Vị trí Hà Tiên như là 1 địa điểm có dân cư và hải cảng đã có từ rất xa xưa từ thời vương quốc Phù Nam. Người Khmer gọi là Peam, người Tàu gọi Cảng Khẩu, Tây phương gọi là Cancao theo Cảng Khẩu hay Pontiamo.
Đối với người Việt câu chuyên Hà Tiên bắt đầu quanh niên đại 1700. Tại Pháp quốc vương là Louis thứ 14. Nước Mỹ còn đang trong trứng nước gần 1 thế kỷ sau mới ra đời. Bên Tàu thì nhà Minh mất hoàng đế cuối cùng và Bắc Kinh rơi vào tay sắc dân Mãn Thanh vào năm 1662 nhưng phía nam Trung Hoa vẫn còn trên 1/2 thế kỷ mới hoàn toàn thuộc Thanh. Vào giai đoạn này nhiều người Trung Hoa nhất là từ phía Nam luc địa rời bỏ xứ sở vì thất bại trong công cuộc phục hưng nhà Minh, vì giặc giã - an ninh cuộc sống - và có lẽ cũng vì đói khổ nói chung lục tục lên ghe tàu đi về phương Nam kiếm đất tấp vào sinh sống.
Vào thời đại này Việt Nam dưới triều vua Lê, phía Nam thực chất là 1 Việt Nam mới, lịch sử và địa dư chuyễn biến nhanh chóng dưới sự "bảo hộ" của chúa Nguyễn, nhưng vùng cực Tây Nam của bản đồ Việt Nam ngày nay không có người cư trú Việt hay vương triều Việt cai trị quản lý.
Đại Nam toàn đồ, đời Minh Mạng |
Bên Tàu lúc ấy có ông tên là Mạc Cửu (1655-1735) người Triều Châu từ tỉnh Quảng Châu đã theo tàu thuyền tấp vào 1 vùng duyên hải vịnh Thái Lan. Vùng này lúc ấy mơ hồ là của sắc dân làm thành nước Thủy Chân Lạp, thực tế chẳng có ai quản trị như 1 thực thể hành chánh. Vùng ngày nay có thể hiểu được qua lối mô tả thời ấy là từ cảng Sihanoukville hiện đại đến Rạch Giá, bao gồm trong đó là cảng và thương điếm Mảng Khảm tức Hà Tiên.
Văn hóa của vùng duyên hải này thời đó là 1 vùng đất của những người phiêu lưu mạo hiểm, hải tặc, con buôn tứ xứ từ người Hoa, Mã Lai, Xiêm La đến người Âu Châu. Ai bạo dạng ghé vào cư trú xây dựng và lập thương điếm giao thương, những người có thể nói là gian hùng hay hảo háng, thì địa điểm đó là của họ, cho đến lúc có người gian hùng anh em khác đến dành đuổi đi. Sâu vào nội địa chút đỉnh thì người Khmer sinh sống làm canh nông và cá. Cai trị người Khmer thì là vương quốc Chân Lạp lúc đó rất yếu vì nội chiến, bao gồm lưu vực sông Mekong và Cửu Long.
Mạc Cửu di cư đến đây thì hoặc là tìm đến hoặc là bị bắt nhưng đã cư ngụ với quốc vương đương thời 1 thời gian ngắn ở Nam Vang, rồi trở về biển cả, cùng đồng hương di cư từ Trung Hoa lập ấp rải rác vùng duyên hải. 'Lập' tức mình hiểu là dựng nên làng xã cố định, quản lý, khai thác và bảo vệ bằng võ bị. Vì văn hóa vùng 'tự do' nên ông cũng đã lập ra những sòng bài ở những thương điếm cho người Hoa, Mã Lai, và Âu Châu như Hòa Lan, Bồ đào nha, Pháp quá cảnh.
Nói chung ông trở thành 1 nhà lãnh đạo tự nhiên của 1 vùng duyên hải đáng kề cùng 1 số hải đảo trong đó có đảo Phú Quốc vào khoảng từ năm 1680 đến đầu thế kỷ thứ 18 (1708). Ông lấy vợ người Việt tên là Bùi thị Lẫm.
Lúc này chúa Nguyễn đã có chân đứng vững chắc tại vùng Gia Định (nhờ cũng 2 người Tàu khai phá lập ấp trấn biên) và uy lực phía Đông bán đảo [Miền Đông bây giờ] đã là đáng kể. Xung đột (hay xung khắc) với Chân Lạp và Xiêm La là thường trực. Mạc Cửu là 1 lãnh chúa độc lập nhưng là nhỏ so với lực lượng người Việt phía Đông, quân Xiêm La phía Tây và Chân Lạp trong đất liền, đã lựa chọn xin thần phục người Việt. Sai người ra Phú Xuân xin dâng lãnh thổ của mình cho chúa Nguyễn.
Năm 1708 chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận, phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, tước là Cửu Ngọc hầu. Dân tộc Việt Nam đã "cấm cột mốc" cực Tây Nam cuối cùng từ năm đó.
Mạc Cửu di cư đến đây thì hoặc là tìm đến hoặc là bị bắt nhưng đã cư ngụ với quốc vương đương thời 1 thời gian ngắn ở Nam Vang, rồi trở về biển cả, cùng đồng hương di cư từ Trung Hoa lập ấp rải rác vùng duyên hải. 'Lập' tức mình hiểu là dựng nên làng xã cố định, quản lý, khai thác và bảo vệ bằng võ bị. Vì văn hóa vùng 'tự do' nên ông cũng đã lập ra những sòng bài ở những thương điếm cho người Hoa, Mã Lai, và Âu Châu như Hòa Lan, Bồ đào nha, Pháp quá cảnh.
Nói chung ông trở thành 1 nhà lãnh đạo tự nhiên của 1 vùng duyên hải đáng kề cùng 1 số hải đảo trong đó có đảo Phú Quốc vào khoảng từ năm 1680 đến đầu thế kỷ thứ 18 (1708). Ông lấy vợ người Việt tên là Bùi thị Lẫm.
Lúc này chúa Nguyễn đã có chân đứng vững chắc tại vùng Gia Định (nhờ cũng 2 người Tàu khai phá lập ấp trấn biên) và uy lực phía Đông bán đảo [Miền Đông bây giờ] đã là đáng kể. Xung đột (hay xung khắc) với Chân Lạp và Xiêm La là thường trực. Mạc Cửu là 1 lãnh chúa độc lập nhưng là nhỏ so với lực lượng người Việt phía Đông, quân Xiêm La phía Tây và Chân Lạp trong đất liền, đã lựa chọn xin thần phục người Việt. Sai người ra Phú Xuân xin dâng lãnh thổ của mình cho chúa Nguyễn.
Năm 1708 chúa Nguyễn Phúc Chu chấp nhận, phong Mạc Cửu làm Tổng binh trấn Hà Tiên, tước là Cửu Ngọc hầu. Dân tộc Việt Nam đã "cấm cột mốc" cực Tây Nam cuối cùng từ năm đó.
Khai trấn Thượng trụ quốc Đại tướng quân Vũ Nghị Công. |
Tượng đài trong công viên phía núi Tô Châu bên này sông Giang Thành. Lập nên vào năm 2008 kỹ niệm tròn 300 năm thành lập trấn Hà Tiên (1708-2008). Đại khái là không phải chuyện nhỏ. [ 'Cô Tô' được bạn đọc Patrice Tran sửa lại là Tô Châu - xin cám ơn bạn. Chào thân ái ]
Người Việt Nam mọi nơi đều thờ thần hoàng, một hay nhiều người có công lớn với mãnh đất họ đang ở - thời nay theo giọng điệu tuyên truyền của các thể chế chính trị (chính thể) trên thế giới gọi là 'tổ quốc', fatherland, motherland, Mỹ thì mới đào lên lại khái niệm homeland hợm hĩnh. Các hình thức và lòng sùng kính thần hoàng hiên nay có nhiều hình thức và mức độ, nhưng đâu đâu trên nước Việt cũng không thể không nhận thấy "tín ngưỡng" rất Việt này. Người Hà Tiên thờ ông Mặc Cửu hay nói đúng hơn giòng họ ông Mạc Cửu. Ông là người khai quốc công thần, ông là người lập nên đất Hà Tiên. Ông là người Tàu, nhưng là người Việt còn hơn lắm người Việt hiện nay và trong quá khứ (ông là 1 thần hoàng Việt cơ mà).
Ông lại là một "thằng chệt", "thằng khựa" nếu phân loại theo hạng thiếu học, đá cá lăn dưa, quậy nước thả câu hiện nay tại quốc nội và hải ngoại.
Đến thăm Mạc Công Miếu trước cửa khu lăng mộ khá lớn của họ Mạc bên triền đồi (gọi là núi) Bình San (Bình Sơn), nằm trong thị xã.
Bảng sắc phong của vua Thiệu Trị năm 1843. Chữ Nho đọc không hiểu cho dù có nhận mặt chữ nhưng thằng viết nhờ miếng giấy chữ hồng phía dưới chép ra đây khúc cuối: như sau
... Nay Trẫm kế nối mệnh lớn tưởng nhớ công lao của Thần, gia tặng (là ta, Thiệu Trị phang cho thêm tước mới, ngoài tước trước đã có là Thượng Trụ quốc công v.v... 3 tước truớc tiên nhân ta đã ban) sắc ban mỹ tự Thuận nghĩa An viễn Thác cảnh Trung đằng Thần, cho phép dân xã Minh Hương Lạc Thiên được phép thờ Thần, Thần sẽ phù hộ bảo vệ cho dân ta. Hãy kính lấy. Ngày 2 tháng 7 nhuần Thiệu Trị thứ 3.
Nói chơi chơ, hồi xưa ông vua cũng lớn thiệt. Ban tước cho linh hồn người quá cố, đã là thần (thần hoàng chứ không phải thần dân) và bẩu hãy phù hộ cho dân. Thần phù hộ cho người theo lệnh ông vua!
Không gian trong núi uy nghi nhưng lại khiêm tốn, vào lúc thằng viết vào vắng vẽ thêm nét bình an.Phải nhận thức rõ là lăng mộ này là đã có trước cả những lăng mộ các vua Nguyễn tại Huế.
Hữu bạch hổ tả thanh long như mô hình địa lý thành Phú Xuân.
Mấy cha này là người Tàu hết ráo. Người Tiều. Di sản cho mình là hủ tíu Tìều. Và biên cương Tây Nam.
Về Cô Năm thì bạn đọc chịu khó đọc trong bia này - hay Google dùm em thôi. Cô Năm linh lắm. Em có xin Cô cho nhiều sức khỏe và tiền đô để đi thăm thêm nhiều vùng đất nước đặng học hỏi thêm cho xứng đáng là Người Việt.
Xin chào tác giả bài viết, bài viết rất hay, nhiều hình ảnh, tư liệu. Tôi xin góp thêm một phần nhỏ để bài được chính xác thêm: bạn đã viết "Tượng đài trong công viên phía núi Cô Tô bên này sông Giang Thành. Lập nên vào năm 2008 kỹ niệm tròn 300 năm thành lập trấn Hà Tiên (1708-2008). Đại khái là không phải chuyện nhỏ", thực sự tên núi là núi "TÔ CHÂU", ở Hà Tiên chưa bào giờ có tên núi là Cô Tô, xin bạn xét lại nhé, cám ơn bạn.
Trả lờiXóaXin chào thân ái
Trả lờiXóaRất cám ơn bạn đọc Patrice, đã chỉnh sửa. Chúc bạn đọc mọi sự An Lành.