đến một cơ quan tương đương đối diện bên kia lằn ranh, là phần cửa khẩu Trung Quốc.
Thí dụ ai có mua tour đi Trung Quốc (hay tự đi xe đò lên cũng thế) thì xuống xe ở bãi đậu đầu tiên (đầu trang này), lấy xe điện vào đây trình giấy, rồi lấy xe điện qua lằn ranh, vào 1 cơ quan tương tợ như cơ quan này, của bên Tàu trình visa, rồi lấy xe trung chuyển như xe điện này (phía bên kia) đưa ra 1 bến xe đò để tiếp tục hành trình. Đại khái phía bên kia là trái lại của những chặn như những gì bạn đọc thấy phía bên mình.
Nhà khách vắng như không có hoạt động, vì tình hình thời cuộc lúc đó dĩ nhiên. Thường khi thì rất đông đúc, chen chúc theo như người địa phương nói.
Nhìn thấy cổng hải quan này thì 2 anh em nghĩ thôi rồi, hết đi đâu xa được nữa rồi. Thằng viết thẳng tiến đến anh công an biên phòng xét giấy trong cai hộp đó, cũng lại ca bài con cá (mà chả cần trình giấy tờ gì), nói là người Sài Gòn muốn ra thăm 2 cái cột mốc biên giới. Thế mà được cho qua! Khỏe.
Cảnh quan thì như một cảng hàng không nhỏ, lề lối cũng tương tự cho 1 phi cảng quốc tế có máy bay xuât ngoại.
Thường thì sắp hàng tại đây là hằng trăm người 2 bên, đi và về theo như người đây kể.
Qua đến phần này bình thường là phải có hộ chiếu Việt Nam và visa Trung Quốc, kiểu như mình check qua gate ở phi trường rồi, chỉ chờ lên máy bay thôi. Tụi này thì chả có giấy tờ gì ráo mà đã qua được quầy kiểm soát!
Đây là nơi chờ phương tiện chở qua lằn ranh biên giới, hay người từ Trung Quốc qua vào làm thủ tục để vào Việt Nam. Khu bán hàng miễn thuế như trong phi trường. Hôm nay vắng người mua bán, hình này mang tính chất thời sự rõ ràng nhé các bạn.
Ngoài này cũng vậy. Hình này - tình hình này - là tài liệu thông tin nhé, bán cho báo chí được đó (mà trể rồi, thôi).
Ra khỏi thềm này, vẫn là phần đất Viêt Nam, quẹo tay trái thì là chính diện cổng vào đất Tàu. Đây rồi.

Vượt cái cột cây số hình dáng quen thuộc đó là nước Tàu. Chổ anh thanh niên đi đó là 1 bót gác công an biên phòng TQ (chỉ là bót gác, không xét giấy tờ, chỉ để tó ai đái bậy, lai vãng, có hành vi khả nghi v.v... Đây là vùng biên thùy, không có đùa.)
Hình dưới: nhìn thấy là tòa nhà xuất nhập khẩu bên TQ, để làm thủ tục xuât nhập y như tòa nhà phía bên mình vừa mới qua. Thằng viết đi tiếp vượt qua chổ đó mà không trình giấy tờ xuất ngoại sẽ không được, qua lại lằn ranh gạch giữa đất thì chả sao, chỉ là qua mà chưa hoặc không có ý định nhập cảnh thế thôi.
Dãy hành lang che mưa bên trái dựa vào vách núi, lữ khách sau khi qua lằn ranh men theo đi đến sảnh thủ tục trong xa kia. Xe điện đưa người thì đưa đến ngay chổ đấy khỏi phải đi bộ.
Góc nhìn khác của vị trí đó, từ bên đài cột mốc Trung Quốc nhìn xuống. Chổ đứng chụp hình là bên đất TQ chừng 30 mét.
Trước mặt sảnh làm thủ tục đó, thực chất là cổng vào TQ, là một công viên lớn có vẻ quy mô lắm.
Góc nhìn này từ đài cột mốc biên giới TQ
Sau lùm cây trong đáy hình là 1 con đường dài đưa đến bãi xe và con đường sẽ chui qua 1 cái cổng đài tái tạo cửa ải Trấn Nam khi xưa, là cái gọi sai lầm là Ải Nam Quan thường nghe nhắc đến,  tên 3 chữ trên vòm: Hữu Nghị Quan. Đứng trên phần đất cho phép này mình không nhìn thấy được. Đường chim bay từ chổ anh bạn đứng tới đó là chừng 200 mét.
Từ bải xe điện bên ấy xe sẽ đưa ra bến xe đò đi Bằng Tường, 1 thành phố ở vị thế và vai trò tương tự như Lạng Sơn bên mình đối với cửa khẩu, nhưng lớn hơn Lạng Sơn nhiều.
Đó là cung đường khách bộ hành (đi xe đò, tour) phải qua và làm thủ tục, đổi xe. Phần Việt Nam thì bạn đọc đã theo chân người viết rồi, phần bên Tàu thi ngược lại như vậy thôi.
Phần xe hàng thì bạn dọc nhìn theo thứ tự trình bày hình ảnh dưới đây sẽ có thể định vị và hình dung được. Cung đường đó riêng biệt và các thủ tục hải quan cũng khác lữ khách. Xe đến từ một hướng khác khách bộ hành như thấy trong hình trên.

Trở lại xem khách bộ hành qua lằn ranh. Xe điện này đưa khách đến thằng cái sảnh trong hình trên kia.
Số người này như thằng viết tiết kiệm đi bộ từ sảnh cửa khẩu Việt Nam qua, vì mang ít hành lý. Ngày hôm đó thì đi lại rất thưa thớt, ngày thường được biết đông gấp trăm, người đi và về.
Chiều đi này là qua TQ. Chỉ là tùy lúc chuyến xe đò đến thôi. Xem màu hộ chiếu họ cầm sẳn trên tay thì số người Việt cũng bằng số người TQ.
Số Việt kiều sống bên kia và Hoa Kiều sông bên này có lẽ như nhau, pha trộn, lập gia đình, làm ăn 2 bờ. Số lớn hai bên đều nói tiếng Việt và Hoa được.
Biên giới là 1 lằn mực vẻ lên mãnh giấy. Trên mặt đất phải lấy đá gạch xi măng và có khi súng ống để ghi dấu, nhưng tựu chung là giả tạo, nhân tạo. Con người từ vạn cổ bị biên giới chi phối và áp đặt, tự nhiên. Không ai ưa biên giới, cuộc sống luôn luôn phải khắc phục biên giới, trong đầu hay trên mặt đất.
Số lữ khách này là đi xe đò. Một số lớn đi lại qua biên giới đi bẳng xe lửa, và họ chuyển xe tại cửa khẩu Ga Đồng Đăng (chim bay từ đây chừng 2 cây số) tại thị trấn Đồng Đăng. Người Pháp xưa kia gọi khu vực Nam Quan - khu vực nhé, không phải 1 điểm nhất định trên bản đồ - là Porte de Chine.
Mua nón lá mới đội hai ba lớp mang qua (hay mang về - xứ?). Một số người thấy rõ là khách du lịch, ai muốn đánh nhau thì đánh, ta đi chơi lấy vui. Ta đi trăng mật, ta đi thăm bà con, đi học, đi nghỉ hè, đi mua sắm... (nếu bạn đọc xem các posts khác rồi, thì nhận thức là từ Hà Nội lên đây chỉ chừng 3 tiếng xe bus). Từ đây đi Nam Ninh là thành phố lớn thủ đô Quảng Tây với dân số 6.5 triệu người và 1 cộng đồng Việt rất lớn trong đó có nhiều sinh viên, thì chừng 3 tiếng đồng hồ, đường bên đó là đường cao tốc và xe đò thì rất tối tân.
Nhiều người Lạng Sơn bình thường qua lại hằng ngày để làm ăn mua bán lớn nhỏ. Và ngược lại người Bằng Tường và còn từ xa hơn nữa phía bên TQ. Như đi chợ.
Và đúng như vậy, họ gọi là "đi chợ". Đi mua, đi bán, đi thăm, đi chửa bệnh v.v... Và phía dân chúng bên TQ ngược lại cũng vậy.
Lúc thằng viết lên thì là trong tình hình quá đặc biệt nên việc này gần như tạm ngưng 90%.
Nam Cương Quốc Môn Đệ Nhất Lộ. Chổ tận cùng của 1 con đường cao tốc 6 làn xe đi thẳng đến Nam Ninh, thủ phủ Quảng Tây cách chừng 195 km. Trông nó long trọng nhưng chằng ý nghĩa.
Đường hầm ngắn này lúc này không thấy xử dụng, cũng mới làm. Như vị trí cho thấy thì có thể sẽ dùng cho xe hàng đi thẳng qua Viêt Nam mà không qua bãi trung chuyển như xe bên phải trong hình.
Không biết có phải vì tình hình hay không mà chỉ thấy luồng xe bên kia qua. Khá tấp nập như thấy.
Bốn chữ Công An Biên Phòng trên lưng y phục. Đa số mấy người này nói tiếng Việt thông thạo.





 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét