Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Phố núi Lạng Sơn

Trong phóng sự này (2014):     1         3    4  


Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em.

Ca dao thì gốc hẳn là xưa rồi, nhưng không hiểu hồi xưa tên các địa phận nó khác nay ra sao, chứ Động Tam Thanh có Hòn Vọng Phu với nàng Tô Thị là ở Đồng Đăng còn phố Kỳ Lừa thì ở tỉnh thành Lạng Sơn cách đó 17 km. Địa chí nhà Nguyễn thời Minh Mạng có 2 chương khác nhau cho phố Đồng Đăng và phố Kỳ Lừa.

Mời bạn đọc xem du ký bằng 1 ít hình ảnh phi du lịch nhưng là thực tế, về vùng địa đầu đất nước phía này trong tỉnh Lạng Sơn. Nói phi du lịch vì ai ngu mà đi Lạng Sơn du lịch. Đi Paris, New York hay Maldives mới là du lịch chứ. Nhất là đi Lạng Sơn vào mùa "giàn khoan".
Đối với thằng viết thì lại chính là vì mùa giàn khoan. Nó hơi có tánh võ biền nhà binh, muốn đến cho biết khả năng địa hình khu vực ló za nàm thao.
 - Đi từ Hà Nội trể buổi sáng, thư thả cũng đến tp vào sớm trưa -

Vì là 1 trọng điểm biên giới chiến lược mà tp Lạng Sơn đã là nơi đi qua, giao tranh và chiếm cứ của biết bao đoàn quân khác nhau, đặc biệt là thời cận kim.  Gần đây nhất năm 1979 quân Đặng đánh chiếm Lạng Sơn và thực tế đã san bằng thành phố này trước khi rút về nước. 

Đường dẫn cầu Kỳ Lừa nơi có cột cây số Lạng Sơn 0km với tấm hình lịch sử.
 
Kinh tế biên giới thu hút người từ xuôi lên lập nghiệp rất nhiều, đó là đa số cư dân tp Lạng Sơn hiện nay. Anh bạn địa phương ở đây là 1 người Huế, ra Bắc lên tới đây mở ga-ra sửa xe rất thành công trong 1 thời gian kỷ lục. Tại và quanh thành phố hầu như không gặp người dân tộc thiểu số, khác với ở Móng Cái và Lào Cai. Từ xa xưa tình Lạng Sơn bây giờ được các triều đình giao cho người địa phương - nay là dân tộc thiểu số - tự trị, các lãnh tụ gọi là thổ quan.
Hiện nay vị trí này nằm trung tâm tp Lạng Sơn. Năm 2014 này cảnh quan còn gần như xưa, tấm hình thời Pháp độ năm 1930 chụp cũng cùng góc độ.

Giòng sông nước chảy quanh vùng núi rồi qua Trung Hoa. Sông là Kỳ Cùng, cầu là Kỳ Lừa. Địa điểm người Pháp xây cầu cho đường xe lửa Quảng Tây năm 1902 (khánh thành) là bến Kỳ Lừa trong lich sừ.

Hình từ blog Tim Doling tác giả sách The railways and tramways of Vietnam

 
    
Tấm bia này nằm dưới gầm phía Tây cầu Kỳ Lừa nơi có 1 cái đình. Cái câu về vụ đưa đón sứ bộ: thằng TQ nó đọc thấy được nó dè lý do đó mà nó xin xê biên giớ xuống tận bia này thì thấy tía. Hóa ra chổ cái gọi là Nam Quan dù là mốc biên giới cố hữu đã được 2 nước đồng thuận từ trên 1500 năm cũng không quan trong gì mấy. Cũng nên nhắc là nơi là Lạng Sơn của thời cận đại khi xưa cũng không được sách chính sử nhắc đến nhiều, mà thay vào là địa điểm Đồng Đăng và Kỳ Lừa. Từ đó người bình dân khi xưa không có hình ảnh thông tin và ý thức địa dư thì mơ hồ mới làm ra câu ca dao trên kia.
Lạng Sơn có lợn con - tức là heo sữa, hì - quay với lá mắc mật, có cơm rang muối. Bên Tây Bắc thì họ gọi là 'lợn cắp nách' vì nó nhỏ, người dân tộc họ cặp trong nách ra chợ như mấy mẹ Việt kiều cặp túi Gucci vậy. Lợn: ở ngoài Bắc chữ 'heo' là hoàn toàn không ai nói, 'heo' có lẽ là một tên húy địa phương nào đó. Hoàn toàn nhé, không bao giờ là heo. Là lợn.
Chụp hình xe cộ, khách sạn, cao ốc nhiều tầng như của Hoàng Anh Gia Lai v.v... có kẻ ghét nên lấy tấm hình bình dân trong 1 khu phố bình dân, như 1 quán ăn ở Chợ Bình Tây vậy, 1 đêm thanh bình và ấm áp tháng 8 dương lịch. Lạng Sơn năm 2014 là 1 thành phố xây dựng tuy không bằng Lào Cai nhưng cũng ra trò lắm, tươm tất vệ sinh và phồn thịnh.
Chỉ 1 tháng trước đêm hôm nay, đêm Lạng Sơn rộn ràng cơ giới, xe pháo kéo qua ngay ngả tư này để lên "phía trước". Nhà nhà phải đóng cửa khi xe đi qua. Hiện nay lý do gây ra sự rộn ràng ấy vẫn còn ngoài khơi đó nhưng mọi sự đã trở về bình dị, đâu vào đấy thôi.


Nhiều người bỏ tiền đến cho được chân tháp Eiffel chụp tấm hình về khoe bạn bè chồn xóm mới là  hả dạ, thằng viết làm chó gì có tiền mà đi đến những nời đó. Đành tự sướng với tấm ảnh dễ có này, gần đường dẫn lên cầu Kỳ Lừa.
Gần 1 nữa thế kỳ qua mau










Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét