Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Nhà thờ Phát Diệm

"... Sông Đáy chạm nguồn qua Phủ Quốc..."

Từ một giòng nước nhỏ tách ra từ sông Hồng gần Sơn Tây Xứ Đoài sông Đáy chảy về Phủ Lý và hướng về Nam Đông-Nam để trờ thành giòng sông lớn của Miền Bắc, cạnh Nam của tam giác sông Hồng. Lưu vực giòng sông là cái nôi của nước Việt. Là vựa lúa miền Bắc. Tại Ninh Bình vua ta đã xây dựng thủ đô nước Nam độc lập đầu tiên ở Hoa Lư. Qua khỏi thánh phố Ninh Bình sông Đáy chảy về Biển Đông tại huyện Kim Sơn. Có thể nói Phát Diệm, cái làng xưa, là góc Đông Nam của tam giác sông Hồng.
Từ Hà Nội đi Phát Diệm là theo hướng sông Đáy chảy, là theo lưu vực sông Đáy, trên đường QL1A qua Phủ Lý rồi tp Ninh Bình. Hà Nội-Ninh Bình là 95 km. Từ Ninh Bình về Kim Sơn (Phát Diệm) là 30 km. Và như trên em đã định vị thì hành trình - chừng 4 tiếng xe từ Hà Nội - là đi qua vùng đồng bằng lúa gạo, từ vùng phụ cận Hà Nội khoảng địa phần Chùa Hương cho đến Ninh Bình thì có thể nhìn thấy trong hậu cảnh bên phải là phía Nam những dãy núi đá vôi thấp báo hiệu lũy Tam Điệp.

Hình minh họa, em chụp khi quây về, buổi chiều, đường xuôi Nam thì chạy song song với hậu cảnh những dãy núi này (bên tay phải của xe) và chỉ khi gần Ninh Bình (hình chụp trên đường về Hà Nội, trên 1 khúc đường quê ngắn lệch qua hướng Tây).
Bạn đọc đã từng có ý muốn xem qua ngôi nhà thờ đá Phát Diệm nhiều người nhắc đến (kể cả phim ảnh Âu Mỹ trong phim The quiet American phiên bản 2002) thì chỉ cần thuê xe đến từ Hà Nội và về lại trong ngày. Chuyến đi chỉ chừng 4 tiếng, đường xá gần hết là cao tốc. Như thằng viết, thuê chiếc xe 7 chổ có tài, xử dụng suốt ngày chỉ 80 mỹ kim (đi chung thì tất nhiên tốn kém ít thua. Các văn phòng du lịch thường tính theo cây số.) Với thời gian chừng 3 tiếng đi về từ Ninh Bình  và tham quan nhà thờ thì có thể kế hoạch ghé xem thêm khu vực cố đô Hoa Lư, ngay cả đi 1 chuyến thuyền Tam Cốc Bích Động. Chỉ cần đi sớm tí.


Từ Hà Nội về Ninh Bình rồi thằng tiếp ra miền duyên hải Kim Sơn, theo tuyến đường Cái Quan xưa đi qua vùng đồng bằng đất bồi. Vùng đất mang dấu ấn của vĩ nhân cụ Nguyễn Công Trứ, dưới triều Minh Mạng khai khẩn bình định và  quản lý vùng phía Nam của tam giác sông Hồng này.
Đường chạy qua làng Phát Diệm xưa nay được tuyến mới là quốc lộ số 10 mượn 1 khúc dài. Đây thực chất là QL10, tuyến đường có chổ rộng hơn, bắt đầu từ tp Thanh Hóa và đi đến Hạ Long, bắt qua Nam Định Thái Bình và Hải Phòng. Vào Nam Định (đường tránh), Thái Bình nhưng không đến tp Hải Phòng.
Thị trấn Phát Diệm là đây, bên một trong những con kinh do cụ Nguyễn Công Trứ đã cho đào.
Dài theo con kinh. Nhà thờ Phát Diệm phải vừa đi vừa hỏi vì không có biển bản gì. Đi qua lại 2 lần do người địa phương chỉ, cuối cùng rẻ vào (hình dưới) một ngõ như thấy (bên phải) đi sâu vào chừng 150 mét mới thấy. Té ra là bản 'Nhà thờ Phát Diệm', khá to, để vào trong ngõ.

Xin bỏ qua những thông số nhàm chán - dù khá ấn tượng - mà bạn đọc google được dễ dàng của ngôi kiến trúc kỳ thú là ngôi nhà thờ đồ sộ, xây bằng đá giữa vùng nông thôn bởi 1 "tay ngang" là 1 linh mục, chỉ xin nhắc ngay trong trang để bạn đọc ý thức khi xem hình ảnh vài điều đáng chú ý khi tham quan. Nhà thờ khởi công trước năm 1875, làm phép 1895, tức là không phải 1 sớm 1 chiều. Kiến trúc hoàn toàn bằng đá là nhà nguyện nhỏ phía sau khuông viên, nhà nguyện Trái tim Đức Mẹ. Vì như nói ở trên địa phận nằm trên lưu vực sông Đáy, 1 vùng đồng ruộng đất bồi nên cha Trần Lục đã phải chở cả 1 núi đá nhỏ đem về chất phía sau khuông viên hiện nay thành 1 "núi" nhỏ để thử độ lún trước khi xây dựng thực tế.
Nhà thờ đá Phát Diệm là một quần thể không phải chỉ 1 ngôi nhà thờ đơn độc. Để bạn đọc định vị các hình ảnh cụ thể hơn em dùng tài liệu sẵn có vẽ ra sơ đồ không tỷ lệ xích này của quần thể nhà thờ Phát Diệm.
Quần thể là 1 khuôn viên rộng 6 mẫu tây (wikipedia mình bẩu là 22 ha! không đi thì làm sao biết nó sai) hướng về Đông Nam, trước mặt là 1 hồ nước hình chữ nhật khoãng 1/2 mẫu (chiều ngang trên 50 mét 1 tí), có nghĩa là mặt tiền không có ngõ vào trực diện.


Nhà thờ được máy bay Mỹ chiếu cố, năm 1972 bỏ bom sập vách Tây (phía phải sơ đồ, phía trái trong hình dưới).
Nằm trước chính điện nhà thờ lớn là 1 kiến trúc gọi là phương đình (tiền đình), thực chất là 1 lầu chuông đứng riêng. Giữa cửa vào chính điện và phương định là 1 sân lót đá, 2 bên có cổng hông để vào nhà thờ. Đứng tiền diện nhà thờ chỉ thấy được phương đình này.
Trên gác chuông có chuông đồng nặng 2 tấn mà khi đặt vào người ta đã phải lấp đất thành đường lên cao tận gác chuông để di chuyển chuông lên.


Tiếng chuông nhà thờ Phát Diệm được kể là nghe được trong cả 3 tình Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa (Kim Sơn là huyện hình chốt gỗ mũi nhọn nằm giữa tình Nam Định phía Đông và Thanh Hóa phía Tây Nam, là nơi sông Đáy đổ ra biển Đông)


Các góc ảnh kiến trúc phương đình phía trước chính điện nhà thờ. Phương đình và kiến trúc chính điện cách nhau 1 cái sân lót gạch đá:




Phương đình nhìn từ bên phải - hướng trước là bên phải.

Sân lót gạch đá giữa phương đình và chính điện.


Cha Trần Lục vào thế kỹ thứ 19 mà đã có tư tưởng tiến bộ thiết kế 1 kiến trúc thiên chúa giáo theo phong cách cổ truyền Á Đông và Việt Nam để nói lên bản chất phi "ngoại bang", tính chất hoàn vũ của đạo công giáo. Không phân biệt văn hóa chủng tộc, đoàn kết con người bất cứ ở đâu từ đâu đến. Chung quanh miền Bắc thời ấy và ngay bây giờ phần lớn cũng vậy, các đền thờ công giáo còn cóp nhặt từ văn hóa Âu Châu lai căng và lạ lẫm. (Các chùa Phật giáo ta thì không muốn thua gì, cái nào cũng như cái đình mang từ bên Tàu về, trông dị hợm dưới trời Nam đất Việt. Gần đây thì chỉ cần ghé xem chùa Bái Đính)

Các hình dưới: tòa kiến trúc chánh điện nhà thờ Phát Diệm (nhà thờ là nơi cử hành những thánh lễ chính trong đó có lễ misa là lễ chủ đạo của giáo hội Công giáo. Nhà nguyện chỉ là nơi tôn nghiêm để giáo dân tụ tập đọc kinh cầu nguyện)

Kiến trúc chánh điện dài trên 70 mét rộng chừng 20 mét.
Góc nhìn từ cạnh trái. Truoc là phương dình, 1 khoảng trống rồi đền kiến trúc chánh điện mái ngói.
Phần sau (nơi phía trong là đặt bàn thờ), bằng đá.
Chính diện, cổng có 5 cửa môn nhưng cửa vào chỉ là 3




Sân đá phía sau phương đình và là trước mặt kiến trúc chánh điện. Mộ Phần Cha Trần Lục người đã chính tay thiêt kế và xây dựng nên quần thể nhà thờ đá Phát Diệm. Chổ đứng là giửa cửa chính chính diện nhà thờ chính tòa nhìn ra phía trươc. Nhìn được xuyên qua mặt hồ là nhà cư dân thị trấn Phát Diệm.
Sân trước, giữa phương đình và cửa vào chánh điện nhà thờ.


Cổng chính và một trong 2 cổng bên vào chánh điện


Hôm nay không được vào chánh điện, đen (hay là ngày đóng cửa hay là hết giờ em quên rồi) Chỉ đứng ngoài chụp hình qua khe cửa phụ, mặt kính khá bẩn không thấy đươc gì nhiều.

Chi tiết hoa văn điêu khắc trên đá phương đình và tiền diện.
Đá là đá gọi là sandstone, màu vàng hay đỏ là do oxy sắt. Sandstone là đá trầm tích mềm thua hoa cương nhưng cứng hơn đá vôi và rất nặng.




 Cổng đá bên trái (xem trên sơ đồ ở đầu trang)

Công đá bên phải nhà thờ, sau lưng nhìn thấy là tòa giám mục địa phận Phát Diệm. Giáo phận Phát Diệm bao gồm giáo dân trong toàn tỉnh Ninh Bình hiện nay và 1 phần tỉnh Thái Bình. Tại huyện Kim Sơn có khoãng 80 nghìn giáo dân.

Nhà nguyện thánh Phê Rô hữu biên.

 Nhà nguyên thánh Rô Cô và phía sau là nhà nguyện Trái Tim Chúa Giê Su. Tả biên.
 Nhà nguyện Trái Tim Chúa Giê Su, nhìn thấy phía sau.
 Chi tiết cột gổ các nhà nguyện.

Nội thánh thất các nhà nguyện, em cũng quên không nhớ hình nào là chổ nào. Toàn gỗ lim, gỗ cứng đến nỗi Tây Mỹ nó dịch là ironwood.










Bạn đọc nên đến sớm trong ngày, khi đó phòng tiếp khách có người làm thì có thể yêu cầu có hướng dẫn viên đưa đi tham quan. Quan trọng nhất là với hướng dẫn viên thì mình có thể vào được 1 vài phòng ốc mà nếu đi riêng mình thì không vào được. Và cũng như mọi nhà thờ là danh lam trên thế giới, giờ thánh lễ sẽ không được vào tham quan, nhất là chụp hình. Phần chúng em đến thì không nhờ hướng dẫn viên (em quên vì lý do gì) nên em biết có rất nhiều điều đã bỏ qua, hoặc xem qua mà không biết ý nghĩa lịch sử nhân văn như thế nào. Đi với hướng dẫn viên có lẽ sẽ lên được tháp chuông, có thể vào thánh thất và lên bao lơn phía trong nhìn xuống tổng thể nội thất chánh điện.
Điễn hình là em bỏ sót không đến xem nhà thờ hoàn toàn bằng đá tuy nhỏ phía sau góc chót bên phải của khuông viên, gọi là nhà nguyện Trái Tim Đức Mẹ.
Đặc biệt là bạn đọc nên đến tham quan ngày thường và không vào mùa cao điểm. Em đến vào mùa cuối tháng 11.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét