Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Trùng Khánh Cao Bằng

Thời điểm: tháng 11 năm 2016
Du ký: Bắc Kan, Cao Bằng, Bản Giốc, Bắc Sơn, Đồng Đăng

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.    


Quốc Lộ số 3 đi qua khỏi thành phố Cao Bằng lên phía Bắc rồi ra hướng Nam Đông Nam, chấm dứt ở cửa khẩu Tà Lùng. Để đi lên thác Bản Giốc phải theo QL-3 thêm chừng 20 km đến Trà Lĩnh từ đó đi vào đường tỉnh 207 đi Quảng Uyên, qua đường tỉnh 206 lên Trùng Khánh, địa phận tiền tiêu trước khi qua tình Quảng Tây. Thị trấn Trùng Khánh là huyện lỵ cuối cùng trên tỉnh lộ 206 lên Bản Giốc.
"Le gouvernement c'est la dernière révolution qui a réussi", "Chính quyền là cuộc cách mạng sau cùng đã thành công". Chính quyền đương nhiệm của nước Việt Nam ngày nay bắt đầu năm 1941 khi ông Hồ chí Minh từ Trung Hoa trở về nước lập đầu cầu ở Trùng Khánh này. Hãy đi cho biết.

Những hình ảnh giúp các bạn hình dung cung đường 85 km mà Google Map tính thời gian đi là 1 giờ 57 phút. Ờ phải. Thực tế đoạn đường cũng như từ Bắc Kạn lên là quanh co không có khúc nào trên 1 cây số là thằng, đi phải ít nhất là 3 tiếng.
Bảng chào mừng quý khách đến huyện Trà Lĩnh Cao Bằng, năm 2017. Từ đây chim bay về biên giới với tỉnh Quảng Tây là 25 km.
Cột cây số tháng 2 năm 1979, hậu cảnh là đoàn cơ giới của quân Đặng hướng về thành phố Cao Bằng.

Các bạn chằng cần phải là cựu quân nhân võ biền gì thì cũng thấy qua hình ảnh là vào cái rọ địa hình này rồi, khi về sẽ là rất khó. Đám quân trong hình này tức nhiên khả năng là đã sinh Bắc tử Nam rất cao nếu không nói 90%.

Người thế kỷ 21 đi vào tháng mưa thâm u này cũng còn thấy hơi rờn rợn, nếu không qua nhiều làng xã thị trấn nhỏ, nay sau 35 năm đã trở lại nhiều rồi.
Thanh bình trở về với biên giới miền Đông Bắc.
Nhiều dân phươt Âu Tây tự lái xe lên thăm thác Bản Giốc.
Đã bay trên vùng trời hay đặt chân xuống đất nước láng giềng nhiều lần, nhưng những khi thấy biển bản biên giới trên địa hình khi nào cũng là một cảm nhận đặt biệt.
Sông Quây Sơn được nhìn thấy chừng 3 km trước khi đến thung lũng thác Bản Giốc.


Phụ chú:

Người trí thức phải có cái nhìn xuyên qua cảnh vật mà thấy bản chất, và đặt hình ảnh vào bối cảnh thời đại. Vậy xin kết nối vào bản dư đồ này từ trên mạng để mong bổ xung vào cảm nhận khi xem các hình ảnh, nhất là địa hình - dù là hạn chế thôi - trong du ký này.


Không lâu sau trận chiến RC-4 còn được gọi là Chiến dịch Biên giới, năm 1950, sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, khu vực này là khu vực mà đại bộ phận chi viện của Trung quốc đã đổ vào Việt Nam. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc biết rõ như sân sau của chúng. Từ 1974 đã có nhiều sự việc biến cố biên giới, đưa đến bùng nổ lớn năm 1979 [từ đó chiến sự kéo dài thêm 10 năm mới lắng dịu].
Đi Cao Bằng, Trùng Khánh, Bản Giốc du ngoạn, không quên bối cảnh lịch sử này. Nó không cận như việc hồi sinh đổi mới của đất nước, nhưng nó không xa như năm 1975. Một trải nghiệm có thể hời hợt hay vô tình, cũng trải nghiệm đó lại có thể sâu sắc hơn, bổ ích hơn nếu mình chú ý quan tâm và suy nghĩ nhiều hơn.
 
 



Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.    

 
 

 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét