Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Khách Sạn Hải Yến

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   


Hà Tiên Thập Cảnh. Nhưng trước tiên xin giới thiệu với bạn đọc 1 khía cạnh khá đặc biệt của thị xã biển Hà Tiên mà không đâu khác có thể thấy được.

Trong các hình ảnh sau đây là toàn cảnh cuả thị xã nhỏ bé rất xinh đẹp này. Toàn khu thị xã chỉ có thế. Hai hình từ trên cầu Tô châu và còn lại là 360 độ từ trên sân thượng cái hotel bạn thấy trong góc phải của hình số 1 dưới. Nói chung thị xã chỉ bằng như Quận 1 Sài Gòn hay Hoàn Kiếm Hà nội.


Đa số các nhà cao tầng  (3 tầng hay cao hơn - đều thấp thua khách sạn nọ mà dân gọi là Khách Sạn 6 Tầng, khách sạn River trong góc phải), các cao ốc đó là khách sạn hay nhà trọ. Không làm khách sạn thì không mắc mớ gì mà xây nhà cao để lên cầu thang cho mệt.

Hữu ngạn sông Giang Thạnh, chợ Hà Tiên ở giữa hình.


Hướng nhìn lên phía Bắc, là một hình thể như cái hồ nhỏ nơi sông Giang Thạnh (và lưu thông đến từ Kinh Vĩnh Tế) đổ vào, gọi là hồ Đông Hồ. Ở đây cũng là quê hương nhà thơ Đông Hồ. Lạ.

 Các bạn chú ý quan sát các cao ốc nhé.
 Nhất là các căn ít cửa sổ lớn.
Góc nhìn ra Vinh Thái Lan. Kiến trúc và màu sơn các nhà cửa rất mỹ thuật vui tươi và khá đồng bộ. Cảnh quan skyline này hình như không thấy được đâu khác ở các thành thị dù mới vẫn rất bát nháo, nhết nhác, đua đòi, tranh dành không gian bất kể lợi ích chung của cộng đồng (mỹ quan của đô thị).
Hình 6. Núi Bình San Lăng Mặc Cửu trong góc trái
Cái đặc biệt của các cao ốc đó là như trong video clip em làm qua loa dưới đây

 

Chừng 20% các cao ốc thấy được trong các hình hoặc khởi đầu là khách sạn nhà nghỉ, hoặc được xây để cho hải yến đến làm tổ. "Khởi đầu" là vì nay là đễ nuôi chim én biền. Nói là "nuôi" chim yến như người trong nghề nói là không đúng vì "nuôi" chủ yếu là cung cấp lương thực. Nghề "nuôi yến" chủ yếu là cung cấp môi trường cho yến làm tổ rồi thu hoạch tổ chim bán, gọi là yến sào. Chim én, hay yến (con nhạn) bay đi ăn côn trùng các vùng, chiều xuống thì bay về tổ.

Tổ làm bằng "nước miếng", 1 chất con chìm nhả từ họng ra, hình thù như tổ chim căn bản, bám vào vách hang động nhân tạo là phòng 1 cao ốc hoạc tự nhiên trong núi hay hải đảo trong vùng. Vùng là từ các hải đảo đồi núi ven biển từ Thái Lan qua Kampuchea qua Hà Tiên. Các vùng ven biển từ Gò Công xuống Cà Mau trở lên Kiên Giang cũng đều có "nuôi" hải yến nhưng em chưa thấy chổ nào như taị đây.

Một là vì khung cảnh thị xã biển xinh đẹp thoáng mát yên bình, gần như rực rỡ trong nắng đẹp Miền Nam, hai là các nhà cao dùng làm "hang" cho én về là nhà cao ốc chen ngay giữa thị xã. Chiều về nghe tiếng chim gọi đàn ríu rít từ mọi hướng rất thú vị, như 1 thứ nhạc đệm năng động trong hậu cảnh.
Hay là thoạt đầu thằng viết nghĩ như vậy. Vì thật ra đa số hay tất cả các nhà khai thác yến sào có máy phát âm tiếng kêu của con én (hay bầy én trăm trăm con thì đúng hơn), để chim nghe mà bay về nghĩ rằng là nơi an toàn và có điều kiện tốt để làm tổ hay yên nghỉ. Trong không gian các gian phòng (trống) để yến sinh sống họ còn xịt mùi hương của môi trường tự nhiên của chim nữa. Với công nghệ nuôi yến đã trưởng thành từ 1 thời gian không chỉ ở Việt Nam mà còn mạnh hơn tại Thái Lan và Mã Lai thì mùi hương bán có hiệu có tiêu chuẩn cả. [2] [3]


Hình dưới: khách sạn bên cạnh chổ thằng viết tạm trú, nhìn ra cầu Tô Châu ở cửa biển. Phần sơn màu xanh phía sau dùng nuối én 100%.
Lúc đầu nghe tiếng ríu rit suốt ngày cũng không biết là gì. Sau thì được cho biết là tiếng chim én. Sau nữa mới nhận thức được là phần lớn âm thanh đó là có thể do từ máy phát thanh tiếng gọi yến. Ở đời khó phân biệt đâu là hiện tượng và đâu là bản chất nhể!?


Tục truyền là xưa có ông nọ xây khách sạn nhiều phòng để kinh doanh du lịch nhưng vì nước nhà trong thời gian xây dựng nhanh đã có lạm phát phòng khách sạn 1 tí ti. Lại nữa ngành du lịch thì tùy mùa, mùa "thấp điểm" thì dư phòng ê hề, như tại số lớn các thành phố du lịch, ế chằng thôi. Trong lúc vắng khách ông kia thấy bầy hải yến xâm nhập phòng trống và làm tổ. Thấy thế ông ta bèn phát huy và cuối cùng đóng cửa nhà nghỉ và xoay qua chuyên nghê nuối yến, và giàu to. Thấy thế dân Hà Tiền cứ bắt chước và đi học thêm về mà làm.

Chim trời như vô tận nên cũng không ai than phiền vì cạnh tranh (nhất là muốn cho nhà mình có én đến làm tổ thì phải xây gần 1 nơi chim đã chọn trước đó, hai là nên xây cao hơn thoáng hơn cho chim có không gian đến lượn vòng thoải mái mà không bị hạn chế không gian). Nói chung thì ngành này là 1 ngành không làm cạn nguồn thiên nhiên, sustainable economy. Không gây ô nhiễm tuy rằng thằng viết cũng đang tìm hiểu xem về phân chim và sự độc hại có thể nếu là lượng lớn. Trươc mắt thì phân chim có loài truyền dịch bệnh (psittacosis từ loài chim két là chính nhưng có thể là nhiều loại chim khác, 1 loại nhiễm trùng hô hấp từ phân chim không phải là nhẹ không nên xem thường). Dịch bệnh đến từ cầm thú hoang dã là 1 ẩn số vĩ đại, đã có nhiều khủng hoãng toàn cầu do virus từ nguồn vector đó đến, gọi là zoonosis khi mầm bện nhảy từ cầm thú (hay súc vật đã thuần giống, nuôi) qua con người. Cầm thú hoang dã không biết có biên giới, địa giới và kiểm soát sự di chuyễn tức lây lan của chúng là không thề.
Em đề nghị ngành phòng dịch địa phương nên chú ý sớm tí, cho nó lành.[1]


Bạn thấy các của sổ bé tí và các lổ nhỏ đục vào tường cho chim bay về không. Một số lớn các nhà xây ra đề làm khách sạn đã chuyễn qua nuôi yến. Ế khách, thu nhập tùy thuộc theo mùa du lịch là lý do chính, dĩ nhiên.
Nhiều nhà xây để nuôi yến sơ sài kiểu nhà kho nóc tôn có máy lạnh (hình số 6).

Trong hính dưới là zoom vào 1 góc nhỏ của thị trấn khu nhìn ra bờ sông Giang Thạnh, hướng Bắc. Trong góc trái/cao là 1 khách sạn tên là khách sạn Hải Yến thật 😊. Các bạn đếm thử có bao nhiêu nhà nuôi yến, rồi nhìn hình dưới các nhà ấy được em đánh dấu.


Các nhà được đánh dấu là nhà nuôi én. Nói là nuôi chứ có lo cho nó ăn cái gì đâu. Nó ra chổ xanh kia ăn côn trùng ê hề thôi, tối về ngủ khách sạn miễn phí.


Tầng dưới của 1 ngôi nhà nuôi yến. Nơi đây có công nhân làm sạch (tuyễn chọn, gắp chất bẩn như lông chim, làm sạch và đóng bao bì tổ yến thâu hoạch trên lầu xuống.



Trong hình này có lẽ chỉ tầng trên cùng là khai thác yến.

Các bạn có thể Google tìm hiểu thêm về công nghệ nuôi yến lấy tổ, sẽ thấy là cả một ngành lớn, lớp lang, khoa học và đã trưởng thành chứ không phải mới mẽ gì. Hiện này yến sào không còn là thứ "đặc sản" mang tính cách cao lương mỹ vị hiếm hoi cho vua chúa ăn nữa, mà là món hàng có thể mua mọi nơi với giá phải chăng (giá thị trường cung cầu hợp lý so với công lao động làm ra và phân phối, tồn kho). Một kí lô yến sào chừng 150 Mỹ kim.
Nghe nói sản phẩm từ Mã Lai và Thái Lan thua kém sản phẩm Việt Nam về chất lượng, và giá yến sáo đang xuống vì  nguồn cung cấp từ các nươc ĐNÁ khá dồi dào. Dĩ nhiên mấy ông Tàu là mối tiêu thụ lớn nhất.




Bài đọc thêm, lấy vui:

[1] Psittacosis, do Medscape 1 nguồn thông tin y khoa đại chúng (phổ thông)
[2] Báo mạng Zing.vn : Nghề nuôi chim yến.





Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét