Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2016

Non nước Cao Bằng

Thời điểm: tháng 11 năm 2016
Du ký: Bắc Kan, Cao Bằng, Bàn Giốc
Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.    



Cao Bằng nghe ló xa, và thực tế ló xa thật, ngay cả vào niên đại 2016 đối với đại đa số người Việt, đừng nói chi Việt kiều hải ngoại. Các bạn thừ hỏi xem, tới năm 2016 có mấy người bạn biết đã đi đến. Thật ra thì ít ai đi đến mà làm gì, "có zì xem mà đến làm zì xa xôi". Nếu không có ý định lên đó mua bột trắng biên giới. Thế nên thằng viết mới đi để xem cho biết. Xem tận mắt - mới rõ nhiều chuyện nhiều người chưa thấy mà nói ba xàm. Tỉ như nhiều người nói "thác Bản Giốc Tàu nó lấy của ta mất zồi!" Dạ, em đã đến dừng ngay trên đường ranh biên giới, trên mặt nước dưới thác, từ trên một chiêc bè em đo bằng mắt: Việt+  nó giành hết ráo chỉ còn chừa chừng 50 mét cho Tàu thôi ạ. Không tuyên truyền cho ai, chống ai, chỉ thấy thì nói và chứng minh bằng hình ảnh thực tế.


Cung đường đi nói chung là Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng. Chóp cuối trong tình Cao Bằng là một khúc đường độc đạo đến thác Bản Giốc, muốn về thì phải thối lui. Đi qua địa danh Trùng Khánh đã là nơi chó ăn đá gà ăn muối rồi. Chúng em ở lại tại đó, ngay trên đường vẽ biên giới Việt Trung (cách chừng 300 mét) một đêm và sáng sau đi về thung lũng Bắc Sơn trong tỉnh Lạng Sơn, qua đường 4A, qua các địa danh nổi tiếng Đông Khê, Thất Khê. 'Nổi tiếng' là nếu bạn có quan tâm biết đến lịch sử Việt Nam cận đại.
Hôm sau qua Đồng Đăng, ra Lạng Sơn nghỉ ăn trưa và về đến Hà Nội lúc chập tối. Vị chi 4 ngày 3 đêm, đêm đầu ngủ lại thành phố Cao Bằng.


Trên bản đồ Miền Bắc các truc giao thông tự nhiên và truyền thống như 5 ngón của bàn tay, lòng bàn tay là khu vực thủ đô Hà Nội.  Là những hành lang địa dư mà con ngươì từ ngàn xưa đã khai phá. Nước Việt Nam ở Miền Bắc đã lệ thuộc (hay lợi dụng) các hành lang này mà xây dựng và bảo vệ  được một thực thể quốc gia. Sự hiện hữu của chúng quan trọng như vậy.

Hành lang thứ nhất là Lào Cai-Hà Nội, thứ 2 là hành lang từ  Hà Giang, xưa là vùng Hưng Hóa qua Tuyên Quang đến Hà Nội, thứ 3 là Cao Bằng- Thái Nguyên Hà Nội. Thứ 4 là Lạng Sơn-Bắc Giang-Hà Nội. Hành lang chót ra biển theo Chí Linh, Hải Dương đến Vân Đồng ra Móng Cái. Mình không nói đến các trục đường thủy quan trọng từ Hà Nội xuống Bạch Đằng, Hải Phòng, Hạ Long. Trong tất cả em thấy có thể gian nan nhất là hành lang Hưng Hóa, sau thì đến Cao Bằng. 'Có thể' là  nói từ xưa đến nay, và cho đến rất, rất gần đây khi đường xá chưa được cải tiến. Nay thì mặt đường đã rất tốt nhưng đi Cao Bằng vẫn còn cảm giác "đi biên giới" thật.  
Đi Cao Bằng (từ Hà Nội) là đi chính Bắc và điễm đến là chủ yếu... không có gì! Nếu không phải là biên giới chập trùng u minh, không như đi Lạng Sơn là đi qua Trung Hoa giao thương, đường đi lại thông thoáng và thuận lợi. Đi Cao Bằng là lên Thái Nguyên, đi Lạng Sơn đi hướng Bắc Giang; 2 hành lang cách nhau chiều dọc bởi dãy núi Bắc Sơn. 

Chúng em 4 người từ Sài Gòn và Đà Nẵng tổ chức thuê xe có tài xuất phát từ Hà Nội. Em ra Hà Nội từ Sài Gòn gặp đồng hành đã ra trước. Đây là lần đầu tiên đến ga nội địa Nội Bài mới, mới khánh thành cho em năm 2015.


Nội Bài nay được nối liền với Hà Nội ở khu vực Bưởi bằng một đường cao tốc 8 làn xe qua cây câu mới thông gọi là Cầu Nhật Tân. Em đáp xuống vào xế chiều, hình ban ngày thì như thế này:


Hạ tầng giao thông Việt Nam xây dựng nhanh chóng và ồ ạt, nói chung trong các năm liên tiếp em về thăm thì không lần nào cảnh quan nông thôn và thành thị còn như năm trước. Cũng phấn khởi cho dân mình, nhưng không khỏi hơi lo vì các món nợ quốc gia chồng chất không thể tránh một khủng hoãn nhỏ hay lớn trong tương lai. Mối lo khác là chất lượng bảo trì các mặt lộ giao thông đến nay rất tồi. Các lộ lớn nhỏ mới xây vài năm đã xuống cấp mau lạ lùng. Trục giao thông Hà Nội - Cao Bằng hiện nay thì là rất tốt, nhờ lưu lượng xe cộ nhất là xe tải nặng còn thưa thớt.

Hướng đi Cao Bằng hiện nay là trục quốc lộ số 3, có thể dùng cao tốc Nội Bài như hình trên trực chỉ hướng Bắc, la bàn là 0°, rồi bắt qua QL-3.
Cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên có lý do ưu tiên hình thành sơm là vì như các bạn thấy trong hình dưới:
Lý do là vùng trung du này là mặt bằng có khả năng định vị những khu công nghệ lớn. Mặt bằng quý giá mà các nước bạn như Nhật, Hàn hay Singapore rất ao ước được có. 
Vấn đề sự hiện diện tại chổ của một lực lượng lao động có chuyên môn (giáo dục) tương đối thì còn là một dấu hỏi chưa rõ đáp số.
Hành lang cao tốc chấm dứt ở ngoại thành Thái Nguyên. Từ đây lên Cao Bằng sẽ là đường 2 làn xe. Rẽ trái đi Bắc Kạn.
Mốc địa dư khá rõ rệt: từ đây thành phố Thái Nguyên ở cao độ 47 mét trên mặt biển đường ngoằn nghều lên vùng cao nguyên. Bản chỉ đi thẳng: Lạng Sơn thật sự là hướng về phía Đông theo QL-3B, rẽ trái mới thật đi thẳng lên hướng chính Bắc, đường QL-3 chính. Đây là cơ hội chót cho ai muốn đi vắt qua dãy núi Bắc Sơn đi Đồng Đăng Lạng Sơn, và là cung đương hỏa xa do Pháp xây đã chọn để qua Trung Hoa Đại Thanh.
Ngoại ô Thái Nguyên. Chúng em không vào thăm thành phố vì đường còn quá xa lo âu không đến Cao Bằng trước khi trời tối - thời tiết tháng 11 lại không mấy khả quan hay thân thiện.
Thái Nguyên cũng là một trung tâm kỹ nghệ nặng quan trọng của Miên Bắc gần Hà Nội, một trạm xe lửa và depôt hỏa xa lớn trên đường từ Lạng Sơn xuống đồng bằng sông Hồng.

Rời Thái Nguyên hướng về Bắc Kạn là đã thấy địa hình tiêu biểu của vùng cao nguyên này. Hơi buồn phải không các bạn. Bấy giờ mới cảm nhận được tại sao ít ai lên hướng này - so với các luồn di chuyển hiện nay tấp nập lên Lào Cai hay Lạng Sơn chẳng hạn.

  Buồn ơi chào mi. Thanh bình nhưng buồn, nhất là dưới khí hậu mùa thu ảm đạm.
Và vắng. Mình mới rời Hà Nội chưa đầy 3 tiếng. Ở cùng một khoản cách với Hà Nội như thế này trên các trục đường khác như em phân tích ở phần trên, dân sinh rất rộn ràng (ngoại trừ trục Việt Trì - Tuyên Quang thôi) và lưu thông ở đó còn chật ních.
Vùng thượng du phía Bắc Đông Bắc không hẳn là một vùng núi non ghê gớm gì. Cao độ thành phố Bắc Kạn chỉ chừng 200 mét, con đường đi đến có khi lên tới gần 400 mét nhưng không có con đèo nào rõ rệt hay khó khăn gì. Nói chung đây - và cho đến Cao Bằng và biên giới - là một vùng cao nguyên không cao cho dù rất hiểm trở vì là một vùng thung lũng liên tiếp giữa nhiều núi hay dãy núi nhỏ. Từ Thái Nguyên là vùng đồng bằng cao độ là 47 mét đường lên vùng cao này chỉ lài lài chứ không có đèo đúng nghĩa. Khu vực thành phố Cao Bằng cũng chỉ cao chừng 200 mét.
Cảnh quan cảm nhận rõ rệt là một vùng núi nhưng mà là không cao, không thể gọi là vùng cao. Thực chất là vùng trung du. Chúng em ghé quán bên đường, cũng dưới tầng trời mây mùa chớm thu.

Bắc Kạn có vinh dụ xách đèn đỏ về kinh tế cả nước, đội sổ chỉ thua Cao Bằng ở số 63. 

Lúc này đã vào hẳn địa phận Bắc Kạn. Vùng này trở xuống đồng bằng Hà Nội khí xưa khó ai bình định đươc. Hoàng Hoa Thám một thời gây điêu đứng cho Pháp những nơi như thế này. Dân cư hiền hòa chất phác khác hẳn ờ đồng bằng sông Hồng nhất là vùng cận duyên.

Quán nhỏ, gia đình là người Tày. Từ đây khỏi cần nói thì cứ thấy người thì là người Tày. Họ không là "thiểu số" ở địa bàn này, họ là đa số.
Nhưng mà, người Tày với người Kinh không thề nào phân biệt được, hầu như không người nào ăn bận theo lối cổ truyền trừ ngày lễ hội, và phong tục tập quán, nhà cửa chả khác gì người miền xuôi. Lại nữa, giọng nói tiếng Việt không thề nào dùng đề phân biệt đươc cả. Họ và người Nùng rất gần nhau về huyết thống và ở vắt ngang biên giới Hoa-Việt.

 Quít Bắc Kạn là nổi tiếng ngon nhé. Các ống dài dài là ông tre nứa đã chuốc bớt vỏ.
 Cơm lam thực ra là gạo nếp trong ống tre đã tuốc bớt vỏ. Ăn với muối vừng (muối mè).

Con đường Bắc Kạn ló buồn nàm thao nà buồn. Đường lên mà buồn zư lày thì đến đó ló còn buồn zư lào nhỉ.

Con sông có tên là Sông Cầu, dọc QL-3 đi Bắc Kạn. Các ngọn núi 2 bên đường có ngọn gần đến 800 mét trên mặt biển nhưng khi con đường luôn đi phía chân núi, mà không phải ngoằn nghều gì cho lắm, chứng tỏ các khối núi không lớn. Đường tuy không cheo leo hay gian nan nhưng địa hình này không thấy thân thiện gì cho lắm. Đây là an toàn khu đầu tiên,  của chính phủ Việt Minh từ khi mới bắt đầu chiến tranh Đông Dương thứ I.
Về quân sự mà nói địa bàn này rất thuận cho thủ và rất gay go cho công, ai đến làm chủ trước sẽ không lo thất thủ. Đó là nếu không phải lệ thuộc vào đường bộ về tiếp vận. Quân đội Pháp không bao giờ chế ngự đươc hành lang này, chỉ một lần nhảy dù xuống Bắc Kạn và Thái Nguyên trong chiến dịch Lea năm 1947 hòng bắt sống đầu não Việt Minh nhưng phải thất bại.
 Đến ngoại vi thành phố bỗng thấy dư hương một thành phố núi Đà Lạt những năm 1960.
 Dân số trên 58 nghin người nhưng sao vằng vẻ
Khí hậu mùa này tháng 11 rất giống khí hậu Đà Lạt, mưa lại càng giống cho dù không phải cái lạnh Đà Lạt là nơi cao hơn nhiều.
Nhà cửa, xây dưng xưa và mới cũng có nét gì hao hao giống thành phố núi Lâm Đồng xưa.

Phố núi nhỏ đi lên đi xuống đúng 10 phút là hết. Mở hết 6 cặp mắt 12 con tìm cho ra 1 quán ăn mà không có, hoặc có mà không có bảng, hoặc có bảng mà không thấy bán. Thật ra thì cũng là chỉ tìm trên trục đại lộ chính không đi vào đường tẻ.


Thôi ghé UBND chụp tấm hình làm bằng, có mấy ai từ Sài Gòn lên đến đây. Không thấy đồng chí nào ra mời vào uống trà thì chúng em lên xe đi tiếp ra ngoại thành kiếm quán ăn bên quốc lộ, vị trí khả dĩ có quán phục vụ khách đi đường.

Dê xào lăn, dê tái. Cao lương mỹ vị đâu cũng không bằng thức ăn dân dã khi đói.

Lá rau thơm có tên là đinh lăng, rể cây đinh lăng ngâm rượu uống trị đủ bá bệnh không sót một. Sau nhà có con gà rừng nà", chả biết có thuộc sổ đỏ không, để nuôi cảnh hay để ăn.








Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.    
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét