Thứ Ba, 3 tháng 2, 2015

Cửa khẩu Ka Long

Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  89.  10.  11.  

Tên chính thức là Cửa Khẩu Quốc Tế Móng Cái nhưng thường gọi là cửa khẩu Ka Long vì cầu vượt sông Ka Long. Bắc Luân Hà là tên từ chữ Hán. Cổng bên Tàu là Cửa khẩu Bắc Luân.
Sông Ka Long chia đôi 1 thực tế nhân văn là đô thị Móng Cái-Đông Hưng. Những thực tế nhân văn này thường có ở nhiều điểm biên giới, Việt Nam cũng như toàn cầu. Điển hình khác là đô thị Lào Cai-Hà Khẩu (sẽ có post khác).
Thực tế này có khi phức tạp, có khi thì không. Như tại đây khi bình an thì thằng viết thấy cũng ổn, nhưng ra ngoài Móng Cái 1 tí có tin là bên Trung Quốc đang thi công 1 hàng rào điện tử hiện đại để kiểm tra biên giới. Việc này cũng chẳng có nghĩa nghiêm trọng gì, tại biên giới Mexico Mỹ cũng làm hàng rào điện tử khắp nơi.
Tất cả cũng do lòng người thôi. Địa lý là định mệnh, các thành phố loại này như cặp sinh đôi Thái Lan. Khó mà xẻ đôi, đứa này khỏe thì đứa kia cũng khỏe, và ngược lại. Xẻ hai thì cả hai sẽ chết.

* Phần trên người viết nói "khi bình an": bạn đọc vẫn phải nhận thức là trong thời điểm du ký này, giàn khoan TQ vẫn con bềnh bồng ngoài khơi Biển Đông. Từ đó bạn đọc đánh giá lưu lượng giao thông và giao thương giữa 2 bên, là không phải như bình thường. Thằng viết đã cố tình tìm đường ra cửa khuẩ này xem chính vì biến động quan trọng đó, để xem thực hư những bàn tán, tin đồn và tin vịt cùng các "lời bàn" của bọn sờ mu "chính trị" trên tivi và trên mạng, so sánh với thực tế trên diện địa nó ra sao. Để tránh là thằng ngu, hay con cừu ngu.


Hai cái cổng chiếu tướng nhau như ở cửa khẩu Hà Khẩu Lao Cai. Bên kia cầu là bia TQ, lằn ranh là ngay giữa cầu.
Ở dưới nước thì nếu giống như ở Bản Giốc, khi khách trên thuyền đặt chân lên bờ (đât) bên nào thì mới là vào nước đó. Về tài nguyên thì biên giới là nơi lòng sông sâu nhât, có nghĩa là mình không qua sát bờ bên kia ngồi ghe câu cá bắt cua chơi được.

Bạn đọc so sánh với cột mốc tại cửa Hữu Nghị thì sẽ thấy hình thù và kích thước đồng bộ, nhưng hình thức thì khác ở chổ là 2 mặt đều là Việt Nam, thay vì 1 mặt TQ 1 mặt VN. Lý do là cách sắp xếp khác hẳn. Cột này nằm trọn trong phần đất Việt Nam và bên này lằn ranh biên giới giữa cầu. (nhóm người trong hình, có người chụp giùm cho vài ảnh tự sướng là 1 số bạn mới làm quen du lịch từ Miền Nam, cũng xin phép vào xem - phải đeo tấm thẻ bài đó)
Cầu qua sông Ka Long (có nguồn nói Ka Long tương đương với "Gia Long" nhưng không biết có liên quan gì với Nguyễn Ánh không. Bên TQ gọi là Bắc Luân Hà.
Như có nói trong post về Hữu Nghị, khách TQ đi vào khu vực giữa cổng chính kia (bên Viêt Nam y hệt) và lằn ranh chính giữa cầu là đã phải có visa Việt nam rồi. Vị trí cột mốc TQ là giữa khoảng trống đó. Hình dung như vậy cho phía Viêt Nam, thì muốn đứng chổ người chụp cũng phải có visa TQ rồi. Thế nhưng vì yêu cầu nhiều du khách đến đây kể cả du khách từ nước ngoài, đệ tam quốc, nên đồn công an biên phòng có thủ tục đơn giản là cho phép từng người, và phát cho cái thể tròng cổ như thấy. Du khách sẽ được tới cột môc, không vượt quá. Xin thẻ chỉ cần hỏi miệng, không cần trình giấy tờ tùy thân hay bị giữ căn cước. Khỏe. Thằng viết thấy bàn CABP ngồi chắn, nghĩ "thôi rồi", nhưng cứ bước tới, nói là ở Sài Gòn ra xem, thì được cho qua ngay. Lời nói không mất tiền mua, cứ xài vung vít tội gì.

7 chữ này mới thật là chữ Hán, người mình phải học tiếng Hán mới biết đọc. Phát âm theo lối pinyin bính âm là: Qong hua jen min kung hua kuo. Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc là tiếng Việt, chữ (từ) Việt, học trò lớp 3 đọc được và khi nghe có thể viết lại được, bằng ký tự La Tinh. Khái niệm đơn giản thế mà sao nhiều người không hiểu nỗi. Cứ nói sao tiếng Viêt mình có nhiều chữ Hán, mình phải "thoát Hán!" - tại sao hả tại chú mày dốt, nghe chưa. Nói chung, bài ngoại là ngu dốt. Bảo sao nước Nhật giàu mạnh.
Nhìn qua "đất bạn", phần bên Đông Hưng, một khu chợ biên giới cho khách vượt biên (có thủ tục qua ngắn hạn, trong ngày). Qua lại là người đi qua đi làm rồi về, người đi buôn, đi chữa bệnh, đi thăm, đi chơi. Biên giới chỉ là 1 lằn vẽ giữa đất, cuộc sống vẫn tiếp tục. Thực tế chủ nghĩa hay dân tộc chủ nghĩa, chủ nghĩa nào mạnh hơn? Hãy đến xem, cảm nhận, nghe và hỏi.


Sông Ka Long chảy ra biển. Xây dựng rộn ràng bên phía TQ. Xây dựng tức là có lợi, không thì ngu sao đến đây đốt tiền. Có lợi vì gần biên giới (là biên giới). Có thống kê cho là trong năm 2008 thương số qua cửa khẩu này là 4.1 Bn (tỷ) USD. Thương số lớn nhất nước VN, trươc Lào Cai và Lạng Sơn.
Quay về hướng Việt Nam, nhìn từ cầu Ka Long.Hồi hương!
Chúng xây cổng nhớn thì ta cũng chơi cổng nhớn cho chúng thấy.

Bình thường thì phải vào cổng nhập cảnh nhưng thằng viết đi cổng giữa đến trả cái thẻ tròng cổ cho anh công an biên phóng.
Thời gian này kinh tế cửa khẩu đang trong tình trạng đặc biệt, chỉ hoạt động chừng 5%. Nếu không thì đường xe này phải là chật ních xe hàng qua lại.

Hình dưới là nhìn ngược lại từ điểm đứng tại hình trên





Cảnh quan nhìn từ bến đậu xe bên thành phố Móng Cái.

Cảnh vắng vẻ này chưa từng có tại cửa khẩu, vì lý do thời cuộc lúc người viết đến xem.
Trên tấm bản này thấy rõ tên gọi Cửa khẩu Móng Cái (VN) và Cửa khẩu Bắc Luân (TQ). Đây là nhà chờ cho khách (chứ không phải 'chờ đợi khách'!) xin qua du lịch chỉ khu vực cửa khẩu bên kia cầu và thành phố Đông Hưng, thăm thú, mua sắm v.v... ngắn hạn. Nếu có passport VN thì không có vấn đề, không biết với hộ chiếu đệ tam quốc gia thì sao.
Hình tại khu vực trước cửa Cửa khẩu. 'Sổ thông hành' có nghĩa là 1 giấy để qua biên giới ngắn hạn và không đi xa. 'Hộ chiếu' mới là passport. Không hiểu cái vụ này như thế nào, mà không có thời gian vào hỏi, chứ mấy thứ này phải do cơ quan làm chứ.
Một lần sau thằng viết sẽ thử làm 1 chuyến xem sao. Biết được chút Quan thoại nhưng bên đó và xa vào nội địa, cả đến Nam Ninh, Quảng Châu người nói tiếng Việt vẫn có nhiều, không sao.
Vài hình ảnh đời thường thành phố Móng Cái, khu vực gần cửa khẩu. Một sáng sớm tháng 8, 2014 mưa dầm.
Đặc biệt ở góc này có quán bún ngang ngon hết biết.

Thành phố tươm tất, an bình. Chỉ là, vì thời cuộc lúc đó là chưa từng có nên hoạt động kinh tế qua lại cửa khẩu đang chỉ chừng dưới 10% bình thường nhất là kinh tế du lịch.
Tháng 8-2014


Khi người ta nói đến chiến tranh, là nói đến 1 tiến trình uyển chuyển, tình hình thay đổi từng tháng ngày, với thất bại và chiến thắng nối tiếp nhau. Đàm phán rồi hưu chiến rồi tiếp tục tranh chấp.
Ít ai và không một chú thầy bàn thông minh uyên bác nào trên mạng nghĩ rằng hòa bình cũng như thế, là không phải 1 trạng thái tỉnh, mà là một sự kiện biến dạng theo ngày tháng. Lúc lặng lúc yên lúc dậy sóng. Lúc mõng manh, lúc vững chắc. Do nhu cầu con người và khí hậu của thời cuộc, nhất là hiện nay khi tình hình từng khu vực của thế giới ảnh hưởng với nhau một cách khó tách rời. Cũng như trong chiến tranh, hòa bình cần có 2 đối tác, và cũng như trong chiến tranh, trong hòa bình không nên khinh rẻ đối phương, mà cũng không cần phải sợ sệt đối phương. Tango nào cũng cần hai người.
Con người phải phấn đấu để giữ gìn hòa bình, làm sao cho hòa bình chiến thắng và vững bền.

Chỉ có những con kên kên đốt nát, ác độc và ti tiện, hiếu kỳ đứng bên ngoài mới luôn mở miệng cầu chúc chiến tranh điêu linh lên đầu của đồng loại.



Trong du ký này:      1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  89.  10.  11.  




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét