Thứ Sáu, 6 tháng 2, 2015

Tỉnh Quảng Ninh

Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  

Sau khi đến thăm cột mốc tại Móng Cái hai anh em chúng tôi lên đường đi Hạ Long. Lộ trình là gần hết chiều dài bờ biển Quảng Ninh, từ điểm địa đầu Đông Bắc đến thành phố Hạ Long. Mời bạn đọc theo xe chúng tôi xem hình ảnh một vài điểm trên cung đường 170 cây số này.
Dương nhiên toàn tỉnh thì có bề rộng và đa dạng hơn là những cảnh mình thấy từ mặt đường, để tít thế câu khách thôi. Dù sao đường xá là để kết nối những khu có dân cư và theo đường xá mà đi cũng gần đủ để học và hiểu lịch sử và nhân văn của một vùng rồi.

Về lịch sử, từ tấm bé người viết học ở tiểu học về mỏ than Hòn Gai thì rất tò mò quan tâm, vì sách Pháp viết nhiều chuyện về các vùng mỏ miền Bắc nước Pháp thấy thật xa xôi, nước mình có mõ than mà mình không thể đến (thời ấy nước Việt Nam chia đôi và xem như mình sẽ chẳng có cơ may nào đến được xem). Vào những năm sau 1966 gần như mỗi ngày đều nghe trên đài về các phi vụ của máy bay Mỹ đánh bom các mục tiêu vùng này: Hòn Gai, Cẩm Phả, các nhà máy nhiệt điện Uôn bí, Hải Phòng và cả đến đảo Cát Bà. Các địa danh này đã đi sâu vào ký ức chiến tranh của thằng viết và nó hẹn một ngày sẽ đến xem cho biết. Ngày đó đã đến. Trể còn hơn là không bao giờ.
Tháng 8, 2014.



Cung đường đi hôm nay sẽ qua địa phận Hòn Gai, thị trấn Cẩm Phả, Bãi Cháy trước khi đến thành phố Hạ Long. Nếu chỉ đi từ điểm A đến B thì chừng 3 tiếng đồng hồ, nhưng vì ghé ăn trưa giữa đường và dừng thăm Cẩm Phả và lái thong thả nên đến sau 4 giờ chiều mới đến khách sạn tại tp Hạ Long.


Rời Móng Cái vào lúc 10:300 sáng, từ khu vực gần cửa khẩu.

Ngoại ô thành phố Móng Cái


Đường QL18 chạy từ Bắc xuống Nam dọc bờ biển, trong các hình biển chỉ cách vị trí hình chừng 2 đến 4 km chim bay. Cũng như những ngày qua buồi sáng trời mưa và từ trưa về chiều sẽ khô nhưng trời vẫn giăng mây.


Chữ Hán tượng hình và viết chữ 'AN' bằng 1 mái nhà che chở 1 người phụ nữ. Đối với người viết, thanh bình là một đoàn học trò dung dăng trên một đường quê.


Chúc các em mọi sự bình an.


Đi ngang xóm này thấy quảng cao lạ lạ chụp ít tấm bạn đọc coi lấy vui. Xóm cờ bạc phải đi 1 chút nữa mới tới.


Một quán cơm trên đường là trạm dừng chân cho lữ khách và tài xế xe tải.


Vì định kiến "nước mình" nghèo nàn lạc hậu dơ dáy, nhiều người quý phái nhất là từ nước ngoài về rất sợ ăn uống ở Việt Nam. Họ phải lắm. Ăn cơm theo người bản xứ có thể chết như chơi.


Canh ngao mồng tơi, cá ao chiên, gà luộc lá chanh. Thằng viết không phải người quý phái nên ăn được mà không chết - tính cho đến ngày hôm nay. Bây giờ xem lại hình thì chết thèm thôi.

Gọi bữa ăn bạn đọc Miền Nam sẽ thấy họ dọn ra như vậy. Bạn chờ cơm ra thì canh nguội lâu rồi cũng sẽ chưa ăn. Ở ngoài này tục lệ là ăn như vậy, cùng khắp xứ Bắc từ Nhệ An Thanh Hóa đến Lạng Sơn là thế. Người ta chỉ mang cơm trắng ra sau cùng, không bao giờ dọn ra trước. Người Nam như thằng viết, cứ vào quán là phải bảo "mang cơm ra luôn", luôn luôn, thì mới có cơm trắng bắt đầu buổi ăn. Vậy mà thường là gặp đôi mắt trợn trừng ngạc nhiên và thắc mắc. Lại phải nhắc mấy lần mới mang ra.
Ngoài ra các quán cơm, ngay cả trong thành phố, không có bộ phận bán nước như nước ngọt, trà đá, nước suối v.v... ngoại trừ bia (có lẽ vì sợ mang tiếng 'bán nước' cán bộ mang ra bắn làm gương. Bán bia thì ok). Ăn cơm là ăn khan thế thôi. Xong bữa cơm, các quán có riêng 1 bàn lớn có ấm trà (ngoài này gọi trà là không ạ, chè), ấm chè thường là chè địa phương rất ngon và cái khay nhiều chén chè sành, cứ bước qua đó mà uống, xỉa răng nói chuyện, cả giờ cũng được vì bàn lớn. Uống hết ấm chè gọi chủ ra châm thêm chè nóng. Khen 1 tiếng thì sẽ bị chủ uyên thuyên nói cho nghe về chè địa phương, đuổi không đi.
Và dĩ nhiên nhiều lần là ngồi chung bàn với người lạ, thế là có dịp hỏi thăm nhau luôn. Thằng viết thường không tha 1 tên lạ mặt nào, chúng đều là bị tra khảo về mọi thứ. Uốn chén chè xanh nói chuyện địa phương, chuyện gia đình, chuyện thời cuộc, đổi mới, chuyện "nước bạn", chuyện chính trị v.v... sung sướng như trẻ nít được dắt vào tiệm bánh kẹo. Cuối cùng khi lòi cái đuôi lữ khách là Ngụy Miền Nam vượt biên thì lại càng lý thú bội phần. Khi đó người địa phương tâm sự với mình dễ hơn và nhiều hơn là với người địa phương, hàng xóm. Khi đó họ nói "ông Hồ" và "Cụ Diệm" với mình.
Ở đó thường cũng có 1 ống thuốc lào và thuốc, ai muốn hút thì hút. Bọn Việt+ này thiệt là quê mùa lạc hậu!


Ngồi quán thấy mấy tên này đi học về trong cơn mưa phùn lất phất. Đều đội nón bảo hộ chắc là đến điểm nào sẽ có người đón bằng xe honda, trong như những Phạm Tuân tí hon.


Lò sấy trà - chè - này nhà nào cũng có. Ở khắp miền Bắc gọi trà nghe nó chướng tai như về Cà Mâu kêu treo màn mà ngủ ("Vậy chớ, mùng đâu? không có mùng để muỗi nó cắn cho trắng máu mà chết hả?")
Quán ăn cũng có bán chè địa phương này.


Bên đường bây giờ nếu có thấy rừng thì là rừng trồng lại. Một loại cây gì như tràm thân thẳng để làm ván ép. Rừng nguyên sinh thì bạn tìm lõ con mắt, ở Việt Nam bây giờ là tiêu tùng rồi. Nó qua Trung Quốc, Nga và Âu Châu làm bàn ghế và sàng nhà hết rồi. Rừng nguyên sinh tại Việt nam bây giờ còn 0.7%, tàn phá xếp hạng số 2 trên thế giới. Thời chiến tranh là khoãng trên 75% (nói khối rừng, không phải diện tích nước phủ rừng). Bây giờ mình qua Lào đốn trọc gỗ cứng của nó, bảo sao nó không căm thù. Cũng để bán qua TQ! Dĩ nhiên là bất hợp pháp.


Một mõ than khu vực Hòn Gai.


Khu vực này gần thị xã Cẩm Phả có nhiều mõ than lớn nhỏ rải rác cho đến gần tp Ha Long. Cái này nhìn thấy được từ trên mặt lộ QL18, chưa phải là lớn nhất. Than Hòn Gai tuy không phải chất lượng anthracite tốt nhưng cũng xuât khẩu qua TQ và Nhật Bản được, ngoài đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hồi xưa mình cứ tưởng mõ than thì là cái lỗ chui xuống đất moi than ra, chắc khó xem được.

Đi đôi với mõ than thì có nhà máy nhiệt điện này.

Ló nhớn nắm, em chưa thấy cái lào zư lày, ở Mỹ có có chăng em cũng chưa có gặp ạh.


Nhà máy nhiệt điện Mông Dương bên đường QL18 gần đến thị xã Cẩm Phả. Vốn 1.7 tỷ Mỹ kim. Công xuất dự trù 2200 megawatts. Hiện nay chưa hoạt động hết năng xuất. Thiết bị hàn Quốc, dùng cho than chất lượng Quảng Nịnh.
Mông Đương là 1 phường của thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh.


tiếp: Cẩm Phả - Bãi Cháy

-
Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  9.  10.  11.  





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét