Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Nam Du: Đường quanh đảo

21 tháng 8, năm 2019


Đảo lớn Nam Du hình trái gòn chiều dài Nam Bắc chừng 4 km, phia Bắc nối liền với 1 khối núi nhỏ thua cũng hình thoi dài 2 km qua 1 eo đất. Phần đảo này ít phát triển và không có đường đi, muốn đến các bãi phải đi bằng thuyền. Tiêc là chúng em không đủ thời gian và được thông tin trước đề để đến tham quan phần đó. Các bạn khi ra hãy hỏi thăm mà đến, có lẽ được thấy thêm 1 khia cạnh khác của đảo.
Bộ phận chính của đảo phía Nam là 1 núi dài với 2 đỉnh tròn, đỉnh cao nhất 309 mét. Hình dưới chụp từ cầu tàu An Sơn nhìn xuôi về hướng Nam cho thấy gần hết chiều dài mặt phía Đông của đảo, phần phía Nam (bờ biển dài 4 km). Hải đăng là nơi các bạn thấy cột truyền tin.
Toàn đảo có 2 con đường rộng độ 4 mét tráng bê tông, 1 chạy theo chân núi bao bọc phần đảo phía Nam, 1 lên ngọn hải đăng. Không nghĩ đến dành thời gian lên hải đăng là 1 thiếu sót thứ hai của bọn chúng em (tối ngày cải nhau và bàn chuyện ăn nhậu). Ra hải đảo là phải tìm lên điểm cao nhất, tức nhiên là hải đăng, ở đó buộc phải có tầm nhìn đẹp mắt nhất đảo.
Mũi cực Nam của đảo hình dưới nhìn ra 3 hòn nhỏ đều tên là Hòn Nồm (chữ nồm cùng với chư nam 1 vần ?), hòn Nồm Trong, hòn Nồm giữa và hòn Nồm Ngoài. Hai hình này là mặt Đông của đảo.
Nhà nghỉ liên hệ dùm 1 dịch vụ cho thuê xe máy đi vòng đảo giá cố định không tính thời gian, cung cấp hương dẫn viên miễn phí kiêm xe ôm. Lên đường, vòng ngược kim đồng hồ đoàn xe ra phía sau của ấp Củ Tron (khu làng và bến cảng) băng qua eo đất để đến bờ Tây của đảo, đoạn hướng về Nam theo con đường xi măng. Đường ôm chân núi, tổng chiều dài chừng 11 cây số với 2 bên đường là thiên nhiên hoang sơ vì con đường không đi qua cụm cư dân nào.
Chổ nào ven đảo có cụm dân cư thì có ngõ đi xuống, vì dĩ nhiên đời sống hải đảo tụ về bờ biển và trên triền núi thì xây cất là khó. Tại đảo lớn Nam Du núi đổ thẳng xuống biền. Khi chưa có con đường xi măng này đi lại giữa các bãi phải là bằng thuyền và 1 đường bộ (đất) nhỏ nối liền các bãi mà mình thấy đươc mỗi khi ghé xuống (có thể thấy trên không ảnh Google). Bải Đất Đỏ nhìn ra hướng Tây, gần như xoay lưng đối lưng với xóm An Sơn bên kia đảo phía Đông mà mình mới rời khòi:
Theo thời thương bây giờ nghe "bãi" thì mình nghĩ đến bãi du ngoan, tắm biễn, nghĩ dưỡng, có 1 quy mô và mặt bằng nào đó. Thật ra người dân chài gọi bãi là nơi giao diện giữa biễn và đảo - là 1 khối núi - có thể đáp vào, lập thôn làng đinh cư lập nghiệp. Bãi Ngự hình dưới chỉ vừa đủ mặt bằng cho ngư dân bám đảo định cư. Bãi thường có nguồn nước ngọt từ núi xuống như nhìn thấy ở mủi Bãi Đất Đỏ này, tạo điều kiện sống cho con người trong môi trường tứ bề nước mặn.
Đây là bờ phía Tây của đảo, Làng chài này tên là Bãi Ngự. Ngự tức là chổ vua đã đến, biển này có vua nào nổi tiếng đến thì phải là vua Gia Long, khả năng là lúc ngài còn là chúa Nguyễn Ánh.
Miếu thờ Ông Nam Hải. Xóm Bãi Ngự hình vòng cung, cuối xóm có ngôi miếu nhỏ dưới núi bên đường. Ở đó có 1 bộ xương cá ông (cá voi) không rõ từ thời nào, người dân lập nhà che để thờ. Trong tín ngưỡng dân giang của ngư phủ biển phía Nam cá voi đươc thờ với tên Ông Nam Hải. Ngư dân thờ Ông, và Cậu thường là 1 thần hoàng địa phương, và Bà là Thiên Hậu gốc từ Trung Hoa (quần đảo Mã Tổ Đài Loan). 
Trong miếu không thấy ai quản lý, nhưng không biết từ đâu đến có 2 em nhỏ hình như đi chơi, ghé vào chăm sóc nhang đèn 1 lúc rồi quỳ gối bái lạy trước khi rời miếu, tiếp tục rong chơi giữa cảnh trời biển. Trên hải đảo hoang sơ vắng mặt đám đông dị đoan, người buôn thần bán thánh lui tới các nơi thờ phụng ở chốn đô thị, nhìn thấy 2 trẻ hồn nhiên thực hành 1 cử chỉ tâm linh hướng thượng - không ai bảo - thật là 1 điều tươi mát lạ thường. Nghĩ lại, giữa biễn trời bao la mà tuyệt mỹ như vậy, con người dễ thấy được gạch nối giữa vật chất và linh thiêng cao đẹp.
Tiếp tục con đường, các bạn có thể định vị vẫn là bờ biển mặt Tây của đảo lớn nhờ bóng mặt trời - lúc này là xế trưa về chiều của ngày đầu đoàn em đến đảo. Bờ biển phía này nhìn ra đại dương và không có đảo nhỏ nào trên cả vòng chân trời.
Hướng này nhìn thẳng ra 55 km về Tây Bắc sẽ là mũi An Thới của đảo Phú Quốc, dĩ nhiên là dưới đường chân trời rất xa.
Cuối bờ Tây có bãi biễn lớn trên bản đồ ghi là Bãi Mến. Tại đây có chổ tắm nhưng không có cơ sở nghỉ dưỡng. Nói chung bờ Tây đảo lớn không có nhiều cụm cư dân hay chổ nào có nhà nghỉ hoặc "resort"- làng chài duy nhất là ở Bãi Ngự.
Khỏi cần nói thì các bạn cũng dư biết là địa ốc Nam Du với không gian như blog này tường thuật thì không thể không sôi động, và những mặt bằng như thế này đều có (nhiều) đối tượng đặt tay lên, nhiều khi đã thay đổi chủ nhiều lần mà không phát triễn chi là vì kiểu đầu cơ thời giá, chỉ mua để bán lại v.v... Các nơi này cũng như trên các đảo lân cận đều thấy dấu tích manh nha xây dựng, rồi bỏ dỡ cho mưa gió phá hại mà không thấy khai thác kinh doanh gì và mặc nhiên "bỏ hoang". Chuyện này thường thấy ở các nơi như vậy, vì đánh giá lạc quan khả năng thương mại, vì bị lương gạt, tham nhũng địa phương chen vào v.v... Ai thì cũng muốn làm giàu cho nhanh và người nhẹ dạ không bao giờ thiếu.
Dưới đây là mũi cực Nam của đảo lớn, nhìn thấy các đảo Hòn Nồm. Từ đây đường vòng lên hướng Bắc và sẽ nhìn xuống vùng biển được các đảo của quần thể quần đảo Nam Du bao bọc thành 1 vùng "vịnh" đẹp mắt.
Bờ phía Đông của đảo nhìn xuống 1 "vũng" hình trái xoan với đường kình dài chừng 7 km và chiều ngang từ bờ đến bờ 3 đến 4 km. Một phong thủy rất hài hòa đặc biệt của riêng quần đảo Nam Du.
Nói đến hài đảo là nói đến cô lập, 4 bề là biển khơi vắng vẻ. Tại Nam Du cái cảm giác cô đơn này đã được xóa tan, với cộng đồng những hải đảo được nhìn thấy nhau tạo nên 1 yên tâm vửa tâm lý vừa thực tế. Vùng biển được vây quanh khi sóng to gió lớn là nơi ẩn trú tuyệt vời cho tàu bè lớn nhỏ.
Cuối cùng đường quanh đảo trở về cảng An Sơn, đường đi trên cao nhìn xuống xem thấy toàn bộ thị trấn nhỏ áp vào chân núi, nhìn ra vùng vịnh với 4 đảo lớn - các đảo đều có cư dân và kinh tế năng động (tức về đêm sẽ thấy ánh đèn linh hoạt).


Phụ bản:

Ấn tượng bền lâu trên đường vòng đảo:
Rác plastic, trên 1 nền phông biển xanh như ngọc, tuyệt mỹ. Giữa môi trường hải đảo gần như tinh khiết nhất nước. Chổ này đối diện với 1 cơ sở nhỏ xử lý rác, nghe nói đang nâng cấp thì trục trặc tài chánh gì đó, rác plastic nay chỉ thấy đổ ra đây phía biển của con đường, có nơi đang thấy đốt thôi. Rác này đổ xuống quanh biển đảo này sẽ tồn tại ít nhất là 2-3 thế kỷ, không tự hũy hoại dễ dàng như dân trí lầm tưởng (khuất mắt thì rồi nó sẽ biến mất...?)
Phó sản tai hại to lớn này của du lịch là mặt trái (của sự làm giàu nhanh chóng) mà hình như cả nước đã và đang làm lơ đưa mắt đi khỏi. Ngoại trừ 1 số rất ít giới trẻ có nhiệt tình với xã hội, với đất nước đang cố gắng dùng mạng điện tử xã hội để gióng lên tiếng cảnh báo giáo dục.
Việt Nam chỉ là nước đang phát triển, còn đứng xa dưới bảng những nước giàu có nơi đó xã hội tiêu thụ vật chất bằng trăm lần mình, nhưng đã được các cơ quan Liên Hiệp Quốc và NGO xếp vào hạng thứ TƯ trong các nước xả rác không tự hoại nhất thế giới. Không kềm chế kịp thời thì rác sẽ làm ngộp môi trường địa phương nước nhà trước khi được "chia" ra cho hàng xóm láng giềng và đại dương, thế giới.
(Năm 2017 đi Côn Đảo bằng máy bay chúng em được báo là cấm mang bao plastic ra đảo, không biết đi tàu hay hiện nay còn có quy định này không).


🌄





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét