Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Đảo Nam Du: An Sơn

20 tháng 8, năm 2019 - Tiếp

Muốn đến Nam Du các bạn phải đến Rạch Giá để lấy tàu khách ra đảo. Từ Sai Gòn không có xe đò đi thằng đến đảo, không có xe lửa ra đảo và Việt Nam E-Lai thì không có chổ đáp (sau này có thể có dịch vụ trực thăng hay thủy phi cơ chăng?) Xe buýt đi Rạch Giá thì các bạn biết rồi, dưới đây là giờ giấc phương tiện tàu du lịch từ Rạch Giá đi Nam Du. Chỉ có từ Rạch Giá, từ Sài Gòn Vũng Tàu Cần Thơ Hà Tiên v.v... thì không có: 
https://hatienphuquoc.com.vn/lich-chay-gia-ve-cac-tau-rach-gia-nam-du/

Đây là bến tàu du lịch tại khu lấn biển Rach Giá. Các bạn tính đi chơi thoải mái thì nên đi xe riêng ngao du tốc hành 1 vùng nào đó ở Miền Tây, chiều đến về Rạch Giá kiếm khách sạn nào gần nhất có thể đi bộ ra bến. Nhiều khách sạn có nhận giử xe dài hạng. Đi biển nhiều chắc các bạn biết về đêm hay sáng sớm rạng đông là biển lặng nhất, trưa và chiều thì sẽ dậy sóng gần như bất cứ vào mùa nào, phiền nhiều bạn nữ phải ói (mình ngồi cùng khoang tàu cũng sẽ không khỏe theo, dù "khỏe" đến thế nào ...). Thế thì các bạn nên lấy chuyến sớm nhất cho nó lành, như chúng em. Chúng em dùng xe thuê bao đi du ngoạn 1-2 điểm ở An Giang rồi mới đến Rạch Giá vào chiều tối, thuê phòng gần chổ này:
Phòng vé các tàu du lịch trươc mặt. Du khách địa phương từ nhiều nơi đến hay loại phượt tiết kiệm, đến vào lúc tối hay rạng đông thì có thề thuê cái võng khách sạn ngàn sao này chờ tàu. Trươc khi đến thì các bạn nên mua vé trưc tuyến cho nó chắc, chuyến tàu sáng thường có khả năng hết chổ, phải giết thời gian loanh quanh, mang xách, vệ sinh, ăn uống lùm xùm chờ chuyến thêm mệt. À! đi tàu thì các bạn ăn ít ít nhé. Chuyến tàu cao tốc ("trung cao tốc" như Superdong) quản cáo 2 giờ 1/2 nhưng thực tế thời tiết thì 3 giờ hoặc trên, tàu 2 thân cao tốc thật như Phú Quốc Express thì 2 giờ, đừng sợ đói. Thật ra đói hay khát khi đi biển cũng gây mệt hơn thường, nên các bạn làm tí cho nó chắc bụng thôi, tránh đừng uống cà phê hay rượu bia. Em thì là dân cựu vượt biên nên biết thế thôi chứ chả có lo lắng gì về  đi biển, chuyện nhỏ 😁.
Ở bến thấy nhiều tàu vì từ Rạch Giá còn có tàu đi Phú Quốc và Hà Tiên.
Khoang tàu rộng rãi và thoáng mát, các bạn yên tâm, đi máy bay được thì đi tàu Superdong được. Tàu 2 thân PQ Express còn đẳng cấp hơn nhưng ít chuyến và ghế ngồi mỗi chuyến ít thua trên tàu Superdong nên khó mua vé trể, giá vé thì không cao hơn là bao.
Bản đồ thì viết là đảo Nam Du, tên đọc thấy tại chổ là Hòn Củ Tron. Củ tron nó ra sao thì chả có ai biết. Xã thì có 2 xã An Sơn và Nam Du nhưng cũng không rõ địa phận như thế nào, ba chú vô công rồi nghề lên wikipedia viết tầm bậy tầm bạ chắc chắn là không hề dám ra biển đến nơi hỏi xem.
Bến cảng An Sơn
Như các bạn thấy thì cái vấn đề rác nó hơi bị nhiều. Cái an ủi là phải ăn nên làm ra, giàu mới có rác, nhưng giàu mà không ý thưc, cảnh giác và sớm lo xử lý rác thì sẽ phải sớm cuốn gói thôi. Ngoài ra còn có khía cạnh này: so với nhiều thế kỷ ở các nước tiến bộ dân trí cao, người Việt Nam mình chỉ vài thập niên nay mới có được 1 tầng lớp trung lưu đông đảo có tiền dư thừa để du lịch. Cái văn hóa du lịch, dân trí nói chung phải chờ thời gian mới "trưởng thành" được. Một phần lớn rác ở đây và các nơi du lịch nói chung là từ người du khách.
Hồi xưa em quen gia đình nọ, vượt biên rất kiên trì, mang theo con nit, bị bắt lại không biết bao nhiêu lần mà kể. Con nít nhà đó nó chỉ cần nghe "- Biên phòng!" là nó khóc ré. Bây giờ đi qua trạm biên phòng em cũng còn thấy ngại ngại... Trên nguyên tắc thì người mang hộ chiếu phải đến khai báo gì tí nhưng em lười, để nhà trọ nó báo mình chằng cần phải bận tâm.
Trong hình thì thấy mát nhưng bên ngoài nó hơi bị nóng khi biển đứng gió.
Các bạn có để ý là không thấy Tây. Chung chung thì Tây nó không đi hải đảo vì một là nó ngu, hai là nó nghe phong phanh người nước ngoài không được đi hải đảo trừ Phú Quốc Côn Sơn (phần lớn khác là đúng), và vì nó ngu nó tưởng Việt Nam lạc hậu lắm, ghe tàu chắc là công nghệ ba trợn, khách tàu thì bẩn thỉu hôi hám, (nhiều thứ "Tây gốc Việt" cũng cùng nghĩ như thế). Chứ kỳ thật những hải đảo nhỏ vùng nhiệt đới hình thức như Nam Du này chính là những nơi mơ ước của chúng nó, các bạn cứ tin em đi, em đã ở với Tây lâu năm lắm.
Những ngôi làng hay cụm cư dân như thế này trên bộ không thể nào có. Sạch sẽ tương đối, an ninh tuyệt đối, thong thả nhàng hạ, dân tình hải đảo hiếu khách tột độ, không khí biển khơi trong lành và khí hậu thì hơi bị gần như tuyệt vời (hơi nóng chỉ đối với riêng em). Đời sống sung mãn, tuyệt đối không có trẻ em đi bán vé số như trong đất liền, không có người xe ôm ế ẩm ngồi chờ đầu ngõ. Có thể nói không sai là tỷ số thất nghiệp là 0%. Muốn kiếm thuê xe hay xe ôm đi du ngoạn phải hỏi (thường các nhà trọ đều có). Không có xe hơi (sedan, cho dù phải có vài xe tải nhỏ chuyên dụng, cho xây dựng chằng hạn nhưng ngoài đường không thấy chiêc nào). Thương mại thì giá cả phải chăng, không có chụp giựt ăn sổi ở thì hay lường gạt chặt chém.
Các bạn có thể thắc mắc, chính đáng, là đảng cấp nhà trọ thì nó ra làm sao, thì đây là khu nhà trọ. Một số lớn có mặt trên mạng nhưng em nghĩ cứ ghé vào hỏi chắc lúc nào cũng có phòng. Trên đường chu vi đảo (11 km) cũng có khá nhiều nhà trọ, khách sạn khác rải rác, thường là lẽ loi tức là có phong cảnh biển đẹp, tuy không có cái nào "mini" resort với bãi riêng v.v... vì bãi rất hiếm. Có điều là ra đó thì cần phải xe ôm (không có taxi nhe các bạn) và ăn uống thì phải về lại khu bến cảng mới có ăn, nếu bạn không muốn mì gói hay bánh mì thịt nguội. Thật ra dân du lịch thạo đi sau khi lên bến thì kiếm xe honda thuê mà đi, tiện dùng ngao du quanh đảo - như các bạn sẽ thấy hình trong post tới.
Chẳng cần nói thì các bạn đã biết - hoặc Google thử xem - là Nam Du cũng như Phú Quốc đang trong cơn sốt bất động sản. 3 đại gia này (với anh lý quản kiêm tài xế) em mới làm quen, xem phong cách chắc là đến đảo để xem mua đất kinh doanh. Lẹ lẹ lên các bạn.
Nam Du và Thổ Chu là 2 hải đảo lớn trong vinh Thái Lan còn lại là không kết nối với hệ thống điện lưới toàn quốc được vì xa bờ, nay đọc thấy có công trinh xây dựng điện gió và điện mặt trời. Tại đây điện chỉ có giờ, buổi chiều đến gần tối không có điện các nhà trọ phải dùng máy phát điện riêng. Dĩ nhiên không có điện thì không có wifi (sóng điện thoại vẫn có).
Đường bờ kè có chợ đêm, dài chừng 300 mét. Không gian thú vị, thân thiện nhưng karaoke rất ồn nhé các bạn.
Ra hải đảo Việt Nam là lên thiên đàng ẩm thực hải sản. Ở Nam Du có giống cá đặc biệt gọi là cá xương xanh, xương màu xanh biển, không đâu khác có nhưng ăn không mấy ngon cũng chỉ như giống cá ngừ cá nục.
Món dưới đây thì nhiều hải đảo nước xanh có bày bán, trên đất liền hầu như cả nước không có, gọi là hào đá. Tiếng Anh tên là abalone*, gần nơi em ở 1 con như thế này (1/4 pound thịt) trong nhà hàng sang trọng giá trên menu là gần 100 Mỹ kim. Ở Nam Du em làm 2 con chưa tới 1 đô! Các bạn hãy ra ăn thử đi, con cháu mình sẽ không còn có đươc đâu. Ở biển California abalones là loại đươc bảo vệ, cấm lặn bắt và chỉ đươc nhập từ Mexico. Lý do là thế kỷ thứ 19-20 người Hoa đến (định cư) đã lặn vớt gần tiệt giống, phơi khô đem về nước Đại Thanh bán, võ hào chất thành núi, dùng đốt lấy vôi (hốt hết abalones người Hoa xoay vào đất liền California đặt nền móng cho công nông nhiệp giàu nhất thế giới hiện nay). Nay Mỹ phải nuôi lại để... cho con rái nó ăn, giống rái California cũng gần tiệt giống vì thiếu abalones cho nó ăn. Đọc thấy bên Úc cũng có nhưng giá cũng phải 100 đô Úc 1 cân Tây. Các bạn hỏi, tại sao người Sài Gòn Hà Nội không đến lấy mang về, mỏ kim cương dưới biển này? Tại vì nó nặng, khó giữ lâu, và số lượng không đủ để có lời dài lâu. (Tại sao cua hoàng đế ở hải đảo không thấy trên đất liền? hay tôm hùm Biển Đông không xuất hiện trong các nhà hàng 5 sao? Tại vì cung cầu tại chổ đã đủ trung hòa rồi)
* Abalone, là con này, ở Bắc Mỹ ngoại hình hơi khác tí, thường bị dịch lầm là hải sâm, là con đỉa biễn. ** Rái Cali tên là 'sea otters'
Con nhum tức cầu gai thì cũng rẻ và cũng đươc ưa chuộng vì nghe nói cường dương, nhưng ăn chả thấy ngon lành gì đặc biệt, và tác dụng thì còn nghi ngờ lắm...
Mực nang lớn thì vì Nam Du là hải đảo nước xanh nên cũng khá dồi dào (biển phù sa đáy bùn không có mực). Con cá xương xanh thì như thế này. Cá khô có bán loại phơi 1 nắng, và loại khô queo. Trong nó như cá chuồn ở Huế nhưng cá chuồn nhỏ thua và mũi thì không nhọn.
Nghêu só ốc hến cua còng cũng rất đa dạng và đẹp mắt. Nhớ lại cách đây 9 năm ra Phú Quốc, hải sản tại đó quá là tệ; lúc đó du lịch còn thua bây giờ mà cá cua tôm mực đều từ nơi khác đến (tức ướp đá) và nghèo nàn đến nỗi 1 phần là cá nước ngọt trong bờ mang ra, như cá lóc, cá bông lau!
Ở Nam Du tuy là hải đảo nước xanh nhưng tôm hùm hầu như không thấy, các loại cá san hô như cá mú cũng không nhiều. Vinh Thái Lan do gió lặng và bao bọc bởi đia phương dân số cao nên hải sản bị đánh bắt không khôi phục kịp, nhất là qua thời đánh bắt bằng thuốc độc và thuốc nổ nên vùng nào có san hô hay ghềnh đá nay xem như là sạch sẽ rồi. Ngay tại Nam Du 1 số hải sản là cá bè. (Gần như 100% cá bè giống ở VN là đến từ Trung Quốc nhé).




Các bạn đón đọc: Ngao du Nam Du














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét