Thứ Ba, 8 tháng 11, 2016

"Nước nổi"

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   

Hiện tượng "nước nổi" ở miền Tây Nam Phần.

"Mùa nước nổi" là gì? Theo bài trong Wikipedia lúc này ('lúc này' là vì sắp tới co thể sẽ duoc người hiểu biết dẫn giải đúng hơn, mạch lạc hơn, khoa học hơn. Wikipedia do người dân mạng tự ý đóng góp hiểu biết mà viết, chả phải là thẩm quyền gì nhé các bạn, chính bạn cũng vào đóng góp sửa chữa đuoc):

[trich:] Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là một hiện tượng lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển HồTonle Sap ở Campuchia. Nhưng tên gọi Mùa nước nổi là để gọi riêng cho mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. [hết trích]

Nói tầm bậy tầm bạ. Chỉ đúng có mỗi 1 chổ, đó là mùa nước nổi là 1 hiện tượng. Đồng bằng các sông Cửu Long là trên 1/3 Miền Tây Nam Phần. Ở Bến Tre không có "mùa nước nổi" (MNN), ở Mỹ Tho không có MNN, ở Sóc Trăng không có MNN. Ở Cần Thơ nói MNN nghe nó '"nhà quê" như mùa thu Sài Gòn, như nói "miệt Thứ" ở Tân An vậy.

Mùa nước nổi không phải là 1 mùa trên trời (như "khí hậu", mùa) mà là 1 hiện tượng trên mặt đất, đồng ruộng trên 1 địa lý nhât định, mang tánh địa phương nhất định và là 1 thổ ngữ
Miền Tây Nam Phần chia ra nhiều vùng địa lý có phong thổ và thủy văn khác hằn nhau, mẫu số chung lớn nhất là mưa mùa do gió từ Đông Nam Thái Bình Dương mang về. Các nhánh Cửu Long nhận ảnh hưởng trực tiếp từ thủy lưu sông Mekong và mưa mùa Đông Nam nên lưu lượng tăng vào mùa mưa trong Nam, nước tràn bờ ở chỉ những nơi vốn dĩ đất trũng.
Các vùng địa lý Miền Tây Nam Phần chia ra, theo cách gọi của người Nam, "miệt vườn" khoanh màu đỏ, "miệt Thứ" hay U-Minh khoanh màu hồng, miệt Cà Mau khoanh màu đen, vùng Bạc Liêu-Sóc Trăng khoanh mùa xanh ve, miệt Hà Tiên khoanh trắng, và miệt Đồng Tháp-Châu Đốc hay Tây Nam nói chung khoang màu xanh trời. Chỉ có vùng khoanh xanh trời là có hiện tượng nước nổi. Và phương ngữ 'nươc nổi'.
Thời buổi mạng tự do tiến sĩ giáo sư tự phong nổi lên như cỏ ống, cứ mùa mưa đến là đọc thấy nghe thấy "nước nổi" với "len trâu" với phóng sự về thủy sản sông Cửu Long loạn cả lên, thằng nhỏ rối hết biết đâu là chổ nào, cứ tưởng "về Miền Tây" thì chổ nào cũng vậy, sẽ trải nghiệm được.

Miến Tây Nam Phần, hay "Miền Tây"


Nói về 1 hiện tượng địa lý địa hình - tức hạn hẹp, địa phương - ai văn hay chữ tốt thì tả, bằng không thì không gì khỏe hơn đơn giản hơn là cho xem hình ảnh thực tế hiện trường. Đây là hình ảnh cảnh quan các vùng đất trũng ngập nước ở miền trọng điểm của mùa nước nổi miền Tây Nam Nam Phần.
Trong điểm của mùa nước nổi là đồng bằng Đồng Tháp, vùng biên giới Tân Châu-Hồng Ngự, bên Kinh Vĩnh Tế cho đến sông Giang Thạnh Hà Tiên, tất cả chỉ chừng 1/2 ngày xe gắn máy là đến được hết từ thành phố Châu Đốc.


Hình ảnh ghi nhận vào đầu tháng 11 dương lịch tại thành phố Châu Đốc, huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn trong tỉnh An Giang ngày nay, vùng trước kia gọi nôm na là vùng Châu Đốc.

Phần đất ngập phía bên kia biên giới.

Có những mặt bằng nước không lên tới, có nơi nước rút sớm tạo điều kiện sạ lúa mới sớm.

 Trong xa quá chừng 3 km là đất Kampuchea.



Tháng Bảy nước nhảy lên bờ - câu này thật ra là phương ngôn ở mọi miền của đất nước chẳng riêng gì miền nước nổi. Nước dâng lên ở lòng kinh, tràn qua bờ đê (hoặc được xả qua những họng cống trong bờ đê) đổ tràn lai láng ra hằng trăm mẫu ruộng, đất hoang bằng phẳng mỗi nơi, tạo cảnh tượng như 1 trận lụt khủng khiếp. Cao điểm là cuối tháng 9 dương lịch.
Sự thật là  nước chỉ trên đât ít khi quá 1 thước, và nước dâng rất chậm không như những cơn lũ mãnh liệt kéo đi rồi kéo về làm tan tác gia tài của đất. Cho đến nay người từ miền Bắc vẫn cứ gọi nước nổi Miền Tây là "lũ lụt". Chứng tỏ 1 ước vọng thầm kín là cả giải đất hình chữ S này phải là, phải trở thành, 1 mẫu mã với Miền Bắc của họ. Thông hiểu và chấp nhận sự đa dạng không là bản chất của người tầm thường.


Trên con lộ nhỏ chạy theo kinh Vĩnh Tế: bên kia kinh 1 km là đường biên giới, vùng núi nhìn thấy là đất nước bạn.

Miền Nam (Miền Tây Nam Phần) có tiếng là vựa lúa của nước, và nhiều người lầm tưởng là vùng lúa gạo trù phú nhất là vùng có "nước nổi", là vùng Đồng Tháp Mười và Châu Đốc. Vì tưởng rằng phù sa sông Mekong là thứ gì ghê gớm mầu nhiệm lắm, 2 vùng này phải là thiên đường của lúa, của người nông. Thực tế không phải vậy.
Hai vùng này (cùng với vùng U-Minh là 3) là những vùng đất trũng, như 3 cái lòng chảo, gần tương đương với lòng chào Biền Hồ Tonle Sap, chổ đó (trừ khu U-Minh) khi  sông Mekong lên thì nước tràn ra. Rút về khi mực sông Mekong xuống. Sông Mekong tràn nước nhờ mùa mưa lên diện tích bát ngát của Hạ Lào và đất Cao Miên, không phải vì tuyết Hy Mã Lạp Sơn (do đó các đập trên sông không ảnh hưỡng ghê gớm đến mức nước Mekong, cho dù mùa mưa Vân Nam, nơi tiền đồn khối Himalaya đứng ra chặn mây Biển Đông, cũng góp phần).
Do đó măc dù nước nổi có đem vào phù sa vô cơ, chất thải hữu cơ của muôn vàn sinh động vật Hạ Lào và Kampuchea, mang lên đồng cạn muôn vàn thủy động vật làm sạch sâu bệnh, nói chung "làm mới" môi trường các cánh đồng, thì ngươc lại đồng ruộng chỉ khai thác được 1/2 năm.
Cá đồng theo như truyền thông là cũng sai lạc, không phải dồi dào khủng khiếp gì như đồn, bằng chứng trong tất cả các hình ảnh đồng ngập nươc bạn đọc thấy được bao nhiêu việc đánh bắt thủy sản. Người ta có đánh bắt chăng cũng là để thêm vào sự dinh dưỡng trong mùa không có gì làm. Như thấy trong hình là máy cày phải di tản, trâu bò nghỉ dưỡng còn phải đắt đi tránh nước - "len trâu"! ("Len trâu" là gì mà hỏi dân bản địa chả ai biết! "Chắc là giữ trâu a!?". Cũng là thêm tưởng tượng vào kho những lầm tường quanh hiện tượng "nước nổi".
Vựa lúa thật sự của Miền Tây Nam Bộ là vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng và Gò Công. Người Pháp khi qua đã lơ là (kinh tế, hành chánh, quân sự) vùng Đồng Tháp Châu Đốc mà chú ý vào các vùng đất bồi ven Biền Đông của châu thổ các sông Cửu Long - kinh Chợ Gạo tấp nập là phục vụ các vùng đó.
Lúa vùng nước nổi lại là 1 nguồn lợi mới chứ không phải cổ truyền thật cổ, khi vùng được khai phá chưa có. Trong Wikipedia có 1 tác giả khá uyên thâm đóng góp bài này về ông Phan văn Vàng, bạn đọc xem thêm mới rõ hơn. (Thằng viết thắc mắc tại sao Châu Đốc có tên đường Phan văn Vàng, Phan văn Vàng là ai, mới tìm đọc!)
 

Nhiều nơi nước vào đồng chỉ cao ngang đầu gối nhưng mặt phẳng lai láng làm người ta có cảm tưởng là đây là kết quả của 1 trận "lũ lụt" kinh khủng.



Bên phải của hình là lòng con kinh, bên trái là ruộng ngập, tức nhiên là độ sâu của nươc là khác nhau xa. Bên trái nơi cắm cây sào thì lội được, bên phải người ta dùng ghe đi thả lưới mén hay giây câu. Mùa nước là mùa mất thời gian canh tác lúa, người dân xoay qua khai thác thủy sản.

 Cửa khẩu nhìn qua đất Campuchia, không phải cửa biển, va nước cao không quá ngọn cỏ.



Bên kinh Vĩnh Tế, Tri Tôn đi về Hà Tiên. Mới cuối mùa nước (vào tháng 11 dương) người ta đã tranh thủ soạn đất gieo mạ cho vụ mùa mới nhận lãnh lợi ích mới nhất từ mùa nước nổi, phúc lợi Trời ban cho vùng đất phương Nam này mọi năm gần như không lỡ hẹn 1 lần từ muôn thủa.

Bên kia kinh chỉ 1 km song song với con kinh là đất Việt Nam.

Phía dưới là tấm hình em tặng các đấng tiến sĩ giáo sư ghế bành tự phong nhât là các vị ở hải ngoại  uyên bác về "Miền Tây", hễ cứ nói "Miền Tây" thì thêm "nước nổi" cho nó ra vẽ, năm qua tiên đoán mùa nước nổi ở Tây Nam nước ta tới đây sẽ không còn tồn tại vì "Tàu" nó xây đập trên sông Mekong ở tận tít trên xứ nó. Khô hết nước mất hết phù sa rồi! 
Nhiều đấng đố Bến xe Miền Tây tìm cả sáng còn chưa ra nữa là. Mấy ông già gà điên ơi, kêu con nó thay tả uống thuốc đi ngủ đi, nursing home 9 giờ nó tắt đèn rồi.

Năm qua là năm Đông Nam Á Châu gặp hạn 1 trăm năm, tức là hạn không một ai đang sống đã từng thấy, cũng là năm của những thằng khùng chuyên săn lùng tin tức giụt gân bịp bợm, "khoa học" giả mạo gây hoang mang và âu lo, bất an cho xã hội, phát tán đi vì phản ứng bệnh hoạn khó cưỡng chống, để dược sự chú ý, hits và likes chăng, hoặc vì những ước mong thầm kín nào khác. Thú vui của loài đần độn.

Ngày 8 tháng 11, 2016 tại xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Năm nào mưa nhiều nước nó cao, lạ thiệt! [Nhớ credit hình cho em nhe]

Hình minh họa 2 vùng đất trũng có hiện tượng nước nỗi Miền Tây Nam bộ. Phải chú thích là 3 vùng trũng là có tính cách minh họa về kích thước trên mô hình. Trên bản đồ thật sự là nhỏ hơn rất nhiều. Các bạn có thể xem bản đồ Google, hình vệ tinh có lúc chụp nhân mùa nước tràn.
Electronic reference: Mehdi Saqalli and Mireille Dosso, The U Minh Thượng forest reserve, (Mekong delta, Vietnam) », Field Actions Science Reports [Online], Vol. 5 | 2011, 2016. URL: http://factsreports.revues.org/765


 

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét