Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2019

Quần Đảo Nam Du

20 tháng 8, năm 2019 

Quần đảo Nam Du là 1 cụm gồm 20 ốc đảo trong vịnh Thái Lan phía Tây bán đảo Cà Mau và Đông đảo Phú Quốc, trong đó đảo Nam Du là lớn nhất, với diện tích chừng 500 mẫu Tây (4.5 km vuông) địa thế toàn là núi vơi ngon cao nhất 309 mét và 1 ít bãi cát nhỏ hẹp. Chiều dài chừng trên 5km với bề ngang nhiều nơi hẹp thua 1 km. Hình dưới là từ 1 đảo nhỏ tên là Hòn Trung nhìn qua đảo chính Nam Du ở cách xa chừng 3.3 km. Hòn Trung chứ không phải Hòn Trump.


Tại Rạch Giá đảo Nam Du ở phương giác 225 độ. Đao ở cách thành phố Rạch Giá 85 km và cách thị trấn An Thới cuối mũi Nam đào Phú Quốc 52 km. Từ Nam Du vào điêm đất liền gần nhất là 52 km (bờ biển Kiên Giang, đối diện với duyên hải vùng U Minh Thượng, "Miệt Thứ"). Cũng trên 1 đường thằng từ Rạch Giá đến thì phải thêm 103 km nữa mới tới hòn đảo tiền tiêu xa nhất bán đảo Cà Mau - xa nhất đất liền Viêt Nam trong vịnh Thái Lan - là đảo Thổ Chu.
Nếu áp dụng mộc mạc định nghĩa hải phận quốc gia thì các đảo này đều nằm ngoải hải phận Việt Nam (được giới hạn bởi 1 đường chạy song song cách bờ đất khi thủy triều thấp nhất 12 hải lý)(1 hải lý là 1.85 km). Trên thực tế vùng biển phía Tây bán đảo Cà Mau bao gồm cả Thổ Chu và Phú Quốc đươc phân định là hải phận Việt Nam - có nghĩa là đi đến Nam Du hay Thổ Chu, Phú Quốc các bạn không có phải "xuất ngoại" như đi Bạch Long Vỹ hay Trường Sa. (Côn Đảo ở Biển phía Đông cũng vậy, cho dù cách xa bờ biển VN gần nhất là Sóc Trăng là trên 90km - hành lang hàng hải quốc tế phải chạy phía ngoài Côn Đảo ít nhất là 12 x 1.85 km).*
Vịnh Thái Lan chịu chế độ gió mùa (từ đó thời điểm các cơn bão) khác hằn với biền Đông nước ta, và vịnh Thái Lan hiếm khi có bão lớn. Tham quan du ngoạn các hải đảo nước ta trong vịnh Thái Lan các bạn có thể thực hiện hầu như trong suốt năm không phải tránh mùa gió nào. Trong vịnh Rạch Giá không bao giờ có sóng quá lớn, mình sẽ thấy hình ảnh trụ điện cao thế trên mặt biển khơi phía dưới bài.


Trên gạch thằng 85 km từ Rạch Giá đến Nam du, giửa đường còn có 2 hải đảo khác cách khoảng gần đồng đều chừng 27 km là đảo Hòn Tre và Hòn Sơn. Hai đảo này tuy diện tích lớn hơn đảo chính Nam Du nhưng là 2 ốc đảo độc lập, không có hiện diện những đảo nhỏ chung quanh và màu nước không đươc đẹp nên du lịch ít phát triển như Nam Du.

Hình dưới: màu nước vịnh Thái Lan gần thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang trong tháng 8 năm 2019. Trong hình này đươc chụp từ trên boong tàu, cao chừng 2m thì đường chân trời cách xa chỉ 5km (nếu tầm mắt nhìn ở 1.7 mét - quan sát viên đứng thằng trên mặt đất bằng - thì chân trời nhìn thấy đươc ở 4.7 km) Màu nước này do từ các cơn mưa trên tình Kiên Giang những ngày vừa qua, phù sa từ sông Cái Lớn đưa ra, cửa sông đoán chừng là đoạn 1/5 cuối bờ biển nhìn thấy phía bên phải của hình. Các bạn cứ tin là em tả đúng đi: em đã từng đi công tác, quá giang cửa sông lớn này hằng tháng, trong vòng 2 năm trời - thời 1980 thế kỷ trước.😀

So sánh với màu nước trong vủng biển quanh quần đảo Nam Du. Vùng nước này nằm cách xa cửa sông trên 85 km và bờ đất gần nhất là trên 50km.
Chỉ trong vài tiếng đồng hồ trên mặt biển nước nhà các bạn đã có thể thấy thay đổi sắc diện không gian môi trường 1 cách đáng ngạc nhiên như vậy, cho thấy sự đa dạng của đất nước ta như thế nào. Người đi lại hạn chế là như bịt mắt sờ voi.

Mời các bạn trong post này xem qua hình ảnh tổng thể không gian chuyến du hành ra đảo Nam Du, posts sau mình sẽ du hành từ A đến Z qua nhiều hình ảnh thực tế phương tiện và địa phương hơn.

Nhìn bản đồ Google trên các bạn thấy các đảo khu vực Nam của vịnh Rạch Giá xếp theo 1 đường thằng và cách xa nhau rất đều đặng. Chuyến tàu cao tốc đi từ RG ra đến ND là chừng 3 tiếng, xem như mỗi tiếng đi được 25 km, là 3 đoạn đường biển giữa RG với ND (25 km là 13.5 hải lý). Chỉ chừng 20 phút rời RG mình đã thấy đảo đầu tiên là Hòn Tre, có huyện lỵ Tiên Hải tình Kiên Giang. Đảo hình hạt đậu dài chừng 4 km, tâm đảo cách đất liền là huyện An Biên (đất U Minh Thượng khi xưa: Miệt Thứ") 14 km, nước biển còn màu phù sa.

Hình trên: các bạn có thể đoán thấy 2 cột điện phía ngoài mủi Bắc của đảo. Đảo Hòn tre đã đươc nối với mạng lưới điện quốc gia vào tháng 12 năm 2015. Đường giây cao thế 22 Kv trên biển này dài 13 km với 27 cột trụ cao từ 43 đến 48m tạo một khoảng thoáng thông thuyền phía dưới cao 23 m. Khoảng giữa mỗi 2 trụ là 500 mét. Năm 2015 dân số xã đảo nhỏ này là chừng 5000 người.
Duyên hải Quảng Ngãi có đảo Lý Sơn (Cù lao Ré khi xưa) cũng có điện lưới đến nhưng giây điện là cáp ngầm, vì lý do thời tiết như nói phía trên, ngoài ra thềm lục địa nước ta phía Đông khá sâu. Các bạn cũng xem đươc ở quần đảo Bà Lụa có đảo cũng đươc nối điện với đất liền qua trụ cao áp trên biển.

Ngay giữa chặn từ Hòn Tre đến Nam Du là đảo Hòn Sơn, xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, xưa tên là Hòn Sơn Rái. Đảo này cách đất liền gần nhất 25km nhưng cũng đươc cung cấp điện lưới (vào năm 2016) qua đường giây cao thế trên mặt biển.
Ra đến đây các bạn đã đến vùng nước xanh trong, nhưng biễn vẫn lặng và trên tàu cao tốc không nhồi lắc gì.
Đường giây cao áp 110 kv vượt biển dài 24.5 km hoàn tất năm 2016. Đường giây này có thể nhìn thấy từ vệ tinh (các bạn mở lớn không ảnh Google Maps sẽ thấy).

Vì cả 3 hải đảo đều nằm trên 1 đường thẳng tàu đi ngang qua đảo Hòn Tre và Hòn Sơn có ghé Hòn Sơn để cho 1 số du khách tham quan Hòn Sơn xuống. Hòn Sơn có diện tích chừng 11km vuông với dân số chừng trên 8000 người, đang phát huy được thương vụ du lịch địa phương khá tấp nập sau khi nối được điện lưới.
Sau Hòn Sơn chừng 45 phút tàu đi vào giữa quần đảo Nam Du. Khác với Hòn Tre và Hòn Sơn, đảo Nam Du thuộc 1 quần đảo, cụm đảo lớn nhỏ xếp đặt theo 1 vòng trái xoan đường kính chừng 7 cây số, giữa có vùng biển yên sóng và rất đẹp mắt do cách cấu tạo thiên nhiên của các yếu tố địa lý làm nền phông bao quanh. Nếu đoạn hải hành từ Hòn Sơn đến có bị ít sóng thì vào vủng biển này tàu cũng sẽ hết nhồi.
Qua các hình biển trên bạn nào có ngại đi biển cũng sẽ yên bụng phải không các bạn. Mặt biển lặng như tờ, và cũng nên nhắc là thời điểm này là cuối tháng 8, sóng nước biển Đông chưa mấy gì là ổn lắm nhé.

Vào vùng biển được các đảo lớn nhỏ của quần đảo bao bọc. Cái "vịnh" này chiều rộng bờ đến bờ là 3km, chiều dài chừng 7km.
Bến cảng An Sơn (xã) ấp là Củ Tron huyện là Kiên Hải, huyện lỵ nằm trên Hòn Tre.
Tàu Phú Quốc Express là loại tàu 2 thân, "đảng cấp" hơn tàu SuperDong chúng em đi, nhanh hơn , chừng 20 gút**, và đặc biệt là ít ảnh hưởng sóng biển hơn. Thấy 5 cái hình sao là thấy đắt hơn rồi. Tàu nay ra vào Nam Du từ Rạch Giá mỗi ngày 2 lần, tàu Superdong mỗi ngày 7 lần.


Đường phân định lãnh hải Việt Nam ở mũi Cà Mau trên Openstreetmap, 1 công trình mở công cọng
Ghi chú: * Đường phân định lãnh hải phổ thông là 12 hải lý, tức 22.2 km. Lãnh hải tại nhiều vùng cận duyên trên thế giới đều có ngoại lệ, điển hình nhất đối với ta là vùng quanh đảo Phú Quốc. 
Từ huyện Vĩnh Châu Sóc Trăng tới Con Đào là 90km=48.5 hải lý. Từ đảo Thổ Chu vào bờ biển huyện Trần văn Thới Cà Mau là 145km=78 hải lý, đến mũi An Thới Phú Quốc là 99km=53.5 hải lý. Đến các đảo này nếu từ đất liền Việt Nam thì không cần visa - là thực tế hiện hành - theo bản đồ trên. Nếu đến Bạch Long Vỹ hay Trường Sa thì nguyên tắc là phải có vì đã xuất cảnh Việt Nam.
Trong vùng lãnh hải mặt nước, không phận trên mặt nước, nước và đáy biển là chủ quyền của nước chủ quản.

** gút là 1 hải lý/giờ, là đơn vị đo vận tốc, là 1 tỷ số. Đời xưa tàu buồm Phương Tây đi biển muốn biết đi nhanh chậm thì thả trôi 1 sơi giây phao mỗi hải lý thì thắt 1 gút, thời gian đo bằng đồng hồ cát, xét 1 giờ đi được mấy gút. Gút tiếng Anh gọi là 'knot', còn là đơn vị dùng đo tốc độ của phi cơ. 1 hải lý là khoãng giữa 2 điểm trên mặt biển nằm trên 1 kinh độ cách nhau 1/60 của 1 độ vĩ độ. Nếu máy bay bay cao thì khoảng cách đó dài hơn? Không, vì lệ nay ấn định độc đoán là 1 hải lý=1852 mét, ráng chịu.





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét