Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Kinh Vĩnh Tế

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   


Trong một quyết định lịch sử, ngày nay có thể dùng từ vựng quốc tế rằng là 1 quyết định có tính chất "địa chính trị" geopolitical lớn lao của thời đó, vào năm 1816 vua Gia Long đã cho đào con kinh sau được gọi là kinh Vĩnh Tế, khởi sự vào năm 1819 và hoàn tất năm 1824.
Kinh Vĩnh Tế đã quyết định vĩnh viễn và vững chắc hình thể của biên giới  cực Tây Nam của nước ta, đồng thời giúp củng cố biên giới các vùng trên như Đồng Tháp và Tây Ninh và lên nữa.
Trên Cửu Đỉnh đặt trước Thế Miếu trong Đại Nội của triều đình tại Huế có hiện hình nhiều địa danh nước Việt đã thông nhất như sông Lô,  sông Gianh, núi Hồng Lĩnh, đèo Hải Vân, vịnh Đà Nẵng, núi Đại Lãnh, sông Bến Nghé, sông Tiền và sông Hậu v.v...
Kinh Vĩnh Tế (dược ghi với tên Vĩnh Tế Hà, sông Vĩnh Tế) được thấy miêu tả trên Cao Đỉnh, là đỉnh đồng tượng trưng cho chính vua Gia Long đặt giữa 8 chiêc đỉnh còn lại (Cao Hoàng Đế là miếu hiệu Nguyễn Ánh Gia Long).
Cao đỉnh tại Thế Miếu, trước thềm Hiền Lâm Các
Vĩnh Tế Hà trên Cao Đỉnh
Măc dù không phải là Vạn Lý Trường Thành, không so sánh với Kim tự tháp Ai Cập nhưng bạn đọc đã đến Châu Đốc thì phải tìm đến xem kinh Vĩnh Tế, mới trọn ý nghĩa chuyến tham quan nước nhà. Hành hương trên đất nước của Tổ Tiên.
Việc còn ý nghĩa hơn đến thăm tường thành Huế, thành Nhà Hồ Thanh Hóa, bia cổ nào hay di tích  xưa nào khác ghi lại công đức mở mang bờ cõi, dựng nước  giữ nước của Cha Ông ta. Vì kinh Vĩnh Tế là 1 vật thể "sống",  không phải chỉ là di tích của 1 công sự do dân ta, nước ta, vua ta xây nên rồi đi vào dĩ vãng vì đã quá thời hạn hữu dụng chỉ còn mang tính lịch sử.
Kinh Vĩnh Tế là 1 công trình kiến thiết mà 200 năm sau khi hoàn thành vẫn còn được xử dụng tích cực và sẽ tồn tại vĩnh viễn như thế.

Người Pháp trong thế kỷ 19 mặc dù là thực dân xâm chiếm nhưng cũng là 1 đệ tam nhân quốc tế đã phải thừa nhận con kinh này (nối vói sông Giang Thạnh Hà Tiên) làm yếu tố xác định biên giới giữa Nam Kỳ Việt Nam và nước láng giềng, thuộc địa khác của họ là nước Cao Miên Chân Lạp.

Bản đồ dưới này còn có biên giới đặt xa hơn về hướng Tây Bắc nhưng chủ yếu là chạy theo đường vẽ của Kinh Vĩnh Tế.
Kinh Vĩnh Tế bắt đầu tại Chợ Châu Đốc xưa là đồn trấn biên Châu Đốc, Citadelle de Châu Đốc. Đổ vào sông Châu Đốc phía trên vàm vào sông Bassac chừng 1 cây số. Tại thị xã:
Đoạn gần thị xã hiện nay:
Một khách sạn và đồn biên phòng trên kinh gần thị xã. Làm sao em biết là đồn biên phòng? Dạ tại có bản viết "Đồn Biên Phòng". Biên giới cách đây chỉ dưới 1 km. Nói lên là áp lực quân Khmer Đỏ từ năm 1975-1978 rất nặng, dân chúng hoặc đã phải chạy hoăc đã chịu nhiều tổn thương rất đau đớn.
Vùng đồi núi trong hình trên là thuộc đất Vương quốc Cambodia trong năm 2016. Biên giới chạy song song với kinh 1 km về phía Tây bên trái hình - hướng nhìn là hướng Bắc từ trên cầu qua cửa khẩu Tịnh Biên.

Kinh Vĩnh Tế đào trên vùng đồng bằng thẳng tấp nên gồm nhiều đoạn kinh đường thẳng rất đẹp, tổng chiều dài là 80 km. Trong chiều dài đó có đoan cuối là sông Giang Thạnh Kiên Giang là tự nhiên, đồng thời kinh có lợi dụng 1 đoạn sông cụt trong 1 vùng đầm lầy nên tổng chiều dài phải đào có ngắn hơn, chừng 40 km.


Vua Minh Mạng cho đặt tên kinh theo bà vợ Thoại Ngọc Hầu là Châu Vĩnh Tế vì chính bà đã có tham gia lãnh đạo với ông  trong công trình này. Ông Nguyễn văn Thoại (cùng với ông Nguyễn hữu Cảnh là 2 khai quốc công thần nhà Nguyễn đối với đất Châu Đốc mà thằng viết khi thấy tên đường ở Sài Gòn còn không biết là ai!), ông Nguyễn văn Thoại trước đó đã có tên đặt cho 1 con kinh khác ông đã giúp đào trong vùng là kinh Thoại Hà.


[trích Gia Định Thành thống chí, Trịnh Hoài Đức]  Đào bề ngang 15 tầm, sâu 6 thước ta, quan cấp mỗi tháng cho mỗi người là 6 quan tiền và 1 phương gạo. Đến ngày 15 tháng 3 năm đầu thời Minh Mạng (1820) thì xong việc, cộng thành sông mới, bề dài 140 dặm, nối tiếp sông cũ đến cửa biển Hà Tiên, tổng cộng dài 205 dặm rưỡi mà đường sông đi lại rất thông.
[hết trích]

Giới hạn con kinh là hàng cây tràm đánh dấu. Giữa lòng kinh nước sâu trên 3 mét, ngoài giới hạn lòng kinh thì cạn thua 1 mét gọi là hiện tượng nước nổi vùng Châu Đốc trong tháng 8 đến tháng 11 dương lịch.
Kinh là đường giao thông phuc vụ hành chánh quốc phòng và kinh tế, ngoài lòng linh nước chỉ ngang đầu gối không xử dụng phương tiên giao thông vận tải được,

Đường đê chỉ còn nổi mô đất đánh dấu 1 bên là lòng kinh sâu 3 mét và 1 bên là nước nổi trên đồng ruộng chỉ chừng 1/2 mét. Bên kia đường đất này 1 km là địa hình của nước bạn Kampuchea, Chân Lạp cổ. Nay là Vương quốc Cambodia, tiếng Việt chưa thống nhất cách viết danh xưng hợp lý.
Hình dưới: xoay mặt về bờ mạn Đông Nam, bờ tay trái nếu đi về Hà Tiên phía Nam, đây là không gian của kinh Vĩnh Tế ở Tịnh Biên và Tri Tôn. (Nước kinh không có giòng chảy nên không nói tả ngạn hay hữu ngạn được).
Cũng như ở các vùng biên giới với Cambodia bên phía Việt Nam có nhiều người Khmer sinh sống từ lâu đời, tổ chức thành cộng đồng và  để dấu ấn lên cảnh quan địa phương.

Nơi nào thấy cây thốt nốt thì ở đó có người Khmer. Người Cao Man theo tên gọi thời Gia Long Minh Mạng. Một nữa số nhân công (của tổng số 90,000 người) đào kinh Vĩnh Tế qua các gia đoạn là người Khmer, do người Khmer chỉ huy và được Thoại Ngọc Hầu trả lương cấp gạo [theo Trịnh Hoài Đức].




Con đường ngắn nhât dẫn từ Chợ Châu Đốc đến thị xã Hà Tiên chạy dọc trên  bờ Đông của kinh Vĩnh Tế một lèo cho đến gần nơi kinh đào gặp sông Giang Thạnh, cách Hà Tiên chừng 20 km chót.
Con đường là quốc lộ nhưng có ký hiệu khác thường là dường N1

Hình ảnh toàn chụp qua kính tay phải trên chuyến xe đò Châu Đốc Hà Tiên, các cảnh đồi núi đều là đất Cao Miên.

Đời sống kinh tế văn hóa rộn ràng bên kinh sau 200 năm khai phá.

Đoạn cuối đi vào địa phận tình Kiên Giang.


Từ 1 điểm gần đây kinh Vĩnh Tế sẽ đi tiếp về sông Giang Thạnh, là con đường xưa cố hữu đưa ra Vịnh Thái Lan đến từ Châu Đốc.
Bạn đọc hãy nhận thức như thế này: bạn có thề từ năm 1824 là năm kinh Vĩnh Tế hoàn thành dưới triều Minh Mạng đi từ vịnh Thái Lan ra Sài Gòn - Gia Định, ra biển Đông đến kinh thành Huế liên tục trên sông nước mà không cần đổi ghe thuyền chuyên chở. Bạn có thể đến từ Bangkok, Phú Quốc và đi ra Biển Đông ở Soài Rạp để ra kinh đô Việt Nam. (Hoặc bạn có thể lên thằng Phnom Penh bên bờ sông Bassac)
Các đoạn đường khác nhât là đoạn thủy lộ Sài Gòn bạn có thể xem hình ảnh và cảnh quan thằng viết ghi nhận trong các chuyến đi trước (click link)

Đường N1 đi về thị xã Hà Tiên chạy theo  kinh Vĩnh Tế, đến còn chừng 25 km thì rời kinh Vĩnh Tế rẻ về hướng Nam Tây-Nam chạy theo 1 kinh mới hơn là Kinh Hà Giang (kinh này chạy song song với hướng sông Giang Thạnh).
Đến gần ngoại ô thị xã thì kinh Hà Giang đổ vào (ngã ba) 1 con kinh lớn nối liền Hà Tiên với Rạch Giá, hình dưới.
Góc nhìn từ cầu, hướng về Núi Tô Châu Hà Tiên, con kinh Rạch Già-Hà Tiên mở vào hồ sông Giang Thạnh
Từ đây về bến xe Hà Tiên chừng 1 cây số, đến trung tâm thị xã chừng 4 cây số.



Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét