Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Người Chàm Châu Giang

Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   
 
Saddam, Mubarak, Mohammed... bạn đọc tưởng chừng như đang đến một xóm người kiều bào di cư đến  từ Trung Đông, hay người "Chà Và" đến từ Pakistan. Không đâu bạn, đây là sắc dân đã có mặt tại vùng đất Phù Nam này trước người Việt chúng ta cả nghìn năm.

Châu Giang nay không còn là tên huyện nào (xưa có lẽ là tên 1 làng vùng này), là tên Sông Châu Đốc, tả vùng ven sông trong vùng đất Việt Nam từ nơi sông vào biên giới. Nay để chỉ phần đất bên kia ngã ba sông  chợ Châu Đốc. Nơi theo trang mạng của tỉnh là có trên 13,000 người Chăm theo đạo Hồi chia ra ở 9 xóm (làng), trên 2000 hộ. Huyện là Vĩnh Trường, An Phú, Châu Phong... rải rác 2 bên bờ sông Bassac cho đến gần Long Xuyên.


Cùng gốc Champa như người Chăm Trà Kiệu Quảng Nam hay người Chăm Ninh Thuận nhưng văn hóa đã biến dạng nhiều vì cuộc sống trên sông nước vùng này. Đồng thời điều nổi bật là tôn giáo là Hồi giáo (Sunni) thay vì Ấn Độ giáo như được quan sát ở Miền Trung. 'Nổi bật', 'được quan sát' là vì chính ra thành phần tôn giáo Hồi là nhiều nhất trong cộng đồng người Chăm tại Việt Nam và Kampuchea.

Con đường ven bờ sông Bassac (cách 200 mét bên phải của hình) xã Đa Phước, bên kia ngã ba sông đối diện chợ Châu Đốc.

Thánh đường Hồi giáo hiện nay thấy được thì mang sắc thái Trung Đông (Ba Tư, Ả Rập...). Không thấy di tích thánh đường cổ nào quanh đây, mặc dầu Hồi giáo là tín ngưỡng của người Chăm từ thế kỷ thứ 11 do trao đổi thương mại văn hóa với tàu thuyền từ  Phi Châu và Trung Đông.

Có khá nhiều thánh đường tương tự ở 9 làng.
Nghĩa trang sau thánh đường (người Khmer không có nghĩa trang, họ hỏa táng - đi khắp nước Kampuchea cái thấy thiếu rõ rệt nhất là nghĩa trang).

Xóm người Chăm bình yên, tươm tất sạch sẻ.

Hình dưới là trong 1 xóm nghèo ven sông Bassac, cao độ mặt đất là cao độ mặt nước sông (cuối mùa nước nổi, thấp nhất). Khi nước lên thì trở thành xóm nhà sàn trên sông qua lại bằng cầu ván hay ghe xuồng.


Con người, nếu không chú ý, thì có thể nhầm với sắc dân Khmer nhưng trang phục thì khác hẳn, cho dù không giống với trang phục người Chăm Miền Trung nhiều. Nhất là tục che đầu tóc theo đạo Hồi. Sắc dân hiền hậu và hiếu khách.


Người Champa có truyền thống buôn bán hơn là nông nghiệp, và thủ công nhất là nghề dệt, kỹ năng nổi tiếng từ xưa với nghề đệt lụa, nay vẫn còn duy trì. Hình trong một điểm bán chủ yếu nhắm vào du khách. Thằng viết đến bằng ghe chở đi tham quan từ bến đò Châu Đốc, các phương tiện đến khác có thể là đường bộ qua cầu Sông Châu Đốc lên Quốc Lộ 91C.


Sản phẩm có chất lượng rất cao, làm với nguyên liệu địa phương sản xuât hay từ Ấn Độ, Mã Lai mua về. Tấm khăn này gia dưới 10 đô la (chưa trả giá) có chất lượng hơn hẳn "đồ hiệu" bán tại thương xá Mỹ. Bạn đọc có đến hãy chiếu cố ủng hộ cộng đồng (họ đi làm, mình đi chơi tiết kiệm gì).


Tiệp cận với chị chủ xưỡng thằng viết được dịp nhận thấy rõ hơn nét người Chàm như đã từng tiếp cận tuổi nhỏ ở Nha Trang. Khác người Khmer mà 1 số  rất đông đúc hiện đang sanh sống ngay tại bờ sông Bassac ở đây, tuy khó tả cho người ở xa.
Hiện nay cộng đồng người Chăm Hồi giáo tại Kampuchea vẫn đông hơn là tại Việt Nam. Lịch sử sự va chạm giữa hai vương quốc Chenla người Khmer và Champa người Chăm cũng đã là rất đẩm máu 1 thời chứ không phải đùa.


Phù điêu trên tường đền Bayon tại thành Angkor Thom, xin xem du ký 2015. Miêu tả các trận thủy chiến giữa người Khmer vương quốc Chenla (phe có đội nón trên phù điêu) với người Champa tiền thân của người Chăm Châu Giang hiện nay, mà hướng dẫn viên du lich người Khmer gọi là phe "muslim" (phe không đội nón). (Hiện nay kẻ tử thù của bọn Hồi giáo quá khích vẫn còn là Ấn Độ giáo, chỉ sau Ki Tô giáo)(do đó mâu thuẩn Ấn Độ-Pakistan).


Đền Bayon là vào thời kỳ Phật giáo nhưng vương quốc Khmer khi nào cũng nặng về văn hóa và tôn giáo Ấn cổ xưa.


Hiên nay trên phần đất Kampuchea hiện đại phía gần biên giới với An Giang còn có rất nhiều làng xóm của người Chăm Hồi Giáo hồi cư sau khi Kampuchea được quân đội Việt Nam giải phòng cuối năm 1979. Lúc bị Khmer Đỏ lùng bắt sát hại họ đã trở lại miền đất tổ của họ là châu thổ sông Mekong bên phía Viêt Nam để lánh nạn.
Trong thời cận đại thì họ, tại phần đất Kampuchea, cũng có nhiều lúc được các chúa Nguyễn bảo vệ che chở nên rút qua về biên giới theo sự cai trị của các chính quyền khác nhau nhiều lần. Đó là thời đại sau khi vương quốc của họ đã bị xóa sổ trên bản đồ. Cũng nên nói là các cộng đồng Chăm châu thổ Cửu Long cũng có nhiều lần nổi lên chống lại chính quyền Huế, đáng nhớ là dịp họ đã theo Lê văn Khôi trong cuộc nổi dậy của ông ta.

Trong thời kỳ Khmer Đỏ họ đã chịu cùng số phận với kiều bào Việt sống trên đất Kampuchea, cũng đã di cư chạy về qua biên giới và 1 số lớn đã không trở về, ở lại định cư (đồng thời có 1 số đi cư sang đệ tam quốc gia nếu có người nhà đi trước, qua ngõ Thái Lan, Lào cũng có).




Trong du ký này:       1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.   8.  9.  10   
 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét